Tin tức
Hội chứng ruột ngắn và cách chăm sóc bệnh nhân mắc chứng ruột ngắn
- 28/06/2021 | Hội chứng ruột ngắn - ghi nhớ để không hoang mang
- 01/01/2024 | Hội chứng tắc ruột: Nguyên nhân và cách điều trị
- 01/11/2023 | Một số bệnh đường ruột thường gặp - Cách ngăn ngừa bệnh đường ruột
- 01/08/2023 | Xoắn ruột - Cảnh báo tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu ngay
- 14/10/2024 | Phân loại hội chứng tắc ruột và các dấu hiệu bệnh thường gặp
1. Tìm hiểu chung về hội chứng ruột ngắn
Ở người khoẻ mạnh, ruột sẽ gồm ruột non và ruột già, chịu trách nhiệm chuyển hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Trong đó, ruột non là nơi diễn ra quá trình tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể. Về cấu tạo, ruột non được chia thành 3 phần, đó là tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng. Trung bình kích thước ruột non sẽ dao động từ 4,5 - 6m. Ruột già là nơi hấp thụ một số chất dinh dưỡng, ví dụ như: vitamin B12, nước và các loại chất khoáng. Ruột già có kích thước khoảng 150cm.
Nếu ruột của bệnh nhân có chiều dài ngắn hơn 120cm, họ được chẩn đoán mắc hội chứng ruột ngắn. Chiều dài của ruột không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hoá của cơ thể và đe doạ sức khoẻ của bệnh nhân. Bởi vì khả năng hấp thụ các loại dinh dưỡng như: khoáng chất, vitamin, protein, chất béo hoặc nước giảm đáng kể.
Hội chứng ruột ngắn là một hội chứng hiếm gặp
Vậy đối tượng nào có nguy cơ mắc chứng ruột ngắn? Trên thực tế, đây là hội chứng hiếm gặp. Những người bị tổn thương một phần hoặc toàn bộ ruột non, ruột già sẽ phải đối mặt với chứng ruột ngắn.
Cụ thể, trẻ sơ sinh được chẩn đoán bị viêm ruột hoại tử, mắc bệnh tắc ruột bẩm sinh hoặc cấu tạo đường ruột bất thường cần cắt bỏ một phần ruột non. Sau khi phẫu thuật, các bé sẽ mắc chứng ruột ngắn, sức khỏe và cuộc sống chịu nhiều ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, hội chứng ruột ngắn có thể xảy ra với bệnh nhân từng phẫu thuật vì các nguyên nhân sau:
- Mắc bệnh Crohn ở mức độ nghiêm trọng.
- Do lồng ruột.
- Đường ruột tổn thương do không được cung cấp lượng máu cần thiết.
- Tổn thương đường ruột do gặp chấn thương.
- Điều trị ung thư.
Tốt nhất, khi phát hiện chức năng đường ruột suy giảm, bệnh nhân nên chủ động điều trị dứt điểm, ngăn ngừa tổn thương trở nên nghiêm trọng và cần phải cắt bỏ.
2. Các dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột ngắn
Đa phần bệnh nhân trải qua triệu chứng tiêu chảy, tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mất nước để duy trì hoạt động bình thường. Khi cơ thể mất nước, làn da trở nên khô ráp, sần sùi, tần suất đi tiểu tiện giảm đáng kể.
Bệnh nhân thường xuyên bị tiêu chảy, dẫn tới mất nước.
Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng do không được cung cấp đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu, cơ thể luôn ở trong trạng thái uể oải, thiếu sức sống. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ.
Một số triệu chứng khác có thể gặp ở bệnh nhân mắc chứng ruột ngắn là: chướng bụng, đầy hơi, khi gõ vào bụng sẽ thấy tiếng vang,… Một số bệnh nhân có dấu hiệu phù nề chân, hay bị chuột rút hoặc co cứng cơ. Nếu phát hiện các dấu hiệu trên, chúng ta nên chủ động đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh biến chứng xấu xảy ra.
3. Hội chứng ruột ngắn ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?
Như đã nêu trên, bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, bởi vì kích thước ruột ngắn, thức ăn tiêu hoá quá nhanh. Tiêu chảy không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Đồng thời, khả năng hấp thu của người bệnh cũng kém hơn so với những người khoẻ mạnh, đây là nguyên nhân gây tình trạng suy dinh dưỡng.
Bác sĩ cho biết bệnh nhân mắc chứng ruột ngắn phải đối mặt với biến chứng nghiêm trọng như sỏi thận, bởi vì vi khuẩn phát triển mạnh tại ruột non. Một số trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh về xương khớp, ví dụ như: loãng xương, nhuyễn xương,…
Hội chứng ruột ngắn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng
Thậm chí, chứng ruột ngắn khi không được điều trị kịp thời sẽ gây rối loạn chức năng gan, các bệnh lý thường gặp là: sỏi mật, gan nhiễm mỡ hoặc ứ mật…
4. Kinh nghiệm chăm sóc cho bệnh nhân mắc chứng ruột ngắn
Để hạn chế biến chứng xấu xảy ra, chúng ta nên quan tâm chăm sóc sức khỏe đối với bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn. Bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cơ thể, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
Về thói quen ăn uống, chúng ta nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để cơ thể hấp thu dần dần dinh dưỡng từ thức ăn. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn ăn từ 6 - 8 bữa nhỏ/ngày để giảm áp lực tới đường ruột. Trong mỗi bữa ăn, chúng ta nên chuẩn bị lượng thức ăn vừa phải và duy trì thói quen ăn chậm, nhai kỹ. Thói quen này giúp quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra hiệu quả hơn.
Sau một thời gian, đường ruột đã thích ứng với cấu trúc mới, bệnh nhân có thể quay lại chế độ ăn uống bình thường, tức là ăn 3 bữa/ngày.
Bệnh nhân nên đảm bảo chế độ ăn uống khoa học
Bệnh nhân mắc chứng ruột ngắn thường bị tiêu chảy, cơ thể mất nước trầm trọng. Chính vì thế bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý hạn chế uống nước khi đang ăn.
Vậy bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào? Người bệnh nên bổ sung đủ đạm, tinh bột có lượng chất xơ thấp, chất xơ hoà tan. Bên cạnh đó, chúng ta hãy nạp vào cơ thể lượng chất béo vừa phải, hạn chế ăn đường.
Đối với thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là rau xanh, các bạn nên nấu rau chín mềm, ăn lượng vừa phải. Sau khi đường ruột đã quen dần và có thể tiêu hoá hoàn toàn chất xơ, chúng ta bắt đầu tăng dần lượng chất xơ nạp vào cơ thể. Khi ăn các bạn nhớ nhai kỹ và chậm.
Ăn chậm, nhai kỹ là thói quen tốt cho tiêu hóa
Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài đã giúp bạn hiểu về hội chứng ruột ngắn và “bỏ túi” một số kinh nghiệm chăm sóc và điều trị bệnh. Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
BS Thanh Tuấn đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!