Các tin tức tại MEDlatec
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
- 03/06/2021 | Viêm mũi họng cấp ở trẻ em - cách chăm sóc trẻ đúng khoa học
- 03/06/2021 | Triệu chứng thường gặp và biến chứng viêm mũi họng cấp
- 29/12/2021 | Viêm mũi họng cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 16/11/2021 | Viêm mũi họng cấp: điều trị, cách chăm sóc và phòng ngừa
- 01/11/2023 | Viêm mũi họng cấp ở trẻ em có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa
1. Biểu hiện viêm mũi họng cấp ở trẻ em
Khi bị nhiễm viêm họng cấp, trẻ thường xuất hiện một số biểu hiện bất thường. Cụ thể, cha mẹ không nên bỏ qua những biểu hiện như sau:
Sổ mũi có thể là biểu hiện của viêm mũi họng cấp
- Khi mới bị bệnh: Cơ thể trẻ thường mệt mỏi, khô họng, hắt hơi nhiều, ho nhiều, chán ăn, sốt,...
- Những triệu chứng của trẻ ngày càng trở nên rõ ràng như ho có đờm, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, viêm họng, bị sưng amidan, nôn, tiêu chảy, khó thở,...
Mẹ nên theo dõi khi trẻ có biểu hiện bỏ bú
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Cha mẹ có thể cảm nhận những thay đổi bất thường của con thông qua những biểu hiện như trẻ bú kém hơn bình thường hoặc bỏ bú, thường xuyên quấy khóc, chảy nhiều dịch mũi.
2. Nguyên nhân viêm mũi họng cấp ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi họng cấp ở trẻ em, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
- Virus: Có hàng trăm loại virus có thể gây viêm mũi họng ở trẻ em. Trong đó, Rhinovirus là phổ biến nhất. Virus này phát triển rất nhanh chóng khi thay đổi thời tiết, do đó đây cũng chính là thời điểm trẻ dễ bị bệnh.
- Vi khuẩn: Tình trạng viêm mũi họng cấp ở trẻ cũng có thể do các loại vi khuẩn gây ra, trong đó liên cầu khuẩn nhóm A được đánh giá là loại vi khuẩn nguy hiểm và có thể khiến bệnh nhanh chóng tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Nấm Candida.
- Ngoài những nguyên nhân nêu trên, một số yếu tố về môi trường và sức đề kháng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ cao mắc viêm mũi họng cấp. Bao gồm những yếu tố dưới đây:
+ Thời tiết quá lạnh hoặc thay đổi thời tiết vào thời gian chuyển mùa.
+ Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu hoặc mắc những loại bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch.
+ Môi trường sống ô nhiễm.
+ Không thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng có thể khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển và tăng nguy cơ gây bệnh.
+ Trẻ đang trong thời gian cai sữa hoặc bắt đầu quá trình ăn dặm cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
Viêm mũi họng cấp có thể lây lan và bùng phát thành dịch
Lưu ý: Bệnh viêm mũi họng cấp có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe qua đường tiếp xúc giọt bắn. Virus sẽ phát tán ra ngoài khi người bệnh ho, nói chuyện hay hắt hơi. Trẻ có thể lây nhiễm từ bạn bè khi đi học.
3. Viêm họng cấp của trẻ kéo dài bao lâu?
Sau 1 đến 2 ngày từ khi nhiễm phải các tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh. Sau đó, những triệu chứng bệnh sẽ rất dữ dội trong 3 đến 5 ngày, rồi sau đó, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm từ từ. Thông thường, nếu trẻ được chăm sóc đúng cách thì bệnh chỉ kéo dài khoảng 7 ngày.
Tuy nhiên, nếu trẻ yếu hoặc không được chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ lâu khỏi hơn, có thẻ kéo dài hơn, thậm chí trẻ còn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới, viêm cầu thận,...
4. Trẻ bị viêm họng cấp cần được chăm sóc như thế nào?
Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bậc phụ huynh về cách chăm sóc con. Dưới đây là một số lưu ý:
- Vệ sinh mũi họng: Khi mắc bệnh, trẻ tiết rất nhiều dịch mũi, dễ bị khó thở. Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần dùng nước muối sinh lý cùng với khăn mềm để vệ sinh mũi cho trẻ. Trường hợp dịch mũi của trẻ quá đặc thì có thể hút mũi, nhưng mẹ không nên lạm dụng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng: Tình trạng bỏ bú, chán ăn ở trẻ có thể khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ. Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên bổ sung nhiều rau củ và trái cây cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây bệnh. Khi bị sốt, trẻ có nguy cơ bị mất nước nghiêm trọng nên mẹ cần cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
Mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ điều trị
- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải hậu quả nghiêm trọng.
- Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, nếu có chuyển biến xấu, mẹ cần đưa con đi khám sớm. Cụ thể, mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu có những biểu hiện như sau:
+ Trẻ sốt cao liên tục và đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không cắt sốt.
+ Trẻ có biểu hiện khó thở và ho nhiều.
+ Trẻ bị nôn và tiêu chảy kéo dài.
+ Những biểu hiện của bệnh không cải thiện sau 2 ngày điều trị hoặc kéo dài trên 10 ngày;
+ Trẻ bị chảy mủ ở tai.
Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị. Chính vì thế, cha mẹ không nên chủ quan mà cần chủ động áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý tiêm vắc xin cho trẻ theo đúng lịch và đầy đủ các mũi cơ bản, Đồng thời, mẹ mẹ cũng cần áp dụng lối sống và chế độ ăn lành mạnh cho trẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Nếu trẻ có biểu hiện bất thường, các bậc phụ huynh có thể đặt lịch khám cho trẻ qua tổng đài 19000 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!