Tin tức
Chỉ số SpO2 là gì?
- 03/12/2021 | Bác sĩ giải đáp: Chỉ số SpO2 của người bình thường là bao nhiêu?
- 04/11/2021 | Giải đáp: chỉ số SpO2 thấp dấu hiệu bệnh gì?
- 07/09/2022 | Đánh giá: Chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp với người bệnh!
- 21/11/2022 | Chỉ số SpO2 có ý nghĩa gì trong Y học?
- 01/05/2024 | Chỉ số SpO2 bao nhiêu là suy hô hấp và cách tăng độ bão hòa oxy trong máu
1. Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình
thường?
Chỉ số quan trọng này cho biết về lượng oxy được những tế bào hồng cầu vận chuyển. Để xác định chỉ số SpO2, chỉ cần dùng thiết bị chuyên dụng và đo gián tiếp qua da bằng cách kẹp vào đầu ngón tay hay đầu ngón chân của người bệnh.
Cần dùng thiết bị chuyên dụng để xác định chỉ số SpO2
Chỉ số SpO2 cùng với nhịp thở, mạch đập, huyết áp, nhiệt độ cơ thể chính là những dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng. Nếu cơ thể thiếu hụt oxy thì chỉ số SpO2 sẽ giảm.
Ở người bình thường, chỉ số này thường nằm trong khoảng 95 đến 100%.
- Nếu chỉ số SpO2 từ 97 đến 99%: Được đánh giá là chỉ số SpO2 ở mức bình thường.
- Nếu chỉ số SpO2 từ 94 đến 96%: Nồng độ oxy trong máu ở mức trung bình.
- Nếu chỉ số SpO2 từ 90 đến 93%: Được đánh giá là chỉ số oxy trong máu thấp.
- Nếu chỉ số SpO2 dưới 90%: Bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
Cần lưu ý, kết quả đo nồng độ oxy trong máu còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:
+ Bệnh nhân cử động trong lúc đo.
+ Bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, huyết áp thấp.
+ Sử dụng móng tay giả, sơn móng tay hay một số loại mỹ phẩm cũng có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số đo SpO2.
+ Ánh sáng chiếu trực tiếp ở vị trí đo SpO2 cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.
2. Một số ứng dụng của chỉ số SpO2 trong y khoa
- Trong hồi sức cấp cứu: Đối với những trường hợp này, chỉ số SpO2 vô cùng quan trọng, thậm chí là một trong những chỉ số đầu tiên mà các bác sĩ chú ý theo dõi. Nhờ có kết quả chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng của bệnh nhân, đặc biệt cần thiết với những người bệnh đang phải thở oxy hay thở máy.
Đo chỉ số SpO2 trong trường hợp bệnh nhân cần được điều trị bệnh về hô hấp
- Cần thiết trong các trường hợp theo dõi, điều trị các bệnh về hô hấp.
Với những người mắc các bệnh về đường hô hấp thì việc theo dõi chỉ số SpO2 là rất cơ bản và quan trọng. Từ kết quả của chỉ số này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh có cần thêm oxy hay áp dụng những phương pháp cần thiết nào khác trong điều trị hay không.
Trường hợp có chỉ số SpO2 thấp hơn 93%, người bệnh đang bị thiếu oxy máu và cần được cung cấp oxy bằng các phương pháp như: thở Oxy qua dây, lều, gọng kính, thở CPAP, thông khí xâm nhập,... tùy từng tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Đối với những trường hợp làm việc trong không gian bí và thiếu oxy, bệnh nhân cần được bổ sung oxy bằng cách đưa bệnh nhân ra môi trường thoáng khí và đồng thời bổ sung lượng oxy cho đến khi kết quả chỉ số này về mức ổn định là 97 - 100%.
- Phát hiện ngộ độc khí CO
CO là loại khí độc, thường xuất hiện nhiều khi đốt than. CO khiến sự bão hòa oxy trong máu bị giảm đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Những trường hợp có nghi ngờ về nhiễm độc khí CO, kết quả đo chỉ số SpO2 có thể giúp xác định xem người bệnh có thực sự bị nhiễm loại khí này hay không.
- Góp phần xác định tình trạng thiếu máu hay huyết áp thấp
3. Những ai cần đo chỉ số SpO2?
Như đã nói ở phần trên, chỉ số SpO2 rất quan trọng trong việc theo dõi và điều trị đối với những trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng rất quan trọng đối với những trường hợp bệnh nhân dưới đây:
Cần đo SpO2 cho bệnh nhân mắc Covid-19
- Các trường hợp đang bị hen phế quản, bị phổi tắc nghẽn mạn tính (đợt suy hô hấp cấp), suy tim (đợt cấp),...
- Người bị bệnh nặng như đột quỵ não,... cần được hồi sức cũng sẽ được chỉ định theo dõi chỉ số SpO2.
- Bệnh nhân đang trong quá trình phẫu thuật.
- Bệnh nhân mắc Covid-19.
- Người bị suy hô hấp.
- Bệnh nhân bị huyết áp.
- Trẻ sinh non hoặc mắc bệnh đường hô hấp cũng cần theo dõi chỉ số quan trọng này.
4. Các triệu chứng cảnh báo tình trạng giảm SpO2
Trong trường hợp chỉ số SpO2 giảm hay còn gọi là thiếu oxy máu, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng như:
- Bị hụt hơi, khó thở.
- Người bệnh ho nhiều, nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
- Da nhợt nhạt, vùng da môi hoặc da đầu ngón tay hay ngón chân bị tím.
- Trí nhớ suy giảm, người bệnh hay bị nhầm lẫn.
Giảm SpO2 gây hụt hơi
Chỉ số SpO2 giảm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe vô cùng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, người bệnh cần được xử trí, can thiệp càng sớm càng tốt.
Một số phương pháp có thể hỗ trợ tăng chỉ số SpO2 của người bệnh có thể kể đến như:
- Nếu mắc bệnh lý nền, bệnh nhân cần được điều trị, theo dõi và kiểm soát bệnh tốt. Đặc biệt đối với những trường hợp mắc bệnh phổi mạn tính.
- Cần áp dụng chế độ ăn lành mạnh, đa dạng và cân bằng dinh dưỡng, để cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề khác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý không uống bia rượu, không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích.
- Thường xuyên tập thể dục. Tuy nhiên, cần lưu ý, tập những bài tập vừa sức của mình, ưu tiên những bài tập hít thở sâu.
- Thực hiện một số phương pháp để nâng cao chất lượng không khí trong nhà và không gian xung quanh.
- Không nên sinh sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí.
- Nằm và đứng đúng tư thế, không nên đổi tư thế quá đột ngột.
Hi vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu rõ về ý nghĩa của chỉ số SpO2. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc gặp phải một số triệu chứng bất thường và muốn đặt lịch khám sớm, quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!