Tin tức

Sỏi mật là gì - Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và nhận biết biểu hiện bệnh

Ngày 11/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Mặc dù sỏi mật là bệnh lành tính, nhưng về lâu dài nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh lý cũng là cách giúp bạn phát hiện bệnh từ sớm và được điều trị tốt hơn. Vậy nguyên nhân, triệu chứng bệnh sỏi mật là gì và việc điều trị có phức tạp không?

1. Sỏi mật là gì?

Sỏi mật chính là những viên sỏi được hình thành ở bên trong túi mật hoặc ở trong ống mật. Những viên sỏi này có thể bé bằng những hạt cát hoặc lớn bằng quả bóng bàn, tùy tình trạng bệnh lý. Sỏi túi mật là dạng bệnh lành tính. Tuy nhiên, khi không được điều trị, kích thước viên sỏi phát triển và gây tắc mật, dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe.

Sỏi túi mật - một dạng bệnh lý lành tính, không quá nguy hiểm

Sỏi túi mật - một dạng bệnh lý lành tính, không quá nguy hiểm

Túi mật là một bộ phận nhỏ, có hình quả lê, nằm ở vùng bụng bên phải và phía dưới sườn, ở ngay bên dưới lá gan. Đây chính là cơ quan dự trữ dịch mật. Khi ăn uống, dịch mật sẽ tự động tiết ra, được đưa vào ruột non với nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. 

2. Nguyên nhân hình thành sỏi mật

Sỏi mật hình thành do khá nhiều yếu tố, thường gặp ở nữ và người cao tuổi. Theo Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, có đến 80% các trường hợp sỏi mật xuất hiện do sự tăng cao của Cholesterol. 20% các trường hợp còn lại là do sự thay đổi một cách bất thường của Bilirubin và nhiều yếu tố khác. Cụ thể:

2.1. Do rối loạn Cholesterol

  • Giảm cân quá nhanh khiến gan tạo ra một lượng lớn Cholesterol cũng có thể khiến sỏi mật hình thành. 
  • Các tác động có thể làm cho nồng độ Cholesterol ở trong máu tăng nhanh bất thường.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai cũng khiến nồng độ Cholesterol tăng cao và làm tăng tỷ lệ bị tồn tích mật ở trong túi dự trữ.
  • Cơ thể hấp thụ một lượng lớn các món ăn có chứa nồng độ Cholesterol cao hoặc các chất béo động vật khác. 

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật là gì - Rối loạn cholesterol là nguyên nhân khá phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật là gì - Rối loạn cholesterol là nguyên nhân khá phổ biến

2.2. Những yếu tố có nguy cơ khác

  • Tình trạng thừa cân, béo phì có thể khiến cho quá trình làm rỗng túi mật gặp nhiều khó khăn hơn. 
  • Do ăn uống không điều độ. 
  • Di truyền. 
  • Do sử dụng các loại thuốc có chứa các gốc như Clofibrate, Estrogen,...
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Do biến chứng từ các bệnh lý khác điển hình như: bệnh đái tháo đường, bệnh thiếu máu tán huyết, bệnh xơ gan, do chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm,...

3. Triệu chứng nhận biết sự hiện diện của sỏi mật

Để được điều trị kịp thời, người bệnh cần nhận biết bệnh lý thông qua những triệu chứng cụ thể. Vậy, triệu chứng nhận biết sỏi mật là gì

  • Đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải, có thể lan ra sau lưng hoặc vai, đau có thể kéo dài 30 phút đến vài giờ đồng hồ.
  • Sốt: Nếu có nhiễm trùng túi mật, người bệnh sẽ bị sốt cao rét run.
  • Vàng da, vàng mắt nếu sỏi gây tắc mắc mật. 

Sỏi mật có thể khiến bệnh nhân cảm thấy những cơn đau dữ dội

Sỏi mật có thể khiến bệnh nhân cảm thấy những cơn đau dữ dội

4. Sỏi mật tác động như thế nào đến sức khỏe?

Sỏi mật là bệnh lý lành tính và tương đối phổ biến nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe nếu không được điều trị, cụ thể:

  • Viêm túi mật hoặc bị nhiễm trùng túi mật.
  • Viêm đường mật, bị nhiễm trùng đường mật.
  • Có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết.
  • Bị viêm tụy.
  • Có nguy cơ bị ung thư túi mật.

Ngoài những rủi ro trên, sỏi mật thường có khả năng gây viêm túi mật cấp tính. Khi viên sỏi mật lớn hơn sẽ làm tắc nghẽn ống dẫn mật từ túi mật. Tình trạng này có thể gây viêm và nhiễm trùng. Khi vấn đề này xuất hiện, bệnh nhân cần được cấp cứu và chữa trị càng sớm càng tốt. Một số triệu chứng khi bị viêm túi mật cấp tính có thể kể đến như: đau dữ dội ở vùng bụng trên hoặc ở giữa lưng bên phải, sốt cao, có cảm giác ớn lạnh, mất cảm giác ngon miệng, bị buồn nôn và có hiện tượng ói mửa. 

Nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện nếu sỏi mật không được điều trị

Nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện nếu sỏi mật không được điều trị

5. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị sỏi túi mật

5.1. Cách thức chẩn đoán sỏi mật là gì?

  • Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm cho thấy các chỉ số để đánh giá về chức năng gan và chức năng mật, tình trạng nhiễm trùng toàn thân (nếu có), nồng độ của cholesterol ở trong máu.
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh ở vùng bụng: Siêu âm vùng bụng, chụp X-quang, Chụp CT scanner.

Dạng sỏi cholesterol thường đơn độc, chúng có màu sắc khá nhạt và không gây cản tia X nên rất khó để nhìn được ở trên phim X-quang. Tuy nhiên, thông qua hình ảnh siêu âm, những viên sỏi này có thể được nhìn thấy dễ dàng hơn. 

Sỏi sắc tố túi mật thường đa số là canxi bilirubinat. Những viên sỏi này có màu khá sậm, hình thành từng đám, cản được tia X nên có thể nhìn thấy được ở trên phim chụp X-quang.

5.2. Biện pháp điều trị sỏi mật

Tùy thuộc vào dạng sỏi và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà các biện pháp điều trị cũng sẽ được chỉ định sao cho hiệu quả nhất. Một số cách điều trị sỏi mật phổ biến có thể kể đến như: sử dụng thuốc, tán sỏi ngoài cơ thể thông qua sóng rung, phẫu thuật,...

  • Thuốc điều trị: Chỉ dạng sỏi cholesterol có thể sử dụng những loại thuốc có thành phần gần giống với acid mật để bào mòn. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc khi đáp ứng đủ những điều kiện cần thiết. 
  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Nhằm làm giảm kích thước của viên sỏi mà không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ chỉ phù hợp với dạng sỏi mật đơn độc hoặc những trường hợp sỏi bị kẹt lại ở trong ống mật mà không thể tiến hành nội soi
  • Phẫu thuật lấy sỏi khá an toàn, nhưng vẫn có một số ít trường hợp có thể gặp biến chứng. Nhiều ca sau phẫu thuật có thể cảm thấy khó chịu. Vì vậy, bệnh nhân thường được tư vấn điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Phẫu thuật sẽ là biện pháp điều trị cuối cùng nếu những phương pháp trên không có hiệu quả. 

MEDLATEC điều trị thành công cho bệnh nhân nữ bị viêm túi mật do sỏi

MEDLATEC điều trị thành công cho bệnh nhân nữ bị viêm túi mật do sỏi

Để làm tăng hiệu quả điều trị, bạn cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và uống đủ nước. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế những loại thực phẩm giàu cholesterol, nội tạng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,... để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn. 

Trên đây là các thông tin liên quan đến chủ đề sỏi mật là gì. Nhìn chung, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lý bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh và khoa học hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cho mình thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý để có thể kịp thời điều trị. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể lựa chọn là Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ