Tin tức

Các dạng chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp và cách điều trị

Ngày 31/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Chấn thương dây chằng đầu gối hay gặp ở những người vận động mạnh, chơi thể thao thường xuyên. Bên cạnh cảm giác đau nhức, tình trạng chấn thương này còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác nếu không được chẩn đoán và điều trị.

1. Các dạng chấn thương đầu gối thường gặp

1.1. Chấn thương dây chằng chéo trước

Vận động viên chơi bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, người vận động mạnh,... là những đối tượng dễ bị thương dây chằng chéo trước. 

Vận động viên bóng chuyền có thể bị chấn thương dây chằng chéo trước

Vận động viên bóng chuyền có thể bị chấn thương dây chằng chéo trước

Thực tế, phần dây chằng chéo trước hiếm khi bị tổn thương nếu mặt ngoài của khớp gối không gặp tác động mạnh. Tuy nhiên, nếu phần dây chằng này bị chấn thương, người bệnh sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt. 

Người bị chấn thương dây chằng chéo trước thường bị các cơn đau âm ỉ làm phiền, gây khó ngủ. 

1.2. Chấn thương dây chằng bánh chè

Tình trạng chấn thương này chủ yếu xảy ra khi đầu gối của người bệnh bị trẹo (dừng hoặc đứng lại đột ngột), thay đổi tư thế quá nhanh, va chạm mạnh. Người gặp phải tai nạn giao thông, vận động viên thể thao chuyên nghiệp hay không chuyên đều là đối tượng dễ bị chấn thương dây chằng bánh chè.

1.3. Chấn thương dây chằng chéo sau

Hệ thống dây chằng chéo sau hiếm khi bị tổn thương nghiêm trọng bởi cấu trúc khá dày và chắc chắn. Thế nhưng nếu gặp phải chấn thương, phần dây chằng này lại khó phục hồi hơn, khiến người bệnh đau đớn khó chịu. 

Lực tác động mạnh vào đầu gối do đứng sai tư thế, mang vác vật nặng,... có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấn thương hệ thống dây chằng chéo sau. 

Chấn thương có thể chỉ khởi phát cấp tính. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không thăm khám và chữa trị, nghỉ ngơi, các cơn đau dễ trở thành mạn tính, tác động xấu đến sức khỏe và sinh hoạt sau này.

1.4. Chấn thương hệ thống dây chằng bên ngoài

Hệ thống dây chằng ngoài đầu gối dễ bị chấn thương nếu gặp phải lực tác động mạnh. Chẳng hạn như va chạm tai nạn giao thông, tập luyện thể thao sai kỹ thuật hoặc quá sức,... 

Tình trạng chấn thương dây chằng ngoài khiến người bệnh bị đau nhức, di chuyển khó khăn,... Thậm chí, nếu chủ quan, không điều trị sớm, bệnh nhân dễ bị suy giảm hoặc mất khả năng vận động về sau, teo cơ. 

2. Dấu hiệu cho thấy dây chằng đầu gối bị chấn thương

Triệu chứng ở người bị chấn thương đầu gối không khó để nhận biết. Các dấu hiệu có thể thay đổi đôi chút tùy theo vị trí dây chằng chấn thương. Tuy vậy, phần lớn người bị chấn thương dây chằng đầu gối đều gặp phải những triệu chứng sau:

  • Cơn đau xuất hiện tại vùng dây chằng, ngay sau khi bị chấn thương. 
  • Khi di chuyển, người bệnh thường nghe thấy tiếng “lục khục”. 
  • Đầu gối bị sưng, đau. 
  • Căng cơ, khó khăn khi di chuyển. 
  • Khớp gối lỏng lẻo, bầm tím. 

Đầu gối của người bệnh xuất hiện cơn đau nhức

Đầu gối của người bệnh xuất hiện cơn đau nhức

3. Các biện pháp chẩn đoán chấn thương dây chằng đầu gối

Để chẩn đoán, bác sĩ trước tiên cần thăm khám lâm sàng. Cùng với đó, người bệnh có thể được cho đi chụp X-quang, siêu âm, chụp MRI. 

  • Khám lâm sàng: Thăm hỏi triệu chứng, tác động hay va chạm mà bệnh nhân gặp phải gây ra chấn thương. 
  • Chụp X - quang: Kiểm tra khe khớp, vị trí chấn thương cụ thể. 
  • Siêu âm: Nhằm xác định hệ thống dây chằng bị đứt hay chưa (đứt nhiều hay đứt ít). 
  • Chụp MRI: Xác định mức độ tổn thương của hệ thống dây chằng. 

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác hơn

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác hơn

4. Cách xử lý và điều trị 

4.1. Chườm lạnh

Với biện pháp điều trị này, người bệnh cần chườm đá lạnh vào đầu gối trong khoảng 20 đến 30 phút, cứ sau 3 đến 4 tiếng lại chườm đá một lần. Sau 2 đến 3 ngày thực hiện, tình trạng sưng đau khớp gối sẽ dần thuyên giảm. 

Biện pháp chườm đá lạnh giúp giảm sưng đau

Biện pháp chườm đá lạnh giúp giảm sưng đau

4.2. Nẹp đầu gối

Muốn tình trạng chấn thương dây chằng đầu gối nhanh chấm dứt, người bệnh cần giữ cố định đầu gối, hạn chế di chuyển mạnh. Nẹp đầu gối được xem như phương pháp hiệu quả, hỗ trợ ổn định hệ thống xương, khớp tại đầu gối. Tuy nhiên, cách nẹp cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác động xấu đến khu vực đầu gối bị tổn thương. 

4.3. Dùng thuốc

Người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể. Bởi nếu lạm dụng thuốc giảm đau, người bệnh dễ hiểu lầm về mức độ chấn thương, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. 

Người bệnh cần tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

4.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định khi dây chằng bị đứt hoàn toàn hoặc bị giãn quá mức. Biện pháp phẫu thuật lúc này có tác dụng tái tạo lại phần dây chằng tại khớp gối. 

Hiện nay, phẫu thuật nội soi đang được áp dụng rộng rãi. Bởi so với mổ mở thì mổ nội soi ít xâm lấn, ít gây đau hơn, không để lại sẹo lớn, hạn chế tình trạng nhiễm trùng,... Như vậy, bệnh nhân sau phẫu thuật cũng phục hồi nhanh hơn. 

Tùy theo tình trạng chấn thương cụ thể, loại phẫu thuật phù hợp sẽ được chỉ định. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và thực hiện bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. 

4.5. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị khác

Ngoài 4 phương pháp điều trị cơ bản trên, người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi, không di chuyển nhiều khi mới bị chấn thương, hạn chế tác động vào đầu gối. 

Ngoài ra khi nằm hoặc ngồi, bệnh nhân có thể nâng cao đầu gối. Tác dụng chính của biện pháp này là giảm đau và giảm áp lực lên vùng đầu gối, giúp phục hồi nhanh hơn. 

5. Cần làm gì để dây chằng đầu gối phục hồi nhanh? 

Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thực hiện bài tập vận động và massage nhẹ nhàng mỗi ngày là cách giúp dây chằng đầu gối nhanh phục hồi sau chấn thương. 

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất: Người bệnh nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, vitamin D, chất béo lành tính omega 3, khoáng chất canxi, protein để tăng cường sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích (bia, rượu), đồ ăn cay nóng hoặc chứa chất bảo quản gây hại. 
  • Massage kích thích lưu thông khí huyết, mô mềm: Massage nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật và phù hợp với loại chấn thương giúp tăng khả năng lưu thông khí huyết, giảm hiện tượng căng cứng. Từ đó, hỗ trợ làm tan máu bầm, giúp người bị chấn thương dây chằng phục hồi nhanh hơn. Mỗi ngày, người bệnh có thể massage khoảng 30 phút theo hướng dẫn. 
  • Tập phục hồi chức năng: Thực hiện tập vận động phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh nên tập vừa sức, tránh để vùng đầu gối lại tiếp tục bị chấn thương trong khi tập. 

6. Địa chỉ thăm khám và điều trị chấn thương dây chằng đầu gối

Chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ thăm khám và điều trị chấn thương dây chằng đầu gối uy tín bạn có thể lựa chọn. Đơn vị đã có kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng và luôn nhận được đánh giá tích cực từ các khách hàng. Một số ưu thế nổi bật của MEDLATEC có thể kể đến như: 

  • Đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm tận tâm với khách hàng. 
  • Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012, được cấp chứng nhận CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ đủ điều kiện triển khai các loại hình xét nghiệm phức tạp, cho kết quả chính xác. 
  • Hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh như máy siêu âm, máy chụp X quang, máy chụp CT, máy chụp MRI,... đều nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sĩ,... hỗ trợ đắc lực việc chẩn đoán. 

Tình trạng chấn thương dây chằng đầu gối chia thành nhiều dạng. Nếu nhận thấy dấu hiệu bị chấn thương, người bệnh cần đi thăm khám và chữa trị kịp thời để hạn chế tối đa biến chứng về sau. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.