Tin tức

Tại sao lại bị bong gân? Chẩn đoán và cách trị bong gân hiệu quả 

Ngày 27/02/2022
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Bong gân là một trong những loại chấn thương phổ biến nhất hiện nay. Bất kì độ tuổi nào, chỉ cần bạn vận động sai cách hoặc quá mạnh, đặc biệt là khi chơi thể thao thì rất dễ xảy ra tình trạng bong gân. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì bong gân sẽ kéo theo nhiều biến chứng cho cơ thể, các hệ lụy này xuất hiện trong thời gian dài dễ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Vậy cách trị bong gân ra sao?

1. Tổng quan về hiện tượng bong gân

Bong gân là tình trạng cấu trúc dùng để nối giữa hai hoặc nhiều xương quanh một khớp bị rách hoặc căng quá mức, làm cơ thể cảm thấy đau mỗi khi vận động các khớp. Chấn thương này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể, nhưng chi trên và dưới chính là những nơi dễ bị bong gân nhất, điển hình là đầu gối, mắt cá chân, cổ hoặc khuỷu tay.

Bong gân xảy ra thường xuyên trong các vận động hằng ngày 

Bong gân xảy ra thường xuyên trong các vận động hằng ngày

2. Những nguyên nhân nào dẫn đến bong gân?

Chấn thương này có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Nhưng nguy cơ bị bong gân sẽ cao hơn nếu bạn thuộc một trong số các trường hợp dưới đây. Khi phát hiện có các dấu hiệu nhận này, bạn hãy tìm hiểu cách trị bong gân phù hợp với bản thân và hiệu quả nhất nhé:

  • Vận động viên bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá với khả năng bị bong gân cổ chân, bàn chân và gối cao hơn người bình thường do thường xuyên bật nhảy khi luyện tập và thi đấu.

  • Vận động viên tennis, thế hình, gôn với nguy cơ bong gân bàn, ngón tay, cổ tay, khớp vai, khuỷu tay,...

  • Người theo các môn thể thao đối kháng rất dễ bong gân ở bất cứ bị trí nào.

  • Những ai có thói quen chạy hoặc đi bộ mỗi ngày cũng nên cẩn thận bởi đây là bộ môn đòi hỏi sức bền, dễ gây bong gân tại khu vực cổ chân, bàn chân, khớp gối hoặc khớp háng,…

  • Các bộ môn thể thao trong nhà cũng là một yếu tố tăng nguy cơ xảy ra chấn thương này.

  • Mang các loại giày dép không phù hợp khi luyện tập hoặc thi đấu cũng gây chấn thương ở vận động viên.

  • Bỏ qua bước khởi động trước khi luyện tập.

Khởi động trước khi tập luyện giúp giảm nguy cơ gây bong gân

Khởi động trước khi tập luyện giúp giảm nguy cơ gây bong gân

  • Vận động quá mạnh khi tham gia chơi thể thao.

  • Trường hợp bong gân sẽ dễ xảy ra trên cơ thể đã từng bị chấn thương này trước đó rồi.

  • Nhóm đối tượng béo phì, thừa cân có nguy cơ bong gân cao hơn người bình thường.

  • Những buổi tập đầu tiên khi thử sức với một bộ môn mới là giai đoạn rất dễ bị chấn thương.

  • Ai mắc phải bệnh lý liên quan đến sự cân bằng và tập trung sẽ có nguy cơ bong gân cao hơn thường lệ.

  • Tập luyện hoặc sinh hoạt ở môi trường ẩm ướt, hay trơn trượt làm cho bạn dễ bị chấn thương này mỗi lúc di chuyển, chạy nhảy,…

3. Cách chẩn đoán chấn thương bong gân

Thường thì các bác sĩ sẽ dùng cách loại trừ để chẩn đoán tình trạng bong gân của bạn. Cụ thể, họ lược bỏ từ từ những trường hợp như khối u tiềm ẩn hoặc gãy xương gây ra các triệu chứng đau ở bạn và từ đó chẩn đoán rằng bạn bị bong gân. Bên cạnh đó, một số kỹ thuật đặc biệt như: Lachman test, test vẹo trong, test ngăn kéo trước, vẹo ngoài khớp cũng được bác sĩ áp dụng để thăm khám từng vị trí khớp bị tổn thương.

Trước khi đưa ra cách trị bong gân hiệu quả dành cho bạn, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để kết luận chính xác rằng bạn có bị gãy xương hay không. Nếu phương pháp này chưa thực sự hiệu quả, họ sẽ dùng đến một kỹ thuật hiện đại hơn đó là chụp cắt lớp vi tính (hay còn gọi là chụp CT) hoặc cộng hưởng từ MRI. Đây là hai kỹ thuật mang đến những hình ảnh chi tiết hơn về xương khớp dù chỉ là một vết đứt siêu mảnh.

Chụp cắt lớp để xác định những vết thương nhỏ

Chụp cắt lớp để xác định những vết thương nhỏ

Tổng hợp nhiều thông tin về cơ chế chấn thương, thói quen vận động,chơi thể thao của bạn cùng với những hình ảnh từ các biện pháp kỹ thuật như chụp X-quang, cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính nói trên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra kết luận về mức độ và tình trạng chấn thương hiện tại của bạn, có thể là bong gân hoặc không phải và đề xuất cách trị bong gân phù hợp nhất.

4. Có những cách trị bong gân nào?

Tùy vào mức độ và tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra cách trị bong gân phù hợp nhất. Một số phương pháp thường dùng để chữa trị chấn thương này như sau:

  • Cho bệnh nhân tự nghỉ ngơi và kê đơn thuốc dùng tại nhà để giảm đau và chống viêm.

  • Biện pháp PRICES là cách trị bong gân được Hiệp hội phẫu thuật viên chấn thương Hoa Kỳ - gọi tắt là AAOS khuyến cáo bao gồm:

    • PROTECTION - bảo vệ: Sử dụng các dụng cụ như nẹp, đại bột để hỗ trợ cố định và bảo vệ khớp của bạn.

    • REST - nghỉ ngơi: Bệnh nhân nên hạn chế hoạt động vùng khớp bị bong gân, ví dụ nếu bong gân cổ chân thì hạn chế đi lại,…

    • ICE - chườm đá: Nước đá còn có tác dụng giúp cho khớp của bạn bớt sưng và viêm.

    • COMPRESSION - băng ép: Là một công cụ hỗ trợ có tác dụng giảm sung.

    • ELEVATION - giữ cho vùng khớp chấn thương ở vị trí cao: Khớp bị ảnh hưởng phải luôn được giữ cao hơn vị trí tim.

    • SUPPORT- sự hỗ trợ từ nhân viên y tế: Bạn cần được hỗ trợ trong quá trình điều trị từ lúc bong gân đến khi đã hồi phục hoàn toàn.

Chườm đá lá cách trị bong gân phổ biến

Chườm đá lá cách trị bong gân phổ biến

  • Thuốc giảm đau, chống viêm rất hiệu quả như NSAID, viên uống, Paracetamol hoặc thuốc dạng bôi tiện lợi cũng là cách trị bong gân phổ biến.

  • Một số thuốc hỗ trợ có tác dụng tăng tuần hoàn, giảm đau và đẩy nhanh tiến độ hồi phục như: Chondroitin, Glucosamine, beta-carotene, Vitamin C, kẽm,…

  • Các liệu pháp trị liệu bằng y học cổ truyền hay vật lý như: massage, châm cứu, giác hơi, nắn chỉnh,…cũng có thể cải thiện được cơn đau do bong gân. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định điều trị qua các giai đoạn phù hợp nhất nhé.

  • Sau thời gian chấn thương khoảng 2 tuần, mức độ sưng đau do bong gân đã giảm đi phần nào, lúc này, chức năng khớp và tầm vận động sẽ được cải thiện.

Cố định vị trí bong gân giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi

Cố định vị trí bong gân giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi

  • Khi áp dụng cách trị bong gân bằng phương pháp phục hồi chức năng, bạn cần lưu ý sự có mặt của những yếu tố sau:

    • Phục hồi tầm vận động của khớp.

    • Phục hồi sức mạnh cơ.

    • Phục hồi sự tự tin và cân bằng cho bệnh nhân.

    • Phục hồi khả năng vận động và chơi thể thao,…

Có thể thấy, bong gân là một chấn thương thường gặp và rất dễ xảy ra ở bất kỳ đối tượng, bất kỳ lứa tuổi nào. Các hệ lụy do bong gân để lại có thể rất nguy hiểm cho cơ thể và khả năng vận động của bệnh nhân sau này. Do đó, bạn đừng nên chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng bài viết về cách trị bong gân trên sẽ giúp ích cho bạn.

Nếu phát hiện sức khỏe của bản thân đang gặp vấn đề bất ổn, hãy gọi ngay đến số hotline 1900 56 56 56 để nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Ngoài ra, bạn còn có thể đến khám BHYT tại một trong hai cơ sở: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 - 44 Nghĩa Dũng hoặc Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ ở 99 Trích Sài, Tây Hồ. Với hơn 26 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giải quyết triệt để mọi vấn đề sức khỏe của bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.