Tin tức
Soi phế quản trong chẩn đoán bệnh đường hô hấp
- 21/03/2020 | Nội soi phế quản có chẩn đoán được bệnh lao phổi không?
- 09/09/2021 | Các kỹ thuật nội soi phế quản và thông tin liên quan
- 03/08/2022 | Nội soi phế quản và những vấn đề cần lưu ý
- 25/07/2024 | Soi phế quản là gì? Quy trình nội soi phế quản chi tiết
- 01/08/2023 | Nội soi phế quản có tác dụng gì và những ai nên thực hiện?
1. Nội soi phế quản là gì?
Nội soi phế quản là kỹ thuật y khoa được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn sử dụng ống soi có gắn camera và đèn soi đưa vào ống phế quản thông qua đường miệng, mũi hoặc lỗ mở khí quản.
Khi đó, các hình ảnh khi ống nội soi di chuyển của những bộ phận bên trong đường dẫn khí được ghi lại và chiếu trực tiếp lên màn hình để bác sĩ quan sát. Thông qua đó, bác sĩ có thể phát hiện được dị vật hoặc bất thường bên trong và đôi khi tiến hành xử lý kết hợp nếu có thể để tránh biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Soi phế quản giúp phát hiện những bất thường bên trong đường thở
2. Mục đích và phân loại các trường hợp nội soi ống phế quản
Ngày nay, hầu hết các trường hợp nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê hoặc gây tê trong quá trình thực hiện để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu.
Mục đích
Sau khi thăm khám đường hô hấp, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi nhằm mục đích:
● Tìm kiếm các bất thường như viêm nhiễm, khối u, tắc nghẽn,… nhằm hỗ trợ cho công tác chẩn đoán các bệnh lý đường hô hấp thường gặp.
● Phát hiện, xác định vị trí, kích thước và đánh giá mức độ khối u hình thành ở phế quản, phổi.
● Phát hiện và hỗ trợ lấy dị vật ra khỏi đường thở đồng thời xử lý vết thương.
● Thu thập mẫu để tiến hành sinh thiết.
● Hỗ trợ điều trị, phẫu thuật dị tật hoặc hẹp đường hô hấp.
● Tìm kiếm nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu dẫn khí, ho kéo dài, khó thở, tức ngực.
● Kiểm soát tình trạng tràn dịch từ các cơ quan khác.
● Thực hiện phương pháp xạ trị bên trong để điều trị ung thư đường hô hấp.
Phân loại
Hiện nay, nội soi được phân thành 2 loại là:
● Nội soi ống cứng thường được áp dụng với những trường hợp dị vật xuất hiện trong đường thở. Nội soi ống cứng giúp bảo vệ đường thở, cho phép kiểm soát dị vật và đốt điện để khắc phục tình trạng chảy máu nếu có hiện tượng xuất huyết.
● Nội soi ống mềm thường được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán các vấn đề ở đường thở. Ống nội soi nhỏ, mềm và dài hơn ống cứng, cho phép tiếp cận với các mô, cơ quan bên trong đường hô hấp dễ dàng, truyền tải hình ảnh sắc nét để đưa ra đánh giá chính xác nhất về tình trạng niêm mạc.
Nội soi giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp
3. Quy trình thực hiện nội soi phế quản
Tùy theo từng cơ sở thực hiện mà quy trình nội soi sẽ có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị có quá trình soi phế quản được thực hiện theo các bước sau:
● Bước 1: Chuẩn bị phòng nội soi và máy móc thực hiện, ống nội soi cần được tiến hành vô trùng và kiểm tra chức năng trước khi tiến hành để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
● Bước 2: Sử dụng thuốc an thần để trấn an tinh thần bệnh nhân đồng thời giảm tiết dịch đường hô hấp và miệng, tránh tình trạng gây cản trở quan sát khi nội soi.
● Bước 3: Phun gây tê cục bộ đường mũi hoặc cổ họng.
● Bước 4: Bác sĩ tiến hành đưa ống nội soi vào các nhánh của phế quản thông qua miệng hoặc mũi. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành bơm một lượng nước muối sinh lý vào phế quản và lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện các xét nghiệm phục vụ cho công tác chẩn đoán. Sau khi nội soi, lượng nước muối bơm vào sẽ được hút ra
Đối với nội soi ống cứng, bác sĩ cần tiến hành gây mê. Khi đó, thiết bị gây mê sẽ được gắn với ống nội soi, không khí sẽ lưu thông qua ống soi.
Quy trình thực hiện nội soi ống phế quản phải thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề giỏi
4. Nội soi phế quản có nguy hiểm không?
Hiện nay, kỹ thuật nội soi được đánh giá là an toàn và ít gây ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề không mong muốn sau khi nội soi như:
● Phản ứng dị ứng với thuốc hỗ trợ.
● Nhịp tim bất thường, rối loạn tuần hoàn.
● Tổn thương đường hô hấp dẫn đến xuất huyết.
● Khàn tiếng, đau họng, ho do dây thanh quản bị tổn thương.
● Đường dẫn khí có hiện tượng co thắt gây ra những cơn đau tức ngực.
● Trường hợp đường hô hấp có khối u đôi khi sẽ gặp tình trạng phù nề niêm mạc, hẹp đường thở, khó thở.
● Hiếm gặp các trường hợp tràn dịch màng phổi, co thắt khí phế quản.
Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn thực hiện nội soi tại cơ sở uy tín, bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn và tay nghề giỏi, trang thiết bị y tế, dụng cụ hỗ trợ hiện đại thì khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm rằng nguy cơ xảy ra những vấn đề trên là rất thấp.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra khi soi phế quản thì bạn cần lựa chọn thực hiện tại các cơ sở y tế chất lượng. Việc thực hiện nội soi tại các cơ sở kém chất lượng có thể gây đau đớn, khó chịu và gây ra những tác động ảnh hưởng sức khỏe đồng thời người bệnh còn phải trả chi phí đắt đỏ. Bên cạnh đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sức khỏe bất thường, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện và điều trị nhằm bảo vệ sức khỏe.
Hiện nay, các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ thực hiện thăm khám, điều trị bệnh lý đường hô hấp được khách hàng lựa chọn và đánh giá cao. Tại đây, quý khách sẽ được thăm khám, điều trị trực tiếp bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới, đảm bảo độ chính xác cao và an toàn cho bệnh nhân.
MEDLATEC là địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín được khách hàng ưu tiên lựa chọn
Mọi thông tin cần được tư vấn và hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!