Tin tức

Glutathione có trong thực phẩm nào và gợi ý các thực phẩm hỗ trợ bổ sung Glutathione

Ngày 24/07/2025
Tham vấn y khoa: BS. Phạm Thị Nhi
Glutathione được biết đến như một dạng Tripeptide nội sinh hay chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ các tế bào. Loại chất chống oxy hóa này có thể được bổ sung từ bên ngoài thông qua thực phẩm. Vậy, Glutathione có trong thực phẩm nào? Lời giải đáp sẽ được bật mí trong bài viết sau.

1. Glutathione là gì? 

Glutathione là một dạng Tripeptide được tổng hợp bởi gan. Đây là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình dự trữ chất chống oxy hóa, hiện diện trong tế bào. 

Công dụng nổi bật của Glutathione là giúp làm chậm tốc độ lão hóa da, bảo vệ tế bào. Ngoài ra, hợp chất này còn đảm nhận nhiều chức năng khác như:

  • Hỗ trợ cơ thể thải độc, đào thải độc tố. 
  • Tái tạo năng lượng, giảm căng thẳng. 
  • Thúc đẩy chức năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn. 

Glutathione có thể làm chậm tốc độ lão hóa da

Glutathione có thể làm chậm tốc độ lão hóa da 

2. Glutathione có trong thực phẩm nào? 

Theo National Library Medicine, Glutathione được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Ngoài ra, vitamin C, selen, lưu huỳnh trong một số loại trái cây, rau củ có thể giúp cơ thể tổng hợp Glutathione dễ dàng hơn. 

2.1. Tỏi

Tỏi là loại thực phẩm lý tưởng giúp tăng cường lượng Glutathione. Bởi trong loại củ này có chứa S-allyl cysteine (SAC) và các hợp chất lưu huỳnh khác. Khi vào cơ thể, chúng chuyển hóa thành cysteine, đây axit amin quan trọng nhất để tổng hợp Glutathione. 

Tỏi rất giàu lưu huỳnh có khả năng hỗ trợ tổng hợp Glutathione

Tỏi rất giàu lưu huỳnh có khả năng hỗ trợ tổng hợp Glutathione 

2.2. Hạnh nhân 

Hạt hạnh nhân có chứa nhiều selen, đây là loại khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, kiểm soát lượng Glutathione. Do đó, nếu muốn tăng cường lượng Glutathione trong cơ thể, bạn nên bổ sung hạt hạnh nhân vào thực đơn hàng ngày. 

2.3. Dâu tây

Vitamin C được tìm thấy trong dâu tây là một thành phần thiết yếu cho hoạt động sản xuất Glutathione. Việc bổ sung vitamin C trong những loại trái cây như dâu tây đều đặn hằng ngày được cho là có thể tăng cường Glutathione trong tế bào bạch cầu. 

Vitamin C trong dâu tây giúp cơ thể tổng hợp Glutathione

Vitamin C trong dâu tây giúp cơ thể tổng hợp Glutathione

2.4. Rau bina

Rau bina chứa lượng vitamin A, vitamin C, vitamin K cùng lượng sắt và folate dồi dào. Trong đó, folate là thành phần cần thiết cho quá trình sản xuất Glutathione. Ngoài ra trong loại rau này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất hỗ trợ duy trì lượng Glutathione ở mức ổn định. 

Với rau bina, bạn không nên nấu quá chín. Thay vào đó, bạn có thể chế thành các món salad, sinh tố để giữ lại lượng dưỡng chất cần thiết cho hoạt động tổng hợp Glutathione. 

2.5. Cam

Bên cạnh dâu tây, cam cũng là loại trái cây cung cấp lượng vitamin C hỗ trợ quá trình sản xuất và duy trì lượng Glutathione. Các dưỡng chất trong loại trái cây này được cho là có thể tăng cường Glutathione bằng cách kìm hãm hoạt động của các gốc tự do. Bên cạnh đó, vitamin C trong cam còn là yếu tố giúp tái tạo Glutathione đã bị oxy hóa. 

2.6. Thịt gà 

Thịt gà là một trong những loại thực phẩm giàu Glutathione tự nhiên nhất. Không những vậy, loại thịt này còn cung cấp nhiều axit amin thiết yếu như Cysteine, Methionine cần thiết cho hoạt động sản xuất Glutathione. 

Nếu phân vân chưa biết Glutathione có trong thực phẩm nào, bạn không nên bỏ qua thịt gà

Nếu phân vân chưa biết Glutathione có trong thực phẩm nào, bạn không nên bỏ qua thịt gà 

2.7. Trái bơ

Lượng Glutathione tự nhiên trong trái bơ tương đối cao. Nếu chưa biết Glutathione có trong thực phẩm nào, bạn chắc chắn không nên bỏ qua trái bơ. Ngoài Glutathione, bơ còn rất giàu chất béo lành tính tốt cho tim mạch, cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. 

2.8. Một số loại thực phẩm khác

Ngoài 7 loại thực phẩm kể trên, bạn có thể sử dụng một số loại củ, trái cây và hạt khác nếu muốn tăng cường lượng Glutathione. Cụ thể như:

  • Nghệ: Trong mỗi củ nghệ, người ta đã tìm thấy một lượng lớn Curcumin. Hoạt chất này có thể giúp tăng nồng độ Glutathione. 
  • Dưa hấu: Ngoài vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa, dưa hấu còn cung cấp cysteine hỗ trợ tổng hợp Glutathione. 
  • Hạt chia: Một trong những thành phần nổi bật trong hạt chia là selen. Đây là khoáng chất thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp Glutathione. 

Hạt chia rất giàu selen là thành phần tham gia vào quá trình sản xuất Glutathione

Hạt chia rất giàu selen là thành phần tham gia vào quá trình sản xuất Glutathione

3. Các phương pháp khác thúc đẩy tổng hợp Glutathione trong cơ thể

Bên cạnh sử dụng các loại thực phẩm chứa thành phần cần thiết sản xuất Glutathione, bạn có thể triển khai đồng thời những phương pháp khác. Đơn cử như: 

3.1. Bổ sung Whey Protein

Quá trình tổng hợp Glutathione trong cơ thể cần có sự tham gia của các loại axit amin hay chính là cysteine. Loại axit amin này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Ngoài thực phẩm tự nhiên, bạn có thể sử dụng Whey Protein để bổ sung cysteine. 

Tuy nhiên để hạn chế tác dụng phụ, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ Dinh dưỡng trước khi bổ sung Whey Protein. 

Bổ sung Whey Protein là một trong những cách để bạn tăng cường Glutathione

Bổ sung Whey Protein là một trong những cách để bạn tăng cường Glutathione

3.2. Ngủ đủ giấc 

Ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng oxy hóa và lượng hormone trong cơ thể. Ở người bị mất ngủ thường xuyên, lượng Glutathione có xu hướng suy giảm.

Vì vậy, bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm cần thiết cho hoạt động tổng hợp Glutathione, bạn cũng nên chú ý đến giấc ngủ. Theo đó, bạn nên cố gắng ngủ đúng giờ, ngủ khoảng 7 đến 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sau những giờ lao động mệt nhọc. 

3.3. Tập thể dục thường xuyên

Tập luyện thể dục thường xuyên là cách đơn giản để bạn duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của cơ thể. Ngoài ra, việc luyện tập thể dục hàng ngày giúp duy trì, tăng cường các chất chống oxy hóa trong cơ thể như Glutathione. 

3.4. Hạn chế sử dụng rượu bia

Lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự suy giảm của chức năng gan. Như đã biết, gan là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ tổng hợp Glutathione trong cơ thể. Vì thế nếu cơ quan này gặp vấn đề, lượng Glutathione cũng có xu hướng giảm. 

Mặt khác, rượu, bia còn làm tăng nguy cơ tổn thương phổi, gây suy giảm nồng độ Glutathione tự nhiên trong phổi. Quá trình dẫn khí của phổi cần đến Glutathione. Nếu chất chống oxy hóa này không được tổng hợp đủ, phổi dễ bị suy yếu, ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác. 

Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa tình trạng suy giảm Glutathione, bạn nên hạn chế sử dụng hoặc từ bỏ hoàn toàn rượu bia. 

Từ chia sẻ trong bài viết, bạn chắc hẳn đã có lời giải đáp cho thắc mắc Glutathione có trong thực phẩm nào. Thực tế, không phải tất cả các loại thực phẩm giới thiệu trong bài viết này đều cung cấp trực tiếp Glutathione cho cơ thể. Tuy nhiên, những dưỡng chất như vitamin C, selen, cysteine trong một số loại trái cây, rau củ sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất Glutathione. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về dinh dưỡng, Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Từ khoá: vitamin C vitamin A

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ