Tin tức
Thiếu acid dạ dày - nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và xử trí
- 24/10/2022 | Viêm hang vị dạ dày - Bệnh lý thường gặp và đang bị xem nhẹ
- 24/10/2022 | Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Một số điều cần lưu ý
- 24/10/2022 | Gợi ý tư thế nằm khi bị trào ngược dạ dày người bệnh nên biết
1. Acid dạ dày có tác dụng gì?
Acid dạ dày là acid Clohydric (HCL), được sản xuất bởi tế bào Oxyntic ở niêm mạc dạ dày. Bình thường, lượng acid ở dịch vị dạ dày luôn ở trạng thái cân bằng với nồng độ khoảng 0.0001 - 0.001 mol/l. Nếu acid dạ dày vượt lên hoặc hạ thấp hơn mốc này thì sẽ gây ra những vấn đề bất thường cho dạ dày, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.
Acid dạ dày giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn
Acid dạ dày và enzyme pepsin có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn và xúc tác cho các enzyme khác hoạt động. Cùng với sự co bóp của dạ dày, thức ăn bị co bóp, nhào nặn và phân tách bởi cả tác động cơ học và hóa học để tạo thành nhũ trấp, sau đó nó được đẩy xuống ruột non để tiêu hóa tiếp và hấp thụ dinh dưỡng.
Toàn bộ hoạt động của quá trình tiêu hoá thức ăn ở dạ dày có sự hỗ trợ của acid dạ dày. Ngoài ra, chính sự có mặt của acid bên trong dạ dày giúp cho đường ruột được sát khuẩn, những vi khuẩn có hại trong thức ăn bị tiêu diệt và không còn khả năng tấn công hay làm tổn thương đường ruột và dạ dày.
2. Thiếu acid dạ dày - nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
2.1. Nguyên nhân gây thiếu acid dạ dày
Thiếu acid dạ dày là tình trạng nồng độ pH vượt quá 4.5 và lượng acid của dạ dày thấp hơn so với chỉ số cơ bản. Nó là một dấu hiệu bất thường của đường tiêu hóa.
Ăn uống không khoa học dễ gây thiếu acid dạ dày
Sở dĩ tình trạng thiếu acid dạ dày xảy ra là do:
- Không có sự khoa học trong thói quen ăn uống: ăn không đúng giờ giấc, ăn thiếu chất (nhất là kẽm) khiến cho lớp màng bảo vệ dạ dày yếu dần đi và giảm tiết acid.
- Sử dụng thuốc kháng acid, thuốc kháng sinh sai cách gây thiếu acid trong dạ dày.
- Lo lắng, stress kéo dài: điều này tạo áp lực và khiến cho não bộ mệt mỏi rồi tác động lên hệ tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh dịch vị acid dạ dày.
2.2. Triệu chứng cảnh báo thiếu acid dạ dày
Người bị thiếu acid dạ dày thường xuất hiện các triệu chứng:
- Hay đầy hơi, ợ hơi (thường là sau khi ăn 60 phút): do dạ dày bị thiếu acid nên thức ăn lưu lại lâu trong dạ dày và lên men sinh ra đầy hơi. Ngoài ra, sự có mặt quá lâu của thức ăn trong dạ dày còn làm tăng vi khuẩn trong dạ dày và gây ra tình trạng hôi miệng.
- Khí tích tụ trong dạ dày, tạo áp lực lên cơ vòng nên ngay cả khi không có thức ăn hệ cơ vòng vẫn mở ra làm cho acid cùng với thức ăn thừa không tiêu hóa được trào ngược lên thực quản.
- Đi ngoài phân sống.
- Hay thèm ăn dù bụng đang no.
2.3. Tác hại của tình trạng thiếu acid dạ dày
Tình trạng thiếu acid dạ dày gây nên nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe:
- Làm xuất hiện hàng loạt triệu chứng khác: đầy hơi, đắng miệng, chướng bụng, ợ nóng,...
- Vi khuẩn có hại phát triển gây ra một loạt bệnh lý: rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,...
- Biến chứng: viêm teo niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ ung thư dạ dày, thường xuyên rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do thiếu acid dạ dày khiến vi khuẩn dễ tấn công vào đường tiêu hóa hơn.
2.4. Thiếu acid dạ dày, bổ sung bằng cách nào?
- Cải thiện thiếu acid dạ dày tại nhà
+ Bổ sung thêm vào chế độ ăn các loại thực phẩm lên men, được muối hoặc có tính chua như: kim chi, dưa muối,... Những thực phẩm này sẽ giúp ổn định lại acid trong dạ dày. Ngoài ra, các loại rau lên men còn chứa probiotics giúp ức chế khả năng hoạt động của vi khuẩn Hp nhờ đó mà ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung nhóm thực phẩm này ở mức vừa đủ, không ăn trong thời gian dài để tránh làm tăng acid dạ dày lại gây nguy hại cho hệ tiêu hóa.
Khám bác sĩ chuyên khoa giúp người bệnh biết cách khắc phục thiếu acid dạ dày hiệu quả
+ Bổ sung kẽm qua các thực phẩm như thịt gà, thịt bò, bí ngô, tôm, cua, cá hồi,… Ngoài ra, các thực phẩm từ sữa lên men cũng là nguồn bổ sung men vi sinh đường ruột và kẽm rất tốt.
+ Ăn nhiều ngũ cốc, khoai tây, các loại hạt, bánh mì, thực phẩm giàu vitamin E, B6, C, magie để tăng cường khoáng chất, cải thiện khả năng hấp thụ kẽm giúp tăng sinh acid trong dạ dày.
+ Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, tránh nằm sau bữa ăn và ăn trước khi ngủ; tránh ăn đồ ăn vặt giữa bữa ăn để không tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, làm ứ đọng thực phẩm trong dạ dày.
+ Không nên vừa ăn vừa uống nước vì điều này có thể tác động đến quá trình sản sinh acid, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại.
+ Nhai kỹ và ăn chậm, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để cải thiện các triệu chứng do thiếu acid dạ dày gây ra.
+ Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với tập thể dục vừa sức để cơ thể được thư giãn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Thăm khám chuyên khoa
Acid trong dạ dày có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của toàn bộ hệ tiêu hóa. Tình trạng thiếu acid dạ dày sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn và xuất hiện hàng loạt triệu chứng không tốt cho sức khỏe. Vì thế, nếu thấy có biểu hiện của việc thiếu acid dạ dày, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục tối ưu.
Quý khách hàng có nhu cầu kiểm tra, chẩn đoán thiếu acid dạ dày có thể đến trực tiếp Chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám cùng các bác sĩ đầu ngành. Bệnh viện có Trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế và Trung tâm chẩn đoán hình ảnh được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến bậc nhất nên sẽ giúp quý khách sớm có được kết quả chính xác về tình trạng axit dạ dày. Sau khi đã có chẩn đoán chính xác, bác sĩ cũng sẽ tư vấn giúp quý khách có hướng điều trị tốt nhất để sớm cân bằng acid dạ dày.
Để tiện sắp xếp công việc, chủ động đặt lịch khám theo khung giờ phù hợp, quý khách có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên của bệnh viện sẽ giúp quý khách thực hiện các bước đặt lịch chính xác và nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!