Các tin tức tại MEDlatec
Viêm vùng kín có tự khỏi không? Cách điều trị và phòng ngừa
- 25/02/2025 | Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì?
- 23/04/2025 | Rửa nước chè xanh cho vùng kín có tốt không và cách phòng viêm nhiễm phụ khoa
- 25/04/2025 | Nổi cục u ở mép vùng kín nữ không đau: Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa
- 01/07/2025 | Trẻ bị hăm ở vùng kín: Nguyên nhân và cách trị hăm hiệu quả
- 20/07/2025 | Còn sản dịch có xông vùng kín được không và những thông tin cần lưu ý khác
1. Nguyên nhân gây viêm vùng kín
Nguyên nhân dẫn đến viêm vùng kín ở nữ giới chủ yếu là do sự xâm nhập, phát triển của các loại nấm, vi khuẩn, virus dưới đây:
- Nấm Candida albicans: Loại nấm này vốn tồn tại trong cơ thể nhưng không phải lúc nào cũng gây hại. Mặc dù vậy, nếu số lượng nấm Candida tăng cao đột biến, chúng sẽ phá vỡ môi trường âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm.
- Trichomonas vaginalis: Loại trùng roi có khả năng lây lan qua đường tình dục, gây viêm âm đạo. Bên cạnh triệu chứng ngứa ngáy, chị em còn bị đau mỗi khi đi tiểu hoặc quan hệ.
- Chlamydia: Đây là một loại vi khuẩn có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Triệu chứng ở nữ giới bị nhiễm Chlamydia là dịch âm đạo tiết ra bất thường, khí hư chuyển sang màu vàng nhạt hoặc màu trắng, nóng rát mỗi khi đi tiểu. Ngoài ra còn có lậu cầu, gardnerella, herpes,..
Ngoài ra, những yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị viêm âm đạo ở nữ giới phải kể đến là:
- Đang trong thời kỳ mang thai.
- Vệ sinh vùng kín sai cách.
- Sử dụng nội y bó sát khiến vùng kín bị kích ứng, ẩm ướt.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo,...
- Ảnh hưởng của sự thay đổi hormone trong giai đoạn mãn kinh.
- Do ảnh hưởng của bệnh lý như tiểu đường.
- Ăn nhiều đồ ngọt.
Sự tấn công của một số loại nấm, vi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng viêm vùng kín
2. Giải đáp câu hỏi: Viêm vùng kín có tự khỏi không?
Thực tế, viêm vùng kín có tự khỏi không còn dựa vào cơ địa của từng người và nguyên nhân gây viêm. Trong đó, viêm vùng kín do sự phát triển của một số loại vi khuẩn như nấm được cho là có thể tự khỏi. Thế nhưng, tình trạng viêm nhiễm thường dễ tái phát nếu điều trị không được dứt điểm. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai vì viêm âm đạo kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
Do đó, thay vì chờ cho tình trạng viêm âm đạo tự khỏi, bạn nên đi thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm vùng kín có tự khỏi không là thắc mắc chung của nhiều chị em
3. Viêm vùng kín có thể điều trị khỏi hoàn toàn không?
Viêm âm đạo có điều trị khỏi hoàn toàn được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm nhiễm (nặng hay nhẹ), sự tuân thủ trong quá trình điều trị, biện pháp phòng ngừa sau điều trị,... Nếu phát hiện sớm, tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, thực hiện đầy biện pháp phòng ngừa tái phát, khả năng điều khỏi hoàn toàn là khá cao.
Viêm vùng kín có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm
4. Phương pháp xác định tình trạng viêm vùng kín
Để xác định tình trạng viêm âm đạo, bác sĩ cần triển khai khám lâm sàng, kiểm tra tình trạng bên ngoài của âm đạo kết hợp các xét nghiệm phân tích chuyên sâu khác. Cụ thể như:
- Khám lâm sàng: Bệnh nhân lần lượt được hỏi về những triệu chứng, thói quen vệ sinh vùng kín hàng ngày, biện pháp phòng ngừa khi quan hệ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể khai thác tiền sử bệnh lý của bản thân người bệnh và người thân trong gia đình. Thông qua bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ có được cái nhìn tổng quan về tình hình bệnh lý.
- Khám âm đạo, cổ tử cung: Trong quá trình quan sát, bác sĩ có thể sử dụng mỏ vịt chuyên dụng giúp kiểm tra mức độ tổn thương, viêm nhiễm âm đạo và cổ tử cung (nếu có).
- Phân tích dịch âm đạo: Dịch lấy từ âm đạo lần lượt được xét nghiệm để xác định sự tồn tại của các loại nấm, vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Xác định độ pH âm đạo: Độ pH trong môi trường âm đạo có thể được xác định bằng que thử hoặc loại giấy thử chuyên dụng. Mục đích chính của việc kiểm tra độ pH âm đạo là xác định nguy cơ viêm nhiễm trước sự thay đổi của môi trường âm đạo (nếu có).
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được tư vấn phác đồ điều trị, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm kịp thời.
Bệnh nhân được kiểm tra tình trạng vùng kín
5. Cách phòng ngừa viêm vùng kín hiệu quả
Để phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo, chị em cần kết hợp thực hiện các biện pháp sau:
5.1. Vệ sinh vùng kín đúng phương pháp
Thói quen vệ sinh vùng kín hàng ngày có thể tăng hoặc giảm nguy cơ viêm nhiễm. Nếu muốn phòng ngừa cũng như hạn chế tình trạng tái phát viêm âm đạo, chị em cần lưu ý:
- Luôn vệ sinh vùng kín hàng ngày. Đặc biệt là khi cơ thể đang có kinh nguyệt, trước và sau thời điểm quan hệ.
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi tiến hành vệ sinh.
- Sau mỗi lần đi vệ sinh, bạn nên dùng khăn mềm và sạch để lau khô vùng kín.
- Không thụt rửa vào quá sâu bên trong âm đạo.
- Không nên sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, nguồn nước không đảm bảo để vệ sinh vùng kín.
- Thay băng vệ sinh sau khoảng 3 đến 4 tiếng nếu đang có kinh nguyệt.
- Bạn tình nam cũng nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài trước thời điểm quan hệ.
Chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày
5.2. Lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp
Khi chọn mua dung dịch vệ sinh vùng kín, bạn cần đọc kỹ bảng thành phần của từng sản phẩm. Theo đó, chị em nên ưu tiên sản phẩm chứa thành phần lành tính như nano bạc, tinh chất trà xanh, bạc hà,... Đồng thời, pH của sản phẩm chỉ nên dao động từ 4.0 đến 6.0. Bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ về cách thức lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín phù hợp.
5.3. Lựa chọn nội y phù hợp
Khi lựa chọn đồ lót, bạn không nên chọn loại quá ôm sát vùng kín, may từ chất liệu vải dày dễ gây kích ứng, tạo điều kiện cho yếu tố gây bệnh phát triển. Thay vào đó, bạn hãy ưu tiên đồ lót may từ chất liệu vải cotton, vừa vặn với cơ thể.
Bên cạnh đó, chị em cần chú ý thay đồ lót hàng ngày, không nên mặc đồ lót vào ban đêm để âm đạo thông thoáng hơn, hạn chế phát triển của một số loại vi khuẩn.
5.3. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn, chống chọi lại yếu tố gây bệnh. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn hãy bổ sung đủ các nhóm chất, hạn chế tiêu thụ thực phẩm có hại cho cơ thể.
5.4. Duy trì đời sống tình dục an toàn, sống lành mạnh
Nhiều loại vi khuẩn gây viêm nhiễm có khả năng lây lan thông qua hoạt động tình dục. Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm, chị em cần duy trì đời sống tình dục lành mạnh, không quan hệ với nhiều người, sống chung thủy trong hôn nhân, áp dụng biện pháp phòng vệ như dùng bao cao su nếu bạn tình đang mắc bệnh lý dễ lây lan.
Hy vọng qua bài viết, bạn chắc hẳn đã biết rõ viêm vùng kín có tự khỏi không. Trong nhiều trường hợp, viêm âm đạo do vi khuẩn có thể tự khỏi nhưng khả năng tái phát là rất cao nếu chị em không điều trị dứt điểm. Do vậy, nếu nhận thấy dấu hiệu viêm nhiễm, bạn cần chủ động đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn điều trị và phòng ngừa tái phát đúng cách. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng gọi số hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!