Tin tức

Những nguyên nhân gây nên tình trạng trướng bụng và cách xử lý

Ngày 02/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Trướng bụng là triệu chứng thường gặp ở hầu hết mọi người. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cho thấy đường ruột của chúng ta đang gặp vấn đề. Do vậy, bạn không nên chủ quan mà hãy chú ý theo dõi, đi khám để được điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

1. Thế nào là trướng bụng? 

Trướng bụng hay chướng bụng đơn giản là tình trạng căng tức, ấm ách tại vùng bụng gây cảm giác khó chịu. Tình trạng này thường diễn biến từ nặng đến nhẹ. Nếu không phải bệnh lý nghiêm trọng, triệu chứng chướng bụng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. 

Trướng bụng là tình trạng căng tức, ý ách tại vùng bụng

Trướng bụng là tình trạng căng tức, ý ách tại vùng bụng

Tuy nhiên, nếu triệu chứng chướng bụng thường xuyên xuất hiện, diễn biến ngày càng nghiêm trọng, bạn cần đặc biệt cẩn thận. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, hormone thay đổi hoặc một số bệnh lý nguy hiểm. 

2. Vì sao lại xuất hiện tình trạng chướng bụng? 

2.1. Dạ dày bị tích tụ hơi 

Chướng bụng thường liên quan đến tình trạng dạ dày bị tích tụ hơi. Khi đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi liên tục, buồn đi đại tiện một cách bất chợt, chóng mặt. 

Dạ dày bị tích hơi dễ gây triệu chứng chướng bụng, ợ hơi

Dạ dày bị tích hơi dễ gây triệu chứng chướng bụng, ợ hơi 

Hiện tượng chướng bụng do dạ dày bị tích tụ hơi đôi khi chỉ gây khó chịu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cũng có trường hợp, người bệnh gặp phải cơn đau dữ dội. Thường thì triệu chứng khó chịu này sẽ thuyên giảm sau vài giờ. 

Nguyên nhân chủ yếu khiến dạ dày bị tích tụ hơi, gây chướng bụng có thể là do việc tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống không phù hợp, dạ dày bị nhiễm trùng, tác dụng phụ của một số loại thuốc, khó tiêu. 

2.2. Vấn đề nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiêu hóa có xu hướng khởi phát khi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, virus, vi khuẩn hoặc tác nhân gây hại khác xâm nhập. Ngoài chướng bụng, người bệnh còn xuất hiện một vài triệu chứng khác như đi ngoài ra phân lỏng, đau bụng.

Triệu chứng chướng bụng do nhiễm trùng đường tiêu hóa sẽ dần thuyên giảm sau một vài ngày. Tuy vậy cũng có trường hợp người bệnh bị mất nước cần phải can thiệp y tế. 

2.3. Khó tiêu 

Tình trạng khó tiêu dễ dẫn đến chướng bụng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do bạn ăn hoặc uống quá nhiều hoặc thức ăn khó tiêu hóa, tác dụng phụ của một số loại thuốc, đường tiêu hóa bắt đầu bị nhiễm trùng. 

Khó tiêu có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng chướng bụng

Khó tiêu có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng chướng bụng

Ngoài ra trong một vài trường hợp, khó tiêu gây đầy hơi còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc bệnh lý nguy hiểm như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày,... 

2.4. Cơ thể tích nước

Thói quen ăn mặn, hormone trong cơ thể thay đổi, tiêu thụ thực phẩm không phù hợp dễ dẫn đến hiện tượng tích nước. Đây là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi ở phụ nữ trước kỳ kinh hoặc phụ nữ đang mang thai. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng tích nước kéo dài, người bệnh có khả năng đang gặp phải bệnh lý liên quan đến thận, gan, tiểu đường. 

2.5. Táo bón

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng táo bón gây đầy hơi là do chế độ ăn uống nghèo chất xơ, cơ thể gặp khó khăn khi dung nạp thực phẩm, đường ruột rối loạn, tác dụng phụ của các loại thuốc, thiếu hụt khoáng chất (Magie). 

Táo bón do thiếu hụt chất xơ dễ gây chướng bụng

Táo bón do thiếu hụt chất xơ dễ gây chướng bụng

Trong phần lớn các trường hợp, triệu chứng chướng bụng do táo bón sẽ thuyên giảm sau khi áp dụng một vài biện pháp can thiệp như dùng thuốc nhuận tràng, tích cực uống nhiều nước, duy trì tập thể dục hàng ngày,... 

2.6. Cơ thể gặp khó khăn khi dung nạp thực phẩm

Thực tế, có khá nhiều người gặp phải tình trạng khó khăn khi dung nạp thực phẩm dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Trường hợp này, bạn chỉ cần ngừng tiêu thụ những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm không phù hợp. 

2.7. Liệt ruột

Đây là hội chứng rối loạn một vài chức năng, khiến nhu động ruột bị ảnh hưởng. Khi đó, hệ thống dây thần kinh bên trong dạ dày sẽ bị tác động, không còn hoạt động chuẩn xác, gây ra tình trạng khó tiêu. 

Bên cạnh đầy hơi, chướng bụng, người bệnh còn xuất hiện những triệu chứng khác như khó đi ngoài, nhanh no, ăn không ngon, buồn nôn, ợ nóng. 

3. Khi nào người bị chướng bụng cần đi khám bác sĩ? 

Người bị chướng bụng cần nhanh chóng đi khám, nếu nhận thấy cơ thể có xuất hiện thêm những triệu chứng sau: 

  • Tình trạng chướng bụng diễn ra trên 3 tuần. 
  • Dấu hiệu chướng bụng xuất hiện với tần suất thường xuyên (trên 12 lần mỗi tháng). 
  • Triệu chứng đầy hơi vẫn tiếp diễn ngay cả khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. 
  • Phát hiện khối u bất thường. 
  • Tình trạng đầy hơi ảnh hưởng đến việc di chuyển. 

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị chướng bụng

4.1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán chướng bụng liên quan đến bệnh lý nguy hiểm hay chỉ là triệu chứng bình thường, bác sĩ đầu tiên sẽ khám lâm sàng. Sau đó chỉ định cho người bệnh làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác, như nội soi tiêu hóa, siêu âm ổ bụng, X-quang ổ bụng,...

4.2. Điều trị

Nếu tình trạng chướng bụng không phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng mà chỉ liên quan đến rối loạn đường ruột thông thường, bác sĩ sẽ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc. Ví dụ như men vi sinh, thuốc kháng acid, thuốc nhuận tràng, thuốc điều hòa nhu động ruột,... tùy tình trạng bệnh. 

Người bị chướng bụng có thể dùng thuốc theo hướng của bác sĩ

Người bị chướng bụng có thể dùng thuốc theo hướng của bác sĩ 

Lưu ý rằng, khi dùng thuốc, người bệnh phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, thời gian dùng thuốc. 

Ngoài ra, người bị chướng bụng cũng được khuyên là nên kết hợp một vài biện pháp hỗ trợ khác như: 

  • Đi bộ hàng ngày 20 - 30 phút, kích thích nhu động ruột hoạt động. 
  • Tập yoga kết hợp giúp giải phóng lượng khí hư, hỗ trợ đường tiêu hóa. 
  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng giúp kích thích nhu động ruột, đường tiêu hóa. 
  • Tắm nước ấm, kết hợp xoa bóp vùng bụng. 
  • Tích cực bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây (khoảng 30g chất xơ, đối với người trưởng thành). 

5. Làm thế nào để phòng ngừa chướng bụng? 

Bạn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng chướng bụng bằng việc duy trì lối sống lành mạnh, cân đối chế độ dinh dưỡng. Cụ thể như: 

  • Ưu tiên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống: Chất xơ trong rau củ quả đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Cụ thể, nhóm chất này sẽ hỗ trợ quá trình làm sạch đường tiêu hóa, hỗ trợ quá trình đào thải thanh lọc cơ thể. Lượng chất xơ mà người trưởng thành cần bổ sung mỗi ngày vào khoảng 30g. 
  • Bổ sung đủ nước: Nước tham gia vào hầu hết các phản ứng trong cơ thể, hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột, giúp làm mềm thức ăn, thanh lọc độc tố. Do đó, bạn nên uống đủ nước hàng ngày (khoảng 2 lít nước/ngày). 
  • Duy trì thói quen tập thể dục: Hàng ngày, bạn nên dành ra khoảng 30 phút thực hiện bài tập thể dục vừa sức, kích thích hoạt động của đường ruột, hạn chế tình trạng chướng bụng. 
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường là những loại thực phẩm nghèo chất xơ, chứa nhiều chất bảo quản, chất béo, muối,... không tốt cho cơ thể, dễ gây khó tiêu. 
  • Hạn chế hoặc từ bỏ sử dụng chất kích thích: Chẳng hạn như rượu, bia, nước có gas, thuốc lá. 
  • Ăn uống một cách có chừng mực: Bạn nên nhai kỹ, không ăn quá nhiều hoặc quá ít, có thể chia nhỏ bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. 

Triệu chứng trướng bụng không phải lúc nào cũng là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Tuy vậy, nếu tình trạng này diễn ra với tần suất thường xuyên, bạn hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín như Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.