Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ giải đáp: Bệnh teo đường mật bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?
- 22/12/2021 | Viêm đường mật trong gan là gì và các cách chữa trị hiệu quả
- 02/11/2021 | Ung thư biểu mô đường mật xa: giá trị của các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng
- 30/12/2021 | Các dấu ấn sinh học trong ung thư biểu mô đường mật trong gan
- 17/06/2022 | Chụp đường mật xuyên qua da
1. Bệnh teo đường mật bẩm sinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ?
Bệnh xảy ra khi có sự gián đoạn hay thiếu hụt của đường mật ngoài gan, từ đó dẫn đến tắc đường mật và nhanh chóng tiến triển thành tình trạng xơ gan. Teo đường mật bẩm sinh thường xảy ra trong quá trình tạo ống đường mật khi hình thành phôi. Ngoài ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như nhiễm virus, bất thường chuyển hóa mật, một số vấn đề bất thường trong quá trình mang thai,…
Teo đường mật bẩm sinh là một bệnh lý nguy hiểm
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh teo đường mật có thể dẫn đến tình trạng gan to, cổ trướng, xuất huyết dưới da,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.
2. Một số triệu chứng của bệnh teo đường mật bẩm sinh
Khi mắc bệnh teo đường mật bẩm sinh, trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
-
Vàng da
Nhiều trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng vàng da sinh lý do tăng bilirubin. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ kéo dài từ 1 đến 2 tuần, sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và sẽ dần biết mất. Ngược lại, với các trường hợp trẻ bị vàng da kéo dài trên 2 tuần, mức độ vàng da tăng dần, thì cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám sớm.
Vàng da là một biểu hiện của bệnh
-
Phân có màu bạc
Khi đường mật của trẻ bị teo bẩm sinh, muối mật cũng như các sắc tố mật trong gan không thể xuống được phần ruột non để tiêu hóa, chính vì thế phân của trẻ thường bị bạc màu.
Phần lớn trẻ bị teo đường mật bẩm sinh đều xuất hiện triệu chứng phân bạc màu. Tình trạng này sẽ biểu hiện ngày càng rõ hơn. Thậm chí, phân của trẻ còn có màu trắng giống như phân cò.
-
Nước tiểu đậm màu
Trẻ mắc phải căn bệnh này còn có thể gặp phải triệu chứng như nước tiểu màu vàng đậm, tã và quần của trẻ rất khó giặt sạch và hay có màu vàng ố.
-
Một số triệu chứng khác
Ngoài những biểu hiện kể trên, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như gan to và cứng, lách to, có dịch cổ trướng nên bụng to bất thường, tĩnh mạch nổi dưới da bụng, xuất huyết dưới da, suy gan,…
Trẻ bị bệnh có thể bị suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển, thiếu máu,… Nhưng đây là những triệu chứng khó phát hiện vì trong những tháng đầu đời, trẻ bị bệnh vẫn có thể tăng cân bình thường.
3. Phương pháp điều trị teo đường mật bẩm sinh
- Phương pháp điều trị tình trạng teo đường mật bẩm sinh của trẻ thường được áp dụng đó là phẫu thuật Kasai. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tạo ra một đường lưu thông mật để thay thế ống dẫn mật bị chặn bên ngoài gan.
Cần thực hiện phẫu thuật để điều trị teo đường mật
Trẻ nên được phẫu thuật điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ còn quá nhỏ có thể gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, thời điểm tốt nhất để điều trị phẫu thuật cho trẻ là từ 1 đến 2 tháng tuổi. Trong vòng 100 ngày tuổi, phẫu thuật vẫn có thể mang lại hiệu quả điều trị tích cực. Từ sau thời điểm này, bệnh tiến triển nhanh và có thể gây xơ gan nên việc điều trị có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như thời điểm điều trị, tình trạng tổn thương gan của trẻ, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện phẫu thuật.
- Trong trường hợp phẫu thuật Kasai không đạt được hiệu quả như mong muốn, các bác sĩ có thể tính đến phương pháp ghép gan. Đây cũng là phương pháp có thể mang đến hiệu quả nhất định, tỷ lệ bệnh nhân có thể sống trên 10 năm sau phẫu thuật lên đến hơn 90%.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại chính là thiếu mảnh ghép để thực hiện phẫu thuật, nhất là trong những trường hợp bệnh nhi còn quá nhỏ. Chính vì thế, giải pháp thường được áp dụng đó là lấy một nửa gan của bố hoặc của mẹ để ghép cho trẻ. Bác sĩ và gia đình cần nhanh chóng để tìm ra mảnh ghép thích hợp trước khi bệnh nhân phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm nhất.
Cha mẹ nên đưa con đi khám sớm khi có dấu hiệu bất thường
- Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sau phẫu thuật:
+ Sau phẫu thuật, trẻ cần nhịn ăn và truyền tĩnh mạch cho tới khi trẻ đi đại tiện có phân vàng hoặc phân xanh. Sau đó, tùy vào tính chất cũng như màu sắc của phân để điều chỉnh, thay đổi chế độ ăn phù hợp cho trẻ.
+ Sau phẫu thuật, trẻ cần được dùng kháng sinh để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng đường mật. Trong đó, trong vòng 6 tháng đầu tiên sau mổ, trẻ có thể dùng Cotrimoxazol liều dự phòng. Hoặc có thể dùng Ursodeoxycholic trong vòng từ 18 đến 24 tháng. Ở một số trường hợp có thể dùng đến khi trẻ hết ứ mật theo liều lượng, chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin A, D, E, K mỗi ngày.
+ Mẹ nên sử dụng loại sữa có đạm thủy phân và axit béo chuỗi ngắn, trung bình.
Từ những thông tin trên đây, hi vọng các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về căn bệnh teo đường mật bẩm sinh ở trẻ và sự nguy hiểm của bệnh, đặc biệt là những triệu chứng thường gặp để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đi khám. Nếu cho trẻ đi khám quá muộn thì cơ hội điều trị của trẻ sẽ gần như bằng “0”, trẻ sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Để chẩn đoán bệnh teo đường mật, các bác sĩ cần áp dụng các xét nghiệm hóa sinh, siêu âm gan, sinh thiết,… Để đảm bảo kết quả chính xác, bác sĩ cần có trình độ chuyên môn cao và được hỗ trợ bởi các thiết bị y khoa hiện đại. Do đó, cha mẹ nên đưa con em mình đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Để được hỗ trợ tư vấn hoặc đặt lịch khám với các chuyên gia đầu ngành Gan Mật tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mời quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!