Tin tức

Thế nào là suy thượng thận cấp? Cách điều trị và phòng tránh

Ngày 03/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Suy thượng thận cấp là tình trạng cơ thể thiếu hụt corticoid cấp tính, đây là một cấp cứu nội khoa có xu hướng diễn biến nhanh, khó đoán, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy vậy nếu chú ý theo dõi, nhận biết sớm triệu chứng cảnh báo, bạn vẫn có thể chủ động phát hiện sớm, đi đến cơ sở y tế kịp thời để được hỗ trợ.

1. Thế nào là suy thượng thận cấp?

Suy thượng thận cấp là hệ quả của tình trạng tuyến thượng thận gặp khó khăn trong quá trình tổng hợp cortisol, dẫn tới sự rối loạn gây nguy hiểm, thậm chí là khiến người bệnh tử vong. Tình trạng nhiễm trùng, cơ thể bị mất nước, tuyến yên bị tổn thương,... là những tác nhân làm tăng nguy cơ suy thượng thận cấp tính. 

 Suy thượng thận cấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

 Suy thượng thận cấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

2. Nguyên nhân dẫn đến suy thượng thận cấp

Suy thượng thận cấp có thể xảy ra trên những bệnh nhân bị suy thượng thận do nguyên nhân từ chính thượng thận, tuyến yên hoặc do tác động của các loại thuốc, bệnh lý khác.

2.1. Nguyên nhân xuất phát tại thượng thận 

Một trong những nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng suy thượng thận cấp là các vấn đề phát sinh tại tuyến thượng thận. Cụ thể một số yếu tố có thể gây khởi phát tình trạng suy thượng thận cấp như: 

  • Thượng thận bị nhiễm trùng sau khi thực hiện phẫu thuật. 
  • Người bệnh dùng thuốc nhuận tràng hay một số loại thuốc lợi tiểu gây ra tình trạng mất nước. 
  • Thói quen ăn nhạt dài ngày. 
  • Bệnh nhân đột ngột ngừng điều trị bằng hormone thay thế ở những bệnh nhân trước đó đã được chẩn đoán suy thượng thận. 
  • Tình trạng xuất huyết xảy ra tại tuyến thượng thận 2 bên. 
  • Hoạt động sản xuất hormone tuyến thượng thận bị rối loạn bẩm sinh. 

Bệnh nhân ngừng điều trị bằng hormone thay thế đột ngột có thể bị suy thượng thận cấp

Bệnh nhân ngừng điều trị bằng hormone thay thế đột ngột có thể bị suy thượng thận cấp

2.2. Nguyên nhân xuất phát tại trục dưới đồi - yên 

Nhiều vấn đề phát sinh tại tuyến yên cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thượng thận cấp, chẳng hạn như: 

  • Thùy trước của tuyến yên vừa trải qua phẫu thuật. 
  • Tuyến yên bị tổn thương cấp tính như: xuất huyết, nhồi máu, chấn thương tuyến yên.. 
  • Ảnh hưởng của bệnh lý liên quan đến tuyến yên như viêm màng não, hội chứng Sheehan. 
  • Động mạch cảnh trong bị phình to, vỡ. 
  • Bệnh nhân bất ngờ ngừng điều trị bằng Corticoid, sau thời gian dài áp dụng. 
  • U tuyến yên gây tình trạng xuất huyết. 
  • Ảnh hưởng từ việc tuyến thượng thận bị loại bỏ một phần hoặc loại bỏ toàn bộ,…

2.3. Một số nguyên nhân khác 

Ngoài hai nhóm nguyên nhân chính kể trên, suy thượng thận cấp còn đến từ một vài nguyên nhân khác, phổ biến phải kể đến là tác dụng phụ của các loại thuốc hoặc bệnh lý nghiêm trọng như: 

  • Tác dụng phụ của thuốc ức chế tổng hợp cortisol, ngăn chặn phân bào khiến tuyến thượng thận bị nhỏ lại. 
  • Thuốc Aminoglutethimide có thể dẫn đến thượng thận trong thời gian đầu điều trị. 
  • Nếu sử dụng Ketoconazol liều lượng lớn trong thời gian dài, cơ thể dễ bị thượng thận. 
  • Tác dụng phụ của những loại thuốc khác như Rifampicin, Dihydan, Gardenal,... cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến suy thượng thận cấp tính. 
  • Trong một số trường hợp, lượng cholesterol gây tắc mạch, tình trạng nhiễm nấm Cryptococcosis,... dễ gây suy thượng thận cấp. 

Nhiều loại thuốc dễ gây tác dụng, làm tăng nguy cơ suy tuyến thượng thận

Nhiều loại thuốc dễ gây tác dụng, làm tăng nguy cơ suy tuyến thượng thận

3. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy thượng thận cấp

Triệu chứng lâm sàng cảnh báo tình trạng suy thượng thận cấp thường gặp là: 

  • Xuất hiện cơn đau tại vùng thượng vị, cơn đau dần lan rộng ra khắp bụng. 
  • Cơ thể mệt mỏi, rơi vào trạng thái lo âu, lú lẫn, thậm chí là hôn mê. 
  • Huyết áp hạ nhanh, tay chân chuyển lạnh. 
  • Mạch nhỏ dần hoặc nhanh, trụy mạch. 
  • Cảm thấy đau cơ, lên cơn sốt. 
  • Da sạm,...

Cảm thấy đau tại vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu cảnh báo suy tuyến thượng thận cấp

Cảm thấy đau tại vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu cảnh báo suy tuyến thượng thận cấp 

4. Các phương pháp chẩn đoán cơ bản

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng thông qua kiểm tra triệu chứng, đo huyết áp. Sau đó, bệnh nhân cần làm xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng chuyên sâu khác như: 

  • Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra sự thay đổi của nồng độ chất điện giải như Natri, Kali,... Người bị suy thượng thận thường kèm theo tình trạng hạ đường huyết, nồng độ Natri trong máu xuống thấp, tăng Kali máu, chỉ số ACTH tăng, giảm, hoặc bình thường tùy nguyên nhân suy thượng thận. 
  • Các xét nghiệm hình ảnh: Chẳng hạn như chụp CT Scan, siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI hỗ trợ xác định nguyên nhân, điều tra mức độ tổn thương của tuyến thượng thận. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện chẩn đoán phân biệt suy thượng thận cấp với bệnh lý khác trước khi đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. 

5. Hướng điều trị và cách phòng ngừa 

Để hạn chế tối đa rủi ro đe dọa đến tính mạng, bệnh nhân bị suy thượng thận cấp cần phải điều trị sớm ngay khi nhận thấy triệu chứng.

5.1. Các phương pháp điều trị phổ biến 

Bệnh nhân sau khi nhập viện sẽ được chỉ định điều trị theo tình trạng bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, bù nước, điện giải và sử dụng hormone thay thế là các hướng điều trị cơ bản. 

  • Bù nước, bù điện giải: Bệnh nhân bắt đầu được truyền dung dịch muối đẳng trương. Theo dõi dấu hiệu lâm sàng, tình trạng mạch, huyết áp để kiểm soát lượng dịch truyền. 
  • Sử dụng hormone thay thế: Hormone thay thế dùng cho người bị suy thượng thận cấp gồm hai dạng chính, bao gồm: 
  • Hydrocortison: Được khuyến cáo ưu tiên sử dụng, bệnh nhân có thể được tiêm 50 -100 mg mỗi 6 - 8 giờ 1 lần, sau đó giảm dần liều trong 1 - 3 ngày rồi chuyển sang đường uống. 
  • Nếu không có hydrocortison có thể thay thế bằng dexamethason, methyl prednisolon.
  • Kiểm soát nồng độ các chất điện giải natri, kali, truyền đường nếu có hạ đường huyết.

Bên cạnh đó, người bệnh đôi khi còn được chỉ định biện pháp điều trị phối hợp thông qua bổ sung vitamin cần thiết; sử dụng thuốc bổ trợ, bảo vệ gan. 

Trong 24 giờ đầu nhập viện và điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh lượng điện giải, nước hoặc hormone thay thế cần bổ sung. Trong những ngày tiếp theo, lượng hormone thay thế như Hydrocortison Hemisuccinat thường bắt đầu được điều chỉnh giảm dần. Nếu đáp ứng điều trị tốt sau khoảng 1 đến 3 ngày, bệnh nhân sẽ chuyển sang dùng thuốc theo đường uống. 

5.2. Cách phòng ngừa 

Nếu muốn phòng ngừa khi thượng thận cấp, bạn trước tiên cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày. Cụ thể, các biện pháp đơn giản bạn nên áp dụng là: 

  • Luôn bổ sung thực phẩm chứa protein vào khẩu phần ăn hàng ngày: Những loại thực phẩm giàu protein sẽ hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, phân bổ đến từng tế bào. 
  • Tích cực bổ sung trái cây: Đặc biệt là các loại trái cây chứa nhiều vitamin B, vitamin C cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể tăng sức đề kháng, tránh mắc các bệnh lý cấp tính khác
  • Uống đủ nước: Hàng ngày, bạn nên duy trì thói quen uống đều đặn khoảng 2 lít nước. Đây là cách đơn giản giúp phòng ngừa tình trạng suy thượng thận cấp. 

Bổ sung đủ nước hàng ngày là phương pháp đơn giản giúp phòng ngừa suy thượng thận cấp

Bổ sung đủ nước hàng ngày là phương pháp đơn giản giúp phòng ngừa suy thượng thận cấp

Nếu đang trong giai đoạn dùng thuốc Corticoid, bạn phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Theo đó, bạn không nên tự ý ngừng dùng thuốc bất ngờ hoặc dùng thuốc kéo dài so với thời gian quy định. Người bệnh suy thượng thận đã được chẩn đoán trước đó cũng cần biết về "quy tắc ngày ốm", tăng liều hormon khi cần thiết để tránh cơn suy thượng thận cấp.

Mặt khác, bạn hãy duy trì lịch khám sức khỏe hàng năm, hoặc đi khám khi nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng khác thường. Thông qua thăm khám định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện sớm, tư vấn điều trị kiểm soát yếu tố gây bệnh tiềm ẩn. 

Suy thượng thận cấp là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, diễn biến theo hướng cấp tính, có thể khiến người bệnh tử vong. Người vừa trải qua phẫu thuật tuyến thượng thận, người gặp vấn đề về tổn thương tuyến yên,... là đối tượng có nguy cơ cao bị suy tuyến thượng thận cấp. Trường hợp nhận thấy cơ thể biểu hiện dấu hiệu cảnh báo, bạn hãy nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, hỗ trợ can thiệp sớm, hạn chế tối đa rủi ro biến chứng. Một địa chỉ y tế uy tín, bạn có thể tin tưởng lựa chọn và thăm khám là chuyên khoa Nội tiết thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám trước, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ