Các tin tức tại MEDlatec
Amidan nằm ở đâu và cách chăm sóc sức khỏe amidan
amidan nằm ở đâu
Amidan nằm ở đâu và cách chăm sóc sức khỏe amidan
Amidan là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, chịu trách nhiệm chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh. Để hiểu rõ hơn về vai trò này thì nên biết vị trí amidan nằm ở đâu. Dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu về vị trí, chức năng và các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe amidan.
1. Vị trí của amidan nằm ở đâu trong cơ thể?
Amidan nằm ở vị trí cửa ngõ trong hệ thống hô hấp của cơ thể con người, phía sau cổ họng, gần với mũi và hầu họng. Nhờ ở vị trí này mà amidan dễ dàng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh để lọc và ngăn chặn chúng không có cơ hội xâm nhập vào sâu trong cơ thể.
Hình ảnh giúp hình dung amidan nằm ở đâu
Amidan bao gồm 6 khối nằm vây quanh cửa hầu và xếp thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer): Amidan vòm (VA), Amidan vòi, Amidan khẩu cái (amidan), Amidan lưỡi.
2. Cấu trúc và chức năng của amidan
2.1. Cấu trúc của amidan
Như đã nói ở trên: Amidan bao gồm 6 khối vây xung quanh cửa hầu:
- Amidan vòm (VA)
Đây là một khối hình tam giác trong vòm họng, có khả năng phát triển theo thành sau của họng mũi. Amidan vòm cũng được xem là hạch bạch huyết to nhất của cơ thể.
Do phía trên amidan vòm không có lớp biểu mô bao phủ nên bộ phận này dễ bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh. Amidan vòm tăng kích thước vào giai đoạn trẻ nhỏ 6 - 7 tuổi để chống lại tác nhân gây bệnh, dị nguyên và chất kích thích. Giai đoạn sau đó, amidan vòm sẽ thoái triển dần rồi teo nhỏ trước độ tuổi dậy thì.
- Amidan vòi
Cấu tạo của amidan vòi gồm 2 amidan chia thành bên trái và bên phải, nằm quanh lỗ vòi tai, bên dưới vòi Eustache. Amidan vòi ít khi được nhắc đến và rất ít tổ chức Lympho.
- Amidan khẩu cái (vẫn hay được nhắc đến với tên gọi amidan)
Amidan này được mọi người biết đến nhiều nhất, là 2 amidan màu hồng có dạng hình ô van. Tùy theo độ tuổi mà kích thước amidan khẩu cái của mỗi người không giống nhau.
Amidan khẩu cái nằm trong hố amidan thành bên họng, một amidan ở bên phải và một amidan ở bên trái. Bộ phận này đảm nhận chức năng chính của amidan nhưng đồng thời cũng là nơi bị virus, vi khuẩn xâm nhập nhiều nhất nên dẫn đến viêm amidan.
- Amidan lưỡi
Amidan lưỡi nằm dưới đáy lưỡi, là một khối. Bộ phận này ít khi được nhắc đến và cũng là nơi có ít tế bào Lympho nhất của vòng bạch huyết Waldayer.
Các khối cấu trúc của amidan
2.2. Chức năng của amidan
Từ chia sẻ về vị trí amidan nằm ở đâu trên đây có thể thấy rằng, trong tổng thể hệ thống miễn dịch của cơ thể, amidan giữ nhiều vai trò quan trọng:
- Chống lại vi khuẩn và virus
Amidan sản xuất các tế bào miễn dịch như lymphocytes và antibodies để chống lại các vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể. Khi các vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, amidan phản ứng bằng cách tạo ra các tế bào miễn dịch để tấn công và loại bỏ chúng khỏi cơ thể.
- Lọc bỏ chất gây hại
Ngoài việc chống lại vi khuẩn và virus, amidan còn đóng vai trò là một bộ lọc cho cơ thể. Bằng cách sử dụng cấu trúc phức tạp của mình, amidan lọc và loại bỏ các chất gây hại như tạp chất, bụi bẩn,... từ không khí và thức ăn hàng ngày.
Nhờ đảm nhận vai trò chống lại và loại bỏ tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể, amidan giúp duy trì sức khỏe và cân bằng hệ miễn dịch.
3. Các vấn đề sức khỏe ở amidan
3.1. Viêm amidan cấp
Nguyên nhân chính gây nên viêm amidan cấp là sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn. Chính sự tấn công này gây nên các triệu chứng sưng đỏ amidan, khó nuốt, đau họng, sốt,...
3.2. Viêm amidan mạn tính
Amidan thường xuyên tái diễn sẽ tiến triển mạn tính, kéo dài. Lúc này, các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến ăn uống, trò chuyện hàng ngày, khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái.
3.3. Viêm amidan vòm
Viêm amidan vòm là tình trạng viêm nhiễm khu trú tại vòm họng và amidan vòi chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn như: cúm, tụ cầu, liên cầu khuẩn,... Người bị viêm amidan vòm thường chảy nước mũi dai dẳng. Ban đầu dịch mũi loãng và trong nhưng càng kéo dài càng chuyển sang màu xanh vàng và dính đặc.
Bệnh nhân bị viêm amidan vòm cấp có bị sốt nhưng thường là sốt nhẹ, ngạt mũi, chảy dịch mũi xuống cổ họng, dịch mũi này sẽ dính lấy bề mặt amidan gây vướng, khó nuốt, ho,... Trẻ nhỏ bị viêm amidan vòm vì thế dễ bỏ bú, ăn kém.
Người lớn và trẻ lớn ít khi bị viêm amidan vòm vì amidan teo nhỏ dần theo quá trình trưởng thành và hệ miễn dịch tốt hơn nên hiếm khi bị viêm.
Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở amidan
4. Cách chăm sóc và bảo vệ amidan
Amidan đảm nhận nhiều vai trò quan trọng như vậy nên việc bảo vệ tốt sức khỏe amidan chính là giải pháp để đảm bảo duy trì sức khỏe ổn định. Để bảo vệ amidan, bạn cần: - Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn:
+ Tránh tiếp xúc quá mức với những người bị bệnh về đường hô hấp, truyền nhiễm.
+ Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt là trong môi trường có nhiều người hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Duy trì vệ sinh cá nhân
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây.
+ Sử dụng khẩu trang khi bạn hoặc ai đó xung quanh bạn đang bị bệnh.
- Uống nước đầy đủ (2 lít mỗi ngày) để giữ ẩm cho hầu họng và giảm nguy cơ viêm amidan.
- Hạn chế hút thuốc và uống rượu vì đây là hai yếu tố có thể làm tổn thương amidan và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Ăn uống giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và giữ cho amidan khỏe mạnh.
- Giữ cho môi trường sống của bạn sạch sẽ,thoáng đãng, tránh tiếp xúc quá mức với bụi bẩn và chất gây kích ứng.
Amidan là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus. Việc hiểu được amidan nằm ở đâu, có chức năng gì sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trọng của của việc chăm sóc bộ phận này, nhận biết sớm các bệnh lý liên quan để kịp thời điều trị.
Quý khách hàng có triệu chứng nghi ngờ bệnh lý amidan có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bs vân đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!