Các tin tức tại MEDlatec
WBC trong xét nghiệm máu là gì, quan trọng như thế nào?
- 24/09/2024 | MCHC trong xét nghiệm máu là gì và các vấn đề sức khỏe liên quan
- 25/09/2024 | Bạn có biết: MCV trong xét nghiệm máu là gì?
- 25/09/2024 | Giải đáp chi tiết chỉ số EOS trong xét nghiệm máu là gì?
1. WBC trong xét nghiệm máu là gì?
WBC, viết tắt của White Blood Cell, dịch sang tiếng Việt là tế bào bạch cầu. Như vậy, chắc hẳn bạn đã biết được WBC trong xét nghiệm máu là gì. Đây chính là chỉ số cho biết số lượng tế bào bạch cầu trong máu và là cơ sở quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Trong kết quả xét nghiệm máu, WBC được phân loại chi tiết thành 5 nhóm tế bào bạch cầu, bao gồm bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ái toan và tế bào lympho. Đơn vị tính của chỉ số này G/L.
WBC là chỉ số phản ánh số lượng bạch cầu trong máu
2. Xét nghiệm WBC trong máu quan trọng như thế nào?
Bạch cầu là hàng rào miễn dịch của cơ thể, có nhiệm vụ chống lại tình trạng viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm, tác nhân dị ứng,… Xét nghiệm WBC cho thấy chỉ số này tăng hay giảm đều phản ánh các vấn đề về sức khỏe tuyệt đối không được chủ quan. Đặc biệt, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì rất nên làm xét nghiệm WBC trong máu.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiếu sức sống.
- Đau đầu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt thường trực.
- Hay bị sốt, lạnh run và đau mỏi toàn thân.
- Biếng ăn, ăn không ngon miệng.
- Sụt cân không rõ lý do.
- Da dễ xuất hiện các vết bầm mà không biết nguyên nhân.
3. Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu tăng, giảm có sao không?
Bình thường, chỉ số WBC trong máu ở ngưỡng 4.00 - 10.00 G/L. Trường hợp chỉ số WBC tăng hoặc giảm đều là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề, thậm chí là nguy hiểm.
Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu tăng
Tình trạng này còn gọi là tăng bạch cầu. Nguyên nhân gây tăng bạch cầu là do cơ thể đang bị viêm, nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh máu ác tính, bạch cầu (bạch cầu lympho cấp, bạch cầu lympho mạn, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, bệnh bạch cầu dòng tủy mạn, bệnh u bạch cầu).
Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu giảm
Tình trạng này còn gọi là giảm bạch cầu. Bạch cầu giảm có thể do bệnh lý như ung thư, lao, viêm khớp dạng thấp, suy tủy xương,… Đồng thời, một số loại thuốc như phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine,… cũng có thể làm chỉ số WBC giảm.
Chỉ số WBC tăng hay giảm đều là dấu hiệu cảnh báo có vấn đề về sức khỏe
4. Làm gì nếu chỉ số WBC trong xét nghiệm máu bất thường?
Cùng với thắc mắc WBC trong xét nghiệm máu là gì, nhiều người không khỏi lo lắng khi thấy chỉ số WBC bất thường. Việc quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện tốt các việc sau.
- Nâng cao hệ miễn dịch bằng cách duy trì chế độ ăn uống cân đối, ngủ đủ giấc và tập luyện thể dục đều đặn.
- Tránh căng thẳng kéo dài vì có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Bạn có thể đi dạo, tập yoga, nghe nhạc hoặc làm bất kỳ việc nào cảm thấy yêu thích.
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích và hóa chất độc hại,…
- Nếu đang dùng thuốc điều trị thì cần đảm bảo sử dụng đúng liều, đúng cách để tránh làm chỉ số WBC tăng giảm thất thường.
- Thực hiện xét nghiệm máu định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị bệnh (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ.
Tập luyện mỗi ngày để gia tăng sức đề kháng, nâng cao miễn dịch
5. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm
Nắm được WBC trong xét nghiệm máu là gì và quan trọng như thế nào là chưa đủ, bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau khi làm xét nghiệm này.
Trước khi làm xét nghiệm
- Không dùng bất kỳ loại thuốc nào, nếu chẳng may đã dùng thì phải thông báo ngay với bác sĩ.
- Tránh hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng bất kỳ chất kích thích nào trước khi lấy mẫu.
- Nên làm xét nghiệm vào buổi sáng, lúc bạn chưa ăn gì và đã nhịn ăn trước đó được 8 tiếng.
Khi làm xét nghiệm
Xét nghiệm WBC trong máu là một xét nghiệm đơn giản, bạn sẽ được lấy một lượng máu vừa đủ dưới tĩnh mạch của cánh tay để đem đi phân tích. Kỹ thuật này thực hiện nhanh chóng, không đau nên bạn cứ giữ tâm lý thoải mái và thực hiện đúng hướng dẫn của kỹ thuật viên lấy máu.
Sau khi làm xét nghiệm
Tại chỗ lấy máu có thể hơi sưng đau nhưng sẽ thuyên giảm nhanh sau đó, bạn chỉ cần không chạm hay sờ vào vị trí này là được. Ngoài ra, cũng chú ý không khuân vác hay vận động mạnh ở cánh tay lấy máu trong vòng 24 giờ. Việc quan trọng nhất là nghỉ ngơi và chờ đợi kết quả xét nghiệm.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu WBC trong xét nghiệm máu là gì. Nếu bạn đang có nhu cầu làm xét nghiệm này, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với trang thiết bị hiện đại, tân tiến cùng quy trình xét nghiệm chuyên nghiệp, bài bản, bạn sẽ an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ.
Làm xét nghiệm WBC tại MEDLATEC nhanh chóng, an toàn, chính xác
Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế, sở hữu đồng thời 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP nên đảm bảo kết quả xét nghiệm có trong thời gian sớm nhất và chính xác nhất.
Nếu quý khách hàng không có thời gian đến trực tiếp phòng khám, bệnh viện của MEDLATEC thì có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Chỉ cần liên hệ đến hotline và đặt lịch trước, khách hàng sẽ được phục vụ lấy mẫu tại địa chỉ đăng ký, sau đó dễ dàng tra cứu kết quả qua tin nhắn, website hoặc qua ứng dụng My Medlatec. Đồng thời, khách hàng sẽ được bác sĩ gọi điện tư vấn kết quả và đưa ra lời khuyên, chỉ định phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Để được tư vấn thêm về dịch vụ và hỗ trợ đặt lịch khám, xét nghiệm tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC, hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!