Các tin tức tại MEDlatec
Xước giác mạc nhỏ thuốc gì và những lưu ý quan trọng
- 28/07/2021 | Điểm danh ngay 3 bệnh lý thường gặp ở giác mạc nhất
- 07/05/2022 | Giải đáp: Viêm giác mạc có lây không và cách phòng ngừa
- 15/08/2022 | Bệnh viêm giác mạc kẽ gây ra những hệ lụy ra sao đối với sức khỏe?
1. Sơ lược về xước giác mạc
Để trả lời câu hỏi xước giác mạc nhỏ thuốc gì thì bạn cần nắm được nguyên nhân cũng như dấu hiệu của xước giác mạc. Theo đó, xước giác mạc là hiện tượng giác mạc (lòng đen) của mắt bị tổn thương, trầy xước. Dấu hiệu của xước giác mạc bao gồm cảm giác cộm, đau, khó chịu ở mắt do dị vật, kèm theo đó là chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ,… Nghiêm trọng hơn, một số người còn cảm thấy đau đầu và chóng mặt khi nhìn. Lúc ngủ dậy, mắt có cảm giác cay xè và khó mở mắt.
Nguyên nhân gây xước giác mạc là rất nhiều, bao gồm:
- Dị vật nhỏ như hạt cát, bụi bẩn,… dính vào mí mắt. Khi bạn dụi mắt hay chớp mắt thì những dị vật này trôi vào giác mạc và làm trầy xước giác mạc.
- Vô tình chạm tay, đặc biệt là móng tay vào trong mắt, gây xước và tổn thương giác mạc.
- Dùng kính áp tròng không đúng cách, nhất là đeo kính áp tròng qua đêm và không vệ sinh kính áp tròng thường xuyên làm tăng nguy cơ xước giác mạc.
- Không đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường đặc thù hoặc đeo kính bảo vệ mắt khi di chuyển trên đường nhiều khói bụi.
- Môi trường sống, đặc biệt là phòng ngủ không đảm bảo, nhiều bụi bẩn trong chăn ga gối nệm.
- Tai nạn xảy ra khi làm việc, di chuyển, tập thể thao hay vui chơi, đùa giỡn,…
Lạm dụng kính áp tròng cũng có thể là nguyên nhân gây xước giác mạc
2. Xước giác mạc nhỏ thuốc gì?
Đối với trường hợp xước giác mạc nhẹ thì bạn có thể dùng nước sạch, nước nhỏ mắt thông thường hay nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt, chớp mắt 3 - 4 lần hoặc đến khi thấy dị vật trôi ra khỏi mắt. Nhưng xước giác mạc nhỏ thuốc gì đối với trường hợp nặng hơn?
Lúc này, việc cần làm là bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và chỉ định thuốc phù hợp. Qua kiểm tra, bác sĩ sẽ có hướng dẫn và kê đơn thuốc tùy vào tình trạng cụ thể, có thể là các loại thuốc sau.
- Thuốc nhỏ mắt có thành phần steroid hoặc kháng viêm không steroid (NSAIDs), dùng trong trường hợp xước giác mạc gây đau và viêm.
- Thuốc nhỏ mắt kháng sinh bacitracin/polymyxin B hoặc ciprofloxacin 0.3%, dùng trong 5 ngày, mỗi ngày 3 - 4 lần cho trường hợp xước và viêm loét giác mạc.
- Trường hợp xước giác mạc do kính áp tròng thì có thể dùng kháng sinh phổ rộng như ciprofloxacin 0.3%.
- Đối với vết xước rộng, kích thước > 10 mm2 thì sẽ dùng thuốc kháng giao cảm cyclopentolate 1% hoặc homatropine 5% để làm giãn đồng tử, giúp mắt được thư giãn và nhìn rõ hơn.
- Nghiêm trọng nhất, khi giác mạc có dị vật lớn găm sâu vào thì bạn có thể được chỉ định phẫu thuật.
Xước giác mạc nhỏ thuốc gì tùy vào từng tình trạng cụ thể
3. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị xước giác mạc
Biết được xước giác mạc nhỏ thuốc gì là chưa đủ, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau khi sử dụng thuốc điều trị xước giác mạc.
- Vết xước nông, nhẹ thì sẽ tự khỏi trong 12 - 48 giờ. Trong trường hợp này thì bạn chỉ cần dùng nước sạch, nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, không cần phải dùng thuốc điều trị.
- Sau 3 ngày mà tình trạng không thuyên giảm thì cần đi khám. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Luôn sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng hay sử dụng kéo dài so với chỉ định, nhất là với những loại thuốc trong thành phần có chứa kháng sinh và chống viêm.
- Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào thì bạn cũng cần thông báo với bác sĩ. Điều này sẽ phòng tránh được tương tác thuốc và các tác dụng phụ xảy ra.
- Rửa tay trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt. Trong khi nhỏ, không nên để sát miệng chai thuốc vào mắt để tránh lây nhiễm vi khuẩn. Nhỏ thuốc xong cần đậy kín nắp chai thuốc và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không dùng chung thuốc với bất kỳ người nào khác.
- Cân bằng độ ẩm cho không gian sống vì độ ẩm khô sẽ khiến mắt, mũi bị khô. Lúc này, khả năng hấp thụ oxy đến mắt suy giảm, làm chậm quá trình phục hồi.
- Trong thời gian điều trị xước giác mạc bằng thuốc, nên hạn chế ra ngoài, tập trung ở nơi đông người. Nếu nhất thiết phải ra ngoài thì phải đeo kính bảo vệ mắt.
- Không đeo kính áp tròng trong suốt thời gian điều trị cho đến khi khỏi hoàn toàn.
- Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ để đảm bảo khả năng phục hồi của giác mạc.
Luôn sử dụng thuốc điều trị xước giác mạc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
4. Cách phòng tránh xước giác mạc
Những chia sẻ trên giúp bạn biết được xước giác mạc nhỏ thuốc gì và cần lưu ý những vấn đề nào trong khi sử dụng thuốc. Ở phần này, chúng ta cùng “bỏ túi” các biện pháp giúp bạn phòng tránh xước giác mạc.
- Không để móng tay dài vì móng tay dài có thể làm xước giác mạc nếu chẳng may vô tình chạm tay vào mắt.
- Luôn đeo kính bảo hộ và kính râm để bảo vệ mắt khi ra ngoài, làm việc, đặc biệt là khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, hóa chất, mùn cưa,…
- Luôn vệ sinh kính áp tròng trước khi đeo và đeo/ tháo kính áp tròng đúng cách. Không đeo kính áp tròng qua đêm hay trong thời gian dài.
- Cẩn thận khi chơi thể thao, nhất là các bộ môn như bóng rổ, bóng chày, cầu lông, tennis,…
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để làm sạch bụi bẩn, đất cát, lông thú nuôi,… là những tác nhân làm tăng nguy cơ xước giác mạc.
Với một số công việc đặc thù, bạn nên đeo kính bảo hộ mắt
Hy vọng nội dung bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích đối với thắc mắc xước giác mạc nhỏ thuốc gì. Để được tư vấn thêm hoặc hỗ trợ đặt lịch khám tại Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 ngay từ hôm nay.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!