Tin tức
Cách làm tăng oxy trong máu đơn giản ngay tại nhà
- 01/12/2023 | Các phương pháp thở oxy: Ưu nhược điểm
- 01/12/2023 | Cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ có ưu và nhược điểm gì?
- 11/10/2024 | Thiếu oxy lên não: nhận biết và phương pháp phòng ngừa
1. Tìm hiểu về chỉ số SpO2
Nồng độ oxy trong máu (SpO2) là chỉ số thể hiện nồng độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng hô hấp hay khả năng sinh tồn của cơ thể.
Nồng độ oxy trong máu bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số SpO2 có thể xác định qua 2 cách:
- Đo khí máu: Là kỹ thuật lấy máu động mạch để đo nồng độ oxy. Cách này đảm bảo độ chính xác cao.
- Sử dụng máy đo oxy xung: Là kỹ thuật không xâm lấn, máy sẽ đo nồng độ oxy trong máu thông qua da bằng cách kẹp vào đầu ngón tay của bệnh nhân. Cách này có thể theo dõi với những bệnh nhân đang bị các vấn đề về hô hấp tuy nhiên độ chính xác không cao.
Tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể mà nồng độ oxy trong máu ở một người trưởng thành khỏe mạnh là từ 95 - 100%.
Đo chỉ số SpO2 bằng máy trên đầu ngón tay
Nồng độ oxy trong máu thấp ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Với cơ thể người trưởng thành, khi nồng độ oxy trong máu thấp hơn 95% thì được chẩn đoán và thiếu oxy trong máu. Nếu chỉ số SpO2 < 90% thì là suy hô hấp. Trẻ em sức khỏe bình thường, chỉ số SpO2 trên 95%. Nếu SpO2 dưới 94% thì trẻ cần được thăm khám để đánh giá sức khỏe cũng như mọi yếu tố nguy cơ vì đây là tình trạng khẩn cấp.
Những trường hợp chỉ số oxy trong máu thấp có thể dẫn đến tình trạng đặc biệt nguy hiểm, cần phải được phát hiện sớm như thiếu máu cục bộ khiến nhiều tế bào bị tổn thương, suy tim, suy hô hấp,… Khi đó, người bệnh cần phải có sự hỗ trợ y tế ngay lập tức để hạn chế nguy cơ tình trạng chuyển hướng xấu hơn dẫn đến đe dọa tính mạng.
Chỉ số SpO2 thấp có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm như suy hô hấp
2. Cách làm tăng oxy trong máu dành cho đối tượng khỏe mạnh
Những cách làm tăng oxy trong máu ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo là:
Bài tập hít sâu thở chậm
Chỉ số SpO2 có thể cải thiện đáng kể nếu người bệnh có thể chủ động thay đổi cách thở. Người bệnh ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái rồi hít thở thật chậm, sâu rồi từ từ thở ra bằng mũi. Cách này sẽ giúp không khí đi vào phổi nhiều hơn, từ đó cơ thể cũng nhận được nhiều oxy hơn.
Lưu ý:
- Động tác hít vào sử dụng cơ hoành chứ không phải lồng ngực.
- Động tác thở ra sử dụng mũi chứ không phải miệng.
Bài tập hít sâu thở chậm là cách làm tăng oxy trong máu đơn giản mà hiệu quả
Uống nhiều nước
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể cũng là cách làm tăng oxy trong máu hiệu quả. Quá trình oxy hóa máu cần có nước nên việc cung cấp nước sẽ cải thiện nồng độ oxy đồng thời tăng cường thải khí CO2.
Mỗi ngày, người bệnh uống từ 2 - 3 lít nước có thể làm tăng nồng độ oxy trong máu lên đến 5%. Bên cạnh đó, uống nước còn giúp điều hòa thân nhiệt và tăng cường các quá trình trao đổi chất, cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Vận động
Vận động mỗi ngày với những bài tập phù hợp thể trạng có thể thúc cải thiện các vấn đề có liên quan đến hô hấp đồng thời làm tăng chỉ số SpO2 một cách đáng kể. Tập thể dục sẽ thúc đẩy các hoạt động trao đổi chất, tế bào trong cơ thể thu nhận và sử dụng oxy tốt hơn nên nồng độ bão hòa oxy trong máu theo đó cũng tăng lên.
Ngoài ra, vận động mỗi ngày còn tăng sức bền và sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… tùy theo tình trạng sức khỏe. Thời gian tập có thể ngắt quãng để không cảm thấy kiệt sức.
Thay đổi chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống khoa học cũng là cách làm tăng oxy trong máu mà bạn không nên bỏ qua. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên bổ sung trong khẩu phần dinh dưỡng của người có chỉ số SpO2 thấp:
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây, rau, củ, quả tươi, các loại quả mọng,…
- Thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, các loại cá, hải sản có vỏ như sò, hàu,.. hay rau xanh như súp lơ, cải bó xôi, các loại hạt,…
- Thực phẩm giàu vitamin B9 như đậu hà lan, măng tây, gan bò, cải bẹ xanh, cải bó xôi,…
- Thực phẩm giàu vitamin B12 như các loại thịt đỏ, cá, sữa và chế phẩm từ sữa,…
- Thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, cà rốt, đu đủ, dầu gan cá,…
Việc duy trì chỉ số SpO2 ở mức ổn định là cần thiết để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Nếu chỉ số SpO2 thấp thì bạn có thể tham khảo những cách làm tăng oxy trong máu ở trên. Tuy nhiên, những cách này chỉ mang tính hỗ trợ và áp dụng với bệnh nhân nhẹ, không thể thay thế hoàn toàn phương pháp chữa trị chuyên khoa.
Điều bạn cần nhớ khi thấy cơ thể có dấu hiệu nghi ngờ hạ chỉ số SpO2 thì nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt. Hiện nay, các bệnh viện, phòng khám trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn khi gặp những vấn đề sức khỏe bất thường.
Bạn có thể thăm khám tại MEDLATEC khi thấy sức khỏe có sự bất thường
Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế đảm bảo sẽ đưa ra những kết quả kiểm tra chính xác và lên phương án điều trị hiệu quả nhất. Để đặt lịch khám hoặc tư vấn sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, nhân viên hệ thống sẽ hỗ trợ hướng dẫn chi tiết và giải đáp các thắc mắc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
