Tin tức

Đắng miệng: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Ngày 16/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đắng miệng là tình trạng thường gặp ở khá nhiều người. Vệ sinh răng miệng kém, stress kéo dài, khô miệng, thói quen lười uống nước,... dược xem là một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng, đắng miệng là dấu hiệu của các bệnh lý khác.

1. Đắng miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

1.1. Trào ngược thực quản dạ dày

Người bị trào ngược thực quản dạ dày thường hay có cảm giác đắng miệng, ăn không ngon. Bởi lúc này lượng axit từ dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra hiện tượng nóng rát ở vùng ngực và bụng kèm triệu chứng đắng miệng.

đắng miệngNgười bị trào ngược thực quản hay bị đắng miệng

1.2. Tưa miệng

Tưa miệng hay còn được biết đến với một số cái tên khác như nấm lưỡi, tưa lưỡi. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh lý này là do một loại nấm men mang tên Candida Albicans phát triển trong miệng.

Loại nấm men này khiến nhiều đốm trắng xuất hiện trên lưỡi. Không những vậy, đốm trắng còn lan đến cổ họng, miệng. Phần lớn người bị tưa miệng đều hay cảm thấy đắng miệng. Muốn chấm dứt tình trạng đắng miệng khó chịu, bạn cần thăm khám và thực hiện các biện pháp trị nấm Candida Albicans phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. 

đắng miệngNấm men gây tưa miệng Candida Albicans

1.3. Dây thần kinh bị tổn thương

Ở cơ thể người, vị giác luôn có mối liên hệ mật thiết với hệ thống dây thần kinh trên não bộ. Trường hợp xuất hiện tổn thương ở các dây thần kinh thì đương nhiên vị giác cũng bị tác động.

Trong đó, chấn thương tại vùng đầu, khối u xuất hiện xuyên não, phẫu thuật tại vùng đầu,... có thể là nguyên nhân khiến dây thần kinh bị tổn thương, ảnh hưởng đến vị giác.

đắng miệngTổn thương dây thần kinh có thể ảnh hưởng đến vị giác

1.4. Bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên

Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên cũng có thể tác động đến vị giác, khiến chúng ta hay cảm thấy đắng miệng. Cụ thể như người bị viêm xoang, polyp mũi,... thường thấy vị đắng trong miệng khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống. 

1.5. Hội chứng miệng bỏng rát

Tình trạng bệnh lý này khiến người bệnh hay cảm thấy trong miệng bị nóng rát, gần giống như khi ăn đồ cay nóng. Thậm chí, nhiều người còn bị đắng miệng, mùi hôi khó chịu xuất hiện trong miệng.

Những triệu chứng trên có thể biến mất không lâu sau đó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, tình trạng đắng miệng, miệng nóng rát diễn ra trong thời gian dài.

đắng miệng

1.6. Một số nguyên nhân gây đắng miệng khác

Bên cạnh các loại bệnh lý trên, hiện tượng miệng đắng còn có thể đến từ những nguyên nhân khác. Chẳng hạn như:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Thói quen lười vệ sinh răng miệng không chỉ gây sâu răng nhưng còn khiến nướu bị ảnh hưởng, miệng hay bị đắng.
  • Do dùng các loại thuốc: Người thường xuyên dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng thường hay bị đắng miệng bởi có những thành phần trong thuốc sau khi hấp thụ vào cơ thể có thể sẽ bài tiết qua đường nước bọt.
  • Đang trong thời kỳ điều trị ung thư: Bệnh nhân ung thư thường phải xạ trị. Trong quá trình xạ trị, vị giác dễ bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, miệng lúc nào cũng đăng đắng, cảm giác như có mùi kim loại trong miệng.
  • Đang mang thai: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chị em rất hay cảm thấy chán ăn, miệng đắng, thậm chí là ăn gì cũng thấy mùi kim loại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ việc thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, tác động đến vị giác. Nếu không gặp phải bệnh lý nghiêm trọng, hiện tượng đắng miệng và chán ăn sẽ biến mất sau khi chị em sinh em bé.
  • Phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh: Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nội tiết tố trong cơ thể nữ giới không còn duy trì ổn định như trước. Lúc này, lượng hormone estrogen bắt đầu giảm nhanh chóng, gây ra tình trạng khô miệng dẫn đến miệng đắng, ăn không ngon.
  • Do stress: Khi cơ thể bị kích thích hoặc căng thẳng thái quá thì vị giác cũng bình thường. Ngoài ra, có thể thường xuyên trong trạng thái lo âu còn là nguyên nhân dẫn đến khô miệng, khiến miệng xuất hiện vị đắng.
  • Khô miệng: Lượng nước bọt tiết ra giảm xuống khiến miệng khô. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, gây đắng miệng. Nếu nhận thấy tình trạng đắng miệng diễn ra dai dẳng, bạn tốt nhất hãy đi khám để xác định chính xác bệnh lý và chữa trị kịp thời.

đắng miệngThành phần trong các loại thuốc bài tiết qua đường nước bọt dễ gây đắng miệng

2. Cách khắc phục tình trạng đắng miệng

2.1. Thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

Nếu không phải do bệnh lý thì bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng đắng miệng thông qua một vài thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Để hạn chế tối đa sự sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen đánh răng đều đặn 2 lần/ngày. Bên cạnh đánh răng, bạn nên vệ sinh khoang miệng bằng cả chỉ nha khoa hoặc tăm nước.
  • Uống đủ nước, hạn chế chất kích thích: Những chất kích thích như rượu bia hay thuốc lá sẽ khiến miệng bị hôi, đắng miệng. Vì thế bạn hãy hạn chế tối đa những chất này. Song song với đó, bạn cũng nên uống đủ nước để hạn chế phần nào tình trạng khô miệng.
  • Bổ sung vitamin C từ trái cây tự nhiên: Vitamin C trong trái cây tự nhiên tương tự như một chất kích thích vị giác, hỗ trợ tăng cường lượng nước bọt tiết ra, giảm khô và đắng miệng.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Hàng ngày, bạn nên ưu tiên bổ sung rau xanh, trái cây, uống đủ nước. Đồng thời hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều dầu mỡ, gia vị (giảm bớt phần nào tình trạng trào ngược dạ dày).
  • Lấy vôi răng 6 tháng/lần: Lấy vôi răng định kỳ 6 / lần sẽ giúp giảm đáng kể hiện miệng xuất hiện vị đắng.
  • Không dùng thuốc bừa bãi: Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay phẩm chức năng nào, bạn đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian dùng.
  • Nhai kẹo cao su: Đây là cách giúp bạn giảm nhanh cảm giác đắng miệng, kích thích lượng nước bọt tiết ra. Bạn hãy ưu tiên dùng loại kẹo cao su nhạt không đường hoặc loại kẹo hương cam, hương dâu.

đắng miệng

Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày

2.2. Khám sức khỏe tại cơ sở y tế uy tín

Bên cạnh áp dụng thói quen sinh khoa học, vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường tại những cơ sở uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Việc thăm khám sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh lý đang gặp phải (nếu có) và từ đó được điều trị cũng như được bác sĩ tư vấn kịp thời.

Hệ thống Y tế MEDLATEC đã có kinh nghiệm gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng với những ưu thế nổi bật như:

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 va chứng chỉ CAP cấp bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ, đủ điều kiện tiến hành các xét nghiệm phức tạp.
  • Hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy CT, máy nội soi,.. nhập khẩu từ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả quá trình thăm khám.
  • Đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tốt yêu cầu thăm khám, tư vấn điều trị chính xác theo tình trạng bệnh lý của từng người.

Đắng miệng là hiện tượng thường gặp do thói quen lười vệ sinh răng miệng, stress, khô miệng,... Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc phải bệnh lý nào đó. Đề kiểm tra chính xác, điều trị kịp thời, Quý khách hãy đến Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn kỹ hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ