Tin tức
Tìm hiểu về thân não và bệnh đột quỵ thân não
- 01/02/2024 | Bệnh đột quỵ động mạch não giữa: nhận biết và khắc phục
- 01/01/2024 | Thiếu máu não thoáng qua: dấu hiệu đột quỵ bạn không nên xem thường
- 01/12/2023 | Những lưu ý khi cấp cứu đột quỵ tại chỗ
1.
Đặc điểm của thân não
Thân não là phần nằm sâu bên trong não, kéo xuống phía sau đầu - nơi giao thoa của cột sống với hộp sọ. Đây là một phần của não bộ có nhiệm vụ kết nối các chức năng của não với hoạt động thể chất của các bộ phận trên cơ thể.
Bên ngoài thân não có 3 phần: hành tủy, cầu não và não giữa. 3 phần này phân chia theo chiều dọc bên trong thân não là mái, chỏm não và đáy cầu não:
Vị trí thân não trong não bộ
- Hành tủy và cầu não là nơi xuất phát của dây thần kinh số 4 - 12, chứa nhân xám là trung tâm hô hấp và vận mạch.
- Não giữa: gồm nhân xám, củ não và cuống não.
Thân não đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng đối với cử động vùng đầu - mặt - cổ, nhãn cầu, tuyến tiêu hoá; điều hòa phản xạ tim mạch, hô hấp, hắt hơi, ho, tiêu hóa, định hướng ánh sáng, phản xạ giác mạc; chi phối các động tác tự động như chỉ huy cử động nhãn cầu và đầu, giữ thăng bằng, điều chỉnh tư thế,...
2. Hội chứng đột quỵ thân não: những vấn đề cơ bản
2.1. Như thế nào là đột quỵ thân não?
Đột quỵ thân não thường được biết đến với tên khác là tai biến mạch máu não. Tình trạng này xảy ra khi thân não bị tổn thương do mạch máu nuôi dưỡng nó bị vỡ hoặc tắc nghẽn.
Đột quỵ thân não gồm nhiều loại hội chứng:
- Hội chứng Weber: cơn đột quỵ ở não giữa làm cho một bên của cơ thể bị suy yếu, mất cử động mắt và bị sụp mí.
- Hội chứng Locked in syndrome: cơn đột quỵ ảnh hưởng đến não, khiến cho không bộ phận nào của cơ thể còn khả năng cử động, mất khả năng giao tiếp trong khi khả năng nhận thức không bị ảnh hưởng, một số trường hợp cử động mắt không bị ảnh hưởng.
- Hội chứng Wallenberg: cơn đột quỵ gây mất cảm giác bên mặt cùng bên với vùng não bị đột quỵ và khiến cho bên đối diện vùng não bị đột quỵ mất hoàn toàn cảm giác.
Mạch máu não bị tắc hoặc vỡ chính là lý do xuất hiện cơn đột quỵ thân não
2.2. Phân biệt đột quỵ thân não và đột quỵ vỏ não
Điểm khác nhau rất rõ giữa đột quỵ vỏ não và thân não chính là ảnh hưởng về cảm giác ở mặt:
- Đột quỵ vỏ não: xảy ra tình trạng tê liệt ở phần mặt đối diện với bên não bị đột quỵ.
- Đột quỵ thân não: xảy ra tình trạng tê liệt bên mặt cùng phía với bên não bị đột quỵ.
2.3. Nhận biết triệu chứng đột quỵ thân não
Một cơn đột quỵ xảy ra ở thân não có thể gây nên các triệu chứng:
- Bên cơ thể đối diện với bên não bị đột quỵ bị yếu hoặc liệt cảm giác.
- Nhìn đôi do một bên mắt hoạt động bình thường còn bên kia không cử động được.
- Chóng mặt do chức năng điều khiển thăng bằng của thân não bị tổn thương.
- Méo miệng, sụp mi mắt ở một bên mặt.
- Nói lắp, khó nuốt, chỉ đưa được lưỡi qua được một bên.
- Không nâng đều được cả hai vai.
- Một số người bị nấc cụt.
2.4. Hệ lụy của đột quỵ thân não
Đột quỵ thân não có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Các triệu chứng nêu trên có thể trở nên nặng hơn chỉ trong vài giờ. Nếu bệnh nhân đột quỵ thân não không được phát hiện để can thiệp kịp thời thì có thể bị hôn mê, ngưng thở, tàn tật, liệt một phần cơ thể,...
Chính vì thế, việc phát hiện, điều trị, theo dõi và chăm sóc người bệnh tích cực rất quan trọng đối với hiệu quả hồi phục và giảm thiểu được ảnh hưởng đến chức năng vận động.
2.5. Phương pháp chẩn đoán đột quỵ thân não
Hình ảnh đột quỵ thân não thường không thể hiện rõ qua chụp CT-Scanner hay MRI như đột quỵ xảy ra các vùng khác của não, có trường hợp không hề thấy tổn thương. Mặt khác, các phần trên cột sống và xương lân cận hộp sọ thường che khuất tổn thương ở thân não. Vì thế, để chẩn đoán đúng đột quỵ thân não đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa phải có bề dày kinh nghiệm lâu năm và trình độ chuyên môn rất sâu.
Cơn đột quỵ thân não thường được chẩn đoán qua khám lâm sàng và chụp CT-Scanner hoặc chụp MRI nhưng cần theo dõi từ vài ngày đến vài tuần thì mới thấy được hình ảnh tổn thương.
3. Phòng ngừa đột quỵ thân não bằng cách nào?
Chụp MRI giúp tầm soát hiệu quả đột quỵ thân não
Thay đổi lối sống là một giải pháp phòng ngừa hiệu quả cơn đột quỵ thân não. Để làm được điều này, cần:
- Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra cholesterol và mỡ máu.
- Ổn định chỉ số huyết áp.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính mắc phải.
- Dừng hút thuốc lá.
- Duy trì chế độ ăn ít chất béo, ít muối.
- Luôn duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
Tầm soát đột quỵ thân não bằng chụp MRI có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này. Đây là phương pháp được đánh giá cao nhất về độ phân giải hình ảnh hiện nay, cho phép phát hiện bất thường bị khuất lấp sau xương và không gây tác dụng phụ như việc sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng tia X nên có thể an tâm về tính an toàn.
Đột quỵ thân não có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như đã nói ở trên. Vì thế, tầm soát định kỳ và thăm khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ là cách tốt nhất để giảm thiểu tối đa biến chứng có thể gặp phải.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh được đầu tư máy móc y tế hiện đại bậc nhất là địa chỉ uy tín để tầm soát đột quỵ thân não. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về phương pháp này hoặc đặt lịch thăm khám có thể gọi điện tới hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!