Tin tức

U tuyến thượng thận - Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Ngày 01/03/2024
ThomNT
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

U tuyến thượng thận - Phương pháp chẩn đoán và điều trị

U tuyến thượng thận có những triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan, không để ý. Thậm chí, bệnh nhân chỉ phát hiện ra khi thực hiện thăm khám, kiểm tra một vấn đề nào khác về sức khỏe. Điều này có thể ảnh hưởng đến công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.

1. Sơ lược về u tuyến thượng thận

Mỗi người có 2 quả thận và trên mỗi quả thận có một tuyến thượng thận, nghĩa là chúng ta sẽ có 2 tuyến thượng thận. Bình thường, tuyến thượng thận có kích thước nhỏ, trọng lượng khoảng 10g và màu hơi vàng. Khi các tế bào trong tuyến thượng thận phát triển bất thường thì sẽ hình thành khối u tuyến thượng thận.

Khối u này có thể là lành tính - phát triển to lên nhưng lại không lan rộng, nhưng cũng có thể là u ác tính - vừa phát triển, vừa lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể. Mức độ nguy hiểm và phác đồ điều trị của 2 dạng u tuyến thượng thận này là khác nhau.

A paper cut out of a lungs

Description automatically generated

Khối u tuyến thượng thận là sự phát triển quá mức của các tế bào

2. Nguyên nhân và triệu chứng của u tuyến thượng thận

Như đã nói, các nguyên nhân và triệu chứng của u tuyến thượng thận vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Nguyên nhân

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì khả năng cao người bị u tuyến thượng thận là do di truyền, cụ thể như sau:

       Bệnh đa nang adenomatous (FAP): Bệnh lý này khá hiếm gặp, nguyên nhân là do trong đường hô hấp trên và trong đại tràng có sự xuất hiện, tăng trưởng của hàng trăm, hàng ngàn polyp không ung thư.

       Nhiều tuyến nội tiết (MEN1): Các khối u không ung thư hình thành trong các tuyến nội tiết - là những tuyến có nhiệm vụ sản xuất và giải phóng hormone tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể.

Triệu chứng

Khi có khối u tuyến thượng thận, người bệnh có thể không nhận biết do cơ thể không xuất hiện triệu chứng hoặc có những triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng này bao gồm:

       Huyết áp tăng và cao.

       Tim đập nhanh, hồi hộp, lo lắng, hoảng sợ.

       Người ra mồ hôi nhiều.

       Cân nặng tăng hoặc giảm bất thường.

       Nổi mụn, rạn da, lông mọc quá mức,…

       Giảm ham muốn tình dục.

A person holding his hands on his chest

Description automatically generated

Tim đập nhanh, hồi hộp có thể là triệu chứng của u tuyến thượng thận

3. Chẩn đoán u tuyến thượng thận

Qua thăm khám, kiểm tra lâm sàng và khai thác bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp sau để chẩn đoán chuyên sâu u tuyến thượng thận.

Xét nghiệm máu và nước tiểu

Kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ phản ánh nồng độ hormone trong tuyến thượng thận để xem khối u là như thế nào (khối u chức năng hay không hoạt động). Trước khi làm xét nghiệm này thì người bệnh cần cho bác sĩ biết mình có đang dùng thuốc gì hay không để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Sinh thiết

Đây là phương pháp được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ u tuyến thượng thận là ác tính. Lúc này, một lượng nhỏ mô tế bào của tuyến thượng thận sẽ được đem đi phân tích dưới kính hiển vi để xem tính chất của khối u là lành tính hay ác tính, từ có có phác đồ điều trị phù hợp.

A doctor holding a transparent object

Description automatically generated

Chẩn đoán u tuyến thượng thận bằng phương pháp sinh thiết

Chụp CT

Phương pháp này sử dụng tia X để chụp tuyến thượng thận từ nhiều góc độ, sau đó kết hợp những bức ảnh chụp được lại với nhau thành hình ảnh 3 chiều để xác định khối u.

Chụp cộng hưởng từ

Hay còn gọi là chụp MRI - phương pháp sử dụng từ trường để chụp và xác định kích thước của khối u. Cách thực hiện cũng khá giống với phương pháp chụp CT nói trên.

Quét metaiodobenzylguanidine (MIBG)

Khối u tuyến thượng thận đôi khi không hiển thị trên ảnh chụp X-quang, nhưng lại xuất hiện khi được quét metaiodobenzylguanidine (MIBG). Phương pháp này được thực hiện trong 2 ngày liên tục. Ngày đầu tiên, bác sĩ tiêm MIBG vào cánh tay người bệnh và sau vài giờ thực hiện chụp ảnh bằng máy chuyên dụng. Hôm sau, tiếp tục chụp nhiều ảnh hơn để xem khối u có không và nằm ở vị trí nào.

Lấy mẫu tĩnh mạch thượng thận (AVS)

Nếu người bệnh có triệu chứng của khối u tuyến thượng thận nhưng chụp CT hay MRI không xác định được thì có thể được thực hiện lấy mẫu tĩnh mạch thượng thận (AVS). Phương pháp này chỉ được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa giỏi, tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại.

Chụp cắt lớp phát xạ positron DOTATATE (PET) hoặc chụp PET-CT

Thuốc phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh với lượng thấp, vô hại. Sau đó người bệnh được quét để xem chất phóng xạ này tích tụ ở đâu trong cơ thể, có nằm trong tuyến thượng thận hay không.

4. Điều trị u tuyến thượng thận

Điều trị u tuyến thượng thận như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, mong muốn của bệnh nhân, điều kiện sức khỏe và tài chính,…

       Sử dụng thuốc: Có thể là thuốc viên, thuốc con nhộng để uống hoặc thuốc dạng tiêm (tiêm tĩnh mạch). Thuốc có tác dụng tiếp cận và tiêu diệt tế bào khối u.

       Liệu pháp hormone: Thuốc được sử dụng có tác dụng kiểm soát các hormone do u tuyến thượng thận sản xuất ra. Thuốc được dùng trước, trong và sau khi thực hiện các phương pháp điều trị khác.

       Phẫu thuật: Để loại bỏ khối u và các mô lành xung quanh khối u. Nếu khối u nhỏ và dự đoán không phải là u ung thư thì có thể thực hiện cắt bỏ bằng phẫu thuật nội soi.

       Hóa trị: Nếu khối u là ác tính thì sẽ dùng thuốc Mitotane (Lysodren) để tiêu diệt hoặc làm cho khối u không phát triển.

       Xạ trị: Sử dụng tia năng lượng cao (tia X hoặc các hạt khác) để tiêu diệt khối u. Nhưng thường thì phương pháp này hiếm gặp trong điều trị u tuyến thượng thận.

A person holding a paper lungs next to a stethoscope

Description automatically generated

Điều trị u tuyến thượng thận như thế nào tùy thuộc từng trường hợp

Nói chung, u lành tính thì điều trị đơn giản và hiệu quả cao. Còn u ác tính thì điều trị phức tạp và tiên lượng kém. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về u tuyến thượng thận, hãy đặt lịch khám với bác sĩ tại Hệ thống Y tế MEDLATEC để được giải đáp chuyên sâu.

Quý khách có thể đặt lịch qua hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên hỗ trợ 24/7, giúp quý khách chọn được lịch khám phù hợp và tiện lợi nhất.

 

 

BS Chỉnh đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ