Các tin tức tại MEDlatec

5 loại thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ bỉm nên ghi nhớ để tránh sử dụng

Ngày 16/01/2025
Tham vấn y khoa: BS.Nguyễn Thị Nhung
Sau khi sinh con, mất sữa hoặc thiếu sữa luôn là vấn đề khiến mẹ bỉm lo lắng. Một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến nguồn sữa cho con chính là chế độ ăn uống của mẹ. Nếu không chú ý, mẹ có thể dung nạp những thực phẩm gây mất sữa sau sinh. Vậy đó là những thực phẩm nào, mẹ có thể tham khảo nội dung dưới đây để tránh rơi vào tình huống này.

1. Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào đối với nguồn sữa mẹ?

Sau sinh, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu sản xuất sữa để phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng trẻ. Quá trình này chủ yếu được điều khiển bởi các hormone prolactin và oxytocin. Prolactin là hormone kích thích tuyến vú sản xuất sữa, oxytocin giúp tiết ra sữa khi trẻ bú.

Tuy nhiên, để các hormone này hoạt động hiệu quả, cơ thể mẹ cần có đầy đủ dưỡng chất. Khi người mẹ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, quá trình sản xuất sữa có thể bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu sữa hoặc sữa không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Để duy trì nguồn sữa dồi dào, mẹ cần có chế độ ăn uống đa dạng và cân đối với đầy đủ các nhóm thực phẩm chính: carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và chất khoáng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần uống đủ nước để cơ thể có đủ nước hỗ trợ quá trình tiết sữa.

Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp dinh dưỡng và lượng sữa cho con bú

2. Những thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ nên tránh

2.1. Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ngọt có thể gây tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất sữa. Lượng đường tích trữ quá cao trong cơ thể có thể làm mất cân bằng hormone và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của cơ thể mẹ. 

Khi lựa chọn thực phẩm chứa đường, mẹ hãy tránh thực phẩm có lượng đường cao và thay thế bằng thực phẩm có đường tự nhiên như trái cây tươi.

2.2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans như khoai tây chiên, xúc xích, pizza,... đều có thể làm giảm khả năng tiết sữa. Tuy không phải là thực phẩm gây mất sữa sau sinh nhưng việc lạm dụng nhóm thực phẩm này theo thời gian sẽ làm giảm dần lượng sữa được sản xuất. Vì thế, mẹ nên thay thế bằng thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu ô liu, quả bơ và các loại hạt để duy trì sức khỏe và tốt cho quá trình tăng tiết sữa mẹ.

2.3. Một số loại rau

Mặc dù rau xanh là nguồn chất xơ tốt cho tiêu hoá và cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cho sức khoẻ nhưng có một số loại rau sau có thể trở thành thực phẩm gây mất sữa sau sinh như:

- Rau mùi và rau thì là: Có tính kháng estrogen, ảnh hưởng đến sự sản xuất sữa mẹ.

- Rau cải bắp và các loại rau có tính lạnh như rau cần, rau muống: Khiến mẹ dễ bị lạnh bụng và giảm khả năng tiết sữa.

Rau bắp cải được xếp vào nhóm thực phẩm gây mất sữa sau sinh bởi tính hàn cao, dễ làm lạnh bụng mẹ

2.4. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền, xúc xích, thịt nguội,... chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Không những thế, đây còn là nhóm thực phẩm thiếu dưỡng chất, dễ gây tích tụ độc tố trong cơ thể, không tốt cho sự phát triển của trẻ. Vì thế mẹ cũng không nên bổ sung thực phẩm chế biến sẵn vào chế độ ăn của mình.

2.5. Thực phẩm chứa chất kích thích

Các loại thực phẩm chứa gia vị cay nóng, nhiều muối hoặc chứa nhiều gia vị có mùi mạnh có thể gây kích thích đường tiêu hóa và làm giảm sản lượng sữa. Những gia vị này có thể làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ, khiến trẻ không chịu bú, theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm chứa cafein thường được các mẹ sử dụng để tăng sự tỉnh táo như trà, cà phê, nước ngọt,.... nếu lạm dụng cũng có thể gây mất sữa sau sinh. Cafein trong những thực phẩm này ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làm giảm khả năng sản xuất sữa. Vì thế, trong giai đoạn cho con bú, mẹ hãy cố gắng hạn chế tiêu thụ cafein và có thể thay thế bằng trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây.

3. Các yếu tố khác hưởng đến sự tiết sữa mẹ

Ngoài thực phẩm gây mất sữa sau sinh, mẹ cũng nên lưu ý tránh những yếu tố sau để không gây bất lợi cho quá trình sản xuất sữa mẹ:

- Căng thẳng: Mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng là những yếu tố khiến cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol làm giảm lượng sữa.

- Thiếu ngủ: Thiếu ngủ khiến cho cơ thể mẹ không được phục hồi tốt nên cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Mẹ thiếu ngủ dễ bị giảm lượng sữa, không đáp ứng đủ nhu cầu bú của con.

Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, người mẹ cũng cần được nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo nguồn sữa cho con bú

4. Những thực phẩm tốt cho việc duy trì nguồn sữa mẹ

Bên cạnh nhóm thực phẩm gây mất sữa sau sinh cần tránh trên đây, mẹ cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để đảm bảo cả chất và lượng sữa cho con bú như:

- Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch,... rất giàu chất xơ và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và tăng sản xuất sữa.

- Rau xanh và trái cây như cải xoăn, cải bó xôi, chuối, táo, dâu tây,... đều là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể mẹ duy trì sức khỏe và khả năng sản xuất sữa.

- Thực phẩm giàu protein như cá, thịt, đậu phụ, sữa, các loại hạt,... đều rất tốt cho quá trình tăng tiết sữa.

Chế độ ăn uống sau sinh ảnh hưởng rất lớn đối với duy trì đảm bảo nguồn sữa mẹ. Việc tránh xa những thực phẩm gây mất sữa sau sinh và bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ giúp mẹ có được nguồn sữa dồi dào, đảm bảo chất lượng cho trẻ phát triển khoẻ mạnh, toàn diện.

Nếu gặp phải dấu hiệu bất thường về sức khỏe gây ảnh hưởng đến quá trình cho con bú sữa mẹ, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56, để được chẩn đoán đúng và có hướng xử trí kịp thời.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.