Tin tức
Những loại thuốc điều trị tai biến trên thị trường
- 31/12/2023 | Tai biến là gì và thuốc trị tai biến hiệu quả
- 30/06/2023 | Người bị tai biến sống được bao lâu?
- 22/09/2024 | Người bị tai biến sống được bao lâu - Bạn biết chưa?
1. Nguyên nhân và dấu hiệu tai biến
Nhiều người thường chỉ quan tâm đến các phương pháp chữa bệnh hoặc thuốc điều trị tai biến mà bỏ qua nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân gây tai biến sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng nguy hiểm này cho chính mình và người thân. Bên cạnh đó, kiến thức về dấu hiệu tai biến sẽ giúp bạn sớm nhận biết từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân
Tai biến xảy ra khi máu lên não đột ngột bị gián đoạn hoặc thoát ra khỏi lòng mạch vào các mô hoặc khoang trong tổ chức não bộ làm tổn thương các tế bào thần kinh. Cũng có trường hợp tai biến mạch máu não xảy ra do đồng thời cả 2 lý do trên.
● Tắc mạch máu não thường do sự hình thành của cục máu đông tại động mạch lên não hoặc huyết khối từ nơi khác đến khiến tuần hoàn máu bị đình trệ. Máu không lên não sẽ làm chết hoặc tổn thương tế bào. Những bệnh nhân bị các vấn đề về tim mạch thuộc nhóm nguy cơ cao xảy ra tình trạng này.
● Xuất huyết não: Xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ, máu chảy máu chảy ra ngoài lòng mạch khiến mất máu nuôi tế bào não hoặc gây chèn ép các tổ chức lân cận ổ chảy máu.
Ngoài những lý do trên thì tai biến còn có thể xảy ra với người sử dụng rượu, bia, thuốc lá quá nhiều trong thời gian dài, người bị thừa cân, béo phì, mỡ máu,… Bên cạnh đó, tỷ lệ người lớn tuổi bị tai biến mạch máu não cao hơn so với người trẻ.
Tai biến xảy ra có thể do tắc mạch hoặc xuất huyết não
Dấu hiệu
Một số dấu hiệu tai biến mạch máu não mà không nên bỏ qua là:
● Vùng mặt, tay, chân hoặc nửa người đột nhiên có dấu hiệu tê hoặc yếu.
● Cơ thể xuất hiện tình trạng rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác, lú lẫn,…
● Cơ thể mất thăng bằng hoặc không thể điều khiển các cử động bình thường của tay, chân.
● Xuất hiện cơn đau đầu đột ngột và dữ dội.
● Tiểu tiện, đại tiện mất kiểm soát.
Ngoài ra, nhiều người còn xuất hiện tình trạng ho sặc, khó nuốt, choáng váng, khó nói chuyện, tụt lưỡi, suy hô hấp, hôn mê hay thậm chí là tử vong chỉ trong thời gian ngắn.
Tai biến xảy ra đột ngột và có thể khiến bệnh nhân tử vong trong thời gian ngắn
2. Các loại thuốc điều trị tai biến
Bệnh nhân bị tai biến cần được phát hiện và can thiệp điều trị để giảm tỷ lệ tử vong và phục hồi tối đa chức năng của các cơ quan. Thời gian cấp cứu bệnh nhân tai biến càng chậm thì tỷ lệ tử vong càng cao. Hiện nay, tùy theo từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị tai biến khác nhau. Một số loại thuốc trị tai biến được sử dụng với hầu hết các trường hợp có thể kể đến là:
Thuốc chống đông máu
Mục đích khi sử dụng các loại thuốc này là dự phòng sự hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu lên não đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Những loại thuốc phổ biến chống đông máu sử dụng với bệnh nhân tai biến như Aspirin, Rivaroxaban, Clopidogrel,…
Thuốc tiêu huyết khối
Nhóm thuốc này được dùng để làm tan huyết khối trong mạch máu, hạn chế tối đa di chứng và tăng khả năng phục hồi. Tuy nhiên, thuốc chỉ cho hiệu quả trong khoảng thời gian từ 4 - 5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng tai biến.
Thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu có hai loại là cầm máu tại chỗ và toàn thân với mục đích bảo vệ tế bào não, hạn chế tối đa mức độ tổn thương. Những loại thuốc cầm máu sử dụng trong đột quỵ chảy máu não thường được chỉ định là Transamin, Hemocaprol,…
Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị tai biến thích hợp
Thuốc chống co mạch
Nimodipine là thuốc chống co mạch được sử dụng phổ biến với mục đích giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ lên não, đồng thời làm giãn mạch, kích thích tuần hoàn máu tưới đến não.
Thuốc hạ huyết áp
Các loại thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể Angiotensin, thuốc chẹn kênh Calci,… được sử dụng phổ biến để hạn chế sự hình thành cục máu đông.
Thuốc Statin
Các loại thuốc này có tác dụng giảm nồng độ Cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng giảm nguy cơ hình thành cục máu đông tại chỗ. Các loại thuốc thuộc nhóm Statin thường dùng là Atorvastatin, Simvastatin,…
Việc sử dụng các loại thuốc điều trị tai biến cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống trong bất kỳ trường hợp nào khi chưa có sự thăm khám, yêu cầu sử dụng của bác sĩ. Việc sử dụng sai thuốc điều trị tai biến có thể rút ngắn thời gian bệnh nhân đến cái chết.
Đặc biệt, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc phát hiện người có dấu hiệu tai biến, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Trường hợp cơ sở cấp cứu ở xa, trong thời gian chờ đợi, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế hướng dẫn sơ cứu bệnh nhân.
Tai biến một khi đã xảy ra sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, trường hợp phát hiện và điều trị muộn nếu qua được cơn nguy kịch, khả năng phục hồi tổn thương và chức năng rất thấp. Chính vì vậy mà tầm soát tai biến là một trong những biện pháp hữu hiệu hiện nay được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.
Thông qua tầm soát có thể đánh giá được nguy cơ và khả năng bị tai biến từ đó lên kế hoạch theo dõi chặt chẽ hàng ngày. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp tai biến xảy ra đột ngột và cấp cứu kịp thời, tăng khả năng hồi phục của bệnh nhân đồng thời hạn chế nguy cơ tử vong.
Tầm soát tai biến là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh tai biến
Nếu bạn đang cần một địa chỉ uy tín để tầm soát, thăm khám hoặc điều trị tai biến thì hãy liên hệ đặt lịch với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Mọi vấn đề cần được hỗ trợ, quý khách hàng có thể gọi đến hotline của MEDLATEC: 1900 565656 sẽ có nhân viên tư vấn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!