Các tin tức tại MEDlatec

Hệ thần kinh giao cảm: Vị trí, cấu tạo và chức năng

Ngày 10/12/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Hệ thần kinh giao cảm vận hành theo cơ chế trái ngược với hệ phó cảm trong hệ thần kinh thực vật. Chức năng của hệ giao cảm là tham gia vào quá trình điều phối chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu chưa nắm rõ vị trí và cấu tạo của hệ giao cảm, bạn đọc có thể tham khảo phần chia sẻ sau đây của MEDLATEC.

1. Hệ thần kinh giao cảm là gì?

Hệ thần kinh giao cảm hay SNS được biết đến như một thành phần tham gia cấu thành hệ thần kinh tự chủ. Về cơ bản, hệ giao cảm có thể xem như hệ thần kinh tự động trong cơ thể, làm nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tự động, ít bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh chủ động. Đơn cử như điều phối nhịp tim, quá trình tiết mồ hôi, tiêu hóa,... 

Hệ thần kinh giao cảm là một phần tham gia cấu thành hệ thần kinh thực vật 

2. Vị trí và cấu tạo của hệ thần kinh giao cảm

2.1. Vị trí

Về cơ bản, nếu phân loại theo chức năng thì hệ thần kinh được chia thành hai loại là hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng hay còn gọi là hệ thần kinh thực vật. Trong đó, hệ thần kinh vận động đảm nhiệm chức năng kiểm soát cảm xúc cùng với đó là vận động của cơ và xương. Còn hệ thần kinh thực vật lại tham gia vào quá trình điều phối chức năng của nhiều hệ cơ quan, mạch máu, sự tiết mồ hôi, hoạt động dinh dưỡng diễn ra trong cơ thể,.... Đây là những hoạt động diễn ra theo hướng tự động, không theo kiểm soát của cơ thể. 

Hệ thần kinh giao cảm thuộc hệ thần kinh thực vật, vị trí trung tâm của hệ thần kinh này được xác định như sau:

  • Vùng trung tâm cao nằm ở vị trí phía sau khu vực dưới đồi. 
  • Vùng trung tâm thấp nằm ở vị trí sừng bên chất xám tủy sống. Cụ thể, khu vực này được tính từ đốt sống đầu tiên đến đốt sống thắt lưng thứ hai. 

Vùng trung tâm cao của hệ thần kinh giao cảm thường nằm sau khu vực dưới đồi

Tại khu trung tâm, sợi thần kinh giao cảm sẽ lần lượt lan tỏa ảnh hưởng, tác động đến hạch giao cảm. Loại hạch này được chia thành hai loại cơ bản, bao gồm:

  • Hạch giao cảm cạnh sống: Là tập hợp của nhiều hạch, tập trung thành từng chuỗi phân bố tại hai bên cột sống. Trong đó, hạch cổ trên, cổ dưới và cổ ở giữa đều là hạch giao cảm cạnh sống. 
  • Hạch giao cảm lưng và bụng: Gồm hệ thống hạch phía trước cột sống, hạch mạc tại hàng trên, hạch mạc treo tại vùng tràng dưới, hạch đám rối (+). 

Thông qua những hạch trên, sợi thần kinh khởi phát từ thân nơron có khả năng tác động đến các hệ cơ quan, đây thực chất là sợi hạch sau. Tuy nhiên, hệ thống dây thần kinh giao cảm tại tuyến thượng thận thường không chứa sợi hạch sau. Chính vì thế, mỗi tuyến thượng thận đảm nhiệm chức năng như một hạch giao cảm. 

2.2. Cấu tạo

Về mặt cấu tạo, hệ thống dây thần kinh giao cảm được cấu thành từ sợi trước hạch và sau hạch. Chúng có khả năng bài tiết các chất trung gian hóa học. Cụ thể là: 

  • Acetylcholin: Tiết ra bởi sợi trước hạch. Chất trung gian hóa học này có nguồn gốc tổng hợp từ bào tương trục hoành thần kinh. Tiếp theo, Acetylcholin được truyền tới và tích trữ trong hệ thống bao bọc. Đặc điểm của chất trung gian Acetylcholin là chỉ tồn tại trong vài giây trước phân giải dưới tác động của men. 
  • Norepinephdrin: Tiết ra bởi sợi sau hạch, tổng hợp tại bào tương dây thần kinh giao cảm phía sau hạch, tích tụ trong hệ thống bao bọc nhỏ. Chất trung gian hóa học này sẽ chuyển hóa sang dạng Epinephrin. Norepinephdrin giải phóng vào mô chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Tiếp theo, chúng lại tái nhập, khuếch tán tới dịch kẽ. Tuy nhiên, Norepinephdrin và Epinephrin bài tiết từ tủy thượng thận xâm nhập vào máu sẽ phát huy tác dụng trong khoảng 10 đến 30 giây, nhưng có xu hướng giảm dần sau đó. 

Dây thần kinh giao cảm được cấu thành từ sợi trước hạch và sau hạch

Thông thường để tác động đến hệ thống cơ quan đáp ứng, những chất trung gian hóa học trên cần gắn cùng Receptor đặc hiệu của tế bào đáp ứng. 

3. Chức năng chính của hệ thần kinh giao cảm

Hệ thần kinh giao cảm luôn hoạt động đối lập với phó cảm tại từng hệ cơ quan. Chính cơ chế vận hành trái ngược này đã giúp hệ thần kinh thực vật kiểm soát các hoạt động một cách hiệu quả hơn. Theo đó, hệ giao cảm có khả năng tác động đến những hệ cơ quan và gây ra một số hiệu ứng nhất định như: 

  • Tác động lên mắt: Khiến co sợi cơ tia, làm cho đồng tử mắt nhãn ra. 
  • Tác động lên tuyến tiết: Tăng khả năng tiết mồ hôi, nhất là tiết mồ hôi tại nách, lòng bàn tay và bàn chân. 
  • Tác động lên dạ dày và ruột: Dưới sự tác động của hệ giao cảm cường độ cao lên nhu động ruột, trương lực cơ cũng dần mạnh lên, hoạt động vận chuyển thức ăn diễn ra trong đường ruột phần nào bị kìm hãm. 
  • Tác động lên tim: Khiến tim vận động tích cực hơn, làm tăng lực co bóp và nhịp tim. 
  • Tác động lên huyết áp: Dựa theo lực bơm của tim cùng sức cản tại mạch máu, huyết áp có thể biến đổi. Đồng thời, dưới sự kích thích của hệ giao cảm, lực bơm và lực đàn hồi của mạch máu cũng có thể tăng lên, kéo theo đó là tình trạng huyết áp.

Hệ thần kinh giao cảm ảnh hưởng đến nhiều chức năng trong cơ thể

Ngoài ra, hệ thần kinh giao cảm còn tác động lên một số chức năng khác như ức chế trong ống gan, hoạt động giải phóng Glucose, mạch máu vòng đại tuần hoàn,...

4. Bệnh lý thường gặp về hệ thần kinh giao cảm

Hệ thần kinh giao cảm là một phần trong hệ thần kinh thực vật. Bệnh lý thường gặp ở hệ cơ quan này là rối loạn hệ thần kinh thực vật. Khi đó, hệ giao cảm và phó cảm hoạt động trái ngược nhau nhưng không còn duy trì được trạng thái cân bằng. Kéo theo đó, khiến nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể bị tác động rối loạn theo. 

Để điều trị bệnh lý này, người bệnh cần dùng thuốc kết hợp biện pháp trị liệu phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Người bị bệnh lý về hệ thần kinh thực vật cần dùng thuốc kết hợp các biện pháp trị liệu 

MEDLATEC hy vọng thông qua chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về chức năng cũng như cấu tạo của hệ thần kinh giao cảm. Rối loạn hệ thần kinh thực vật là bệnh lý thường gặp và liên quan đến hệ giao cảm. Trường hợp nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng khác thường, nghi ngờ liên quan đến hệ thần kinh, bạn hãy tìm đến những địa chỉ uy tín như chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ đến MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.