Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh sởi ở người lớn nguy hiểm như thế nào? Phân biệt với sởi Rubella
- 01/08/2023 | Vắc xin sởi quai bị Rubella - Tiêm khi nào?
- 01/02/2024 | Chỉ mẹ cách chăm sóc khi trẻ bị sởi
- 20/08/2024 | Tổng hợp các phương pháp xét nghiệm sởi và địa chỉ xét nghiệm uy tín
- 20/08/2024 | Sởi diễn biến phức tạp - chuyên gia khuyến cáo biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong mùa tựu trường
1. Tổng quan về bệnh sởi
Bệnh sởi là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh sởi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nhất là với trẻ em dưới 5 tuổi.
Bệnh sởi có tính truyền nhiễm, tốc độ lây lan nhanh chóng
Theo WHO, vào năm 1980, khi vắc xin sởi chưa được phổ biến, số lượng bệnh nhân tử vong do bệnh sởi lên đến 2,6 triệu người. Số lượng ca tử vong do bệnh sởi vào năm 2012 trên toàn thế giới lên đến 122.000 người.
Số liệu từ WHO cho biết, vào năm 2023, số lượng các trường hợp mắc bệnh sởi ở khu vực châu Âu là hơn 300.000 ca. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, số lượng các ca bệnh sởi cũng tăng khoảng 255%. Trong năm 2024, Việt Nam nằm trong số các nước cảnh báo với nguy cơ có thể bùng phát dịch sởi theo chu kỳ 5 năm/lần.
2. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi ở người lớn thường không được chú trọng như với trẻ nhỏ, từ đó sinh ra tâm lý chủ quan, không khám bệnh để điều trị, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như bị viêm não, bị liệt hoặc bị động kinh,... Những người bị mắc bệnh sởi khi trưởng thành thường là do chưa được tiêm phòng hoặc cơ thể chưa có kháng thể. Bên cạnh đó, người lớn có phần chủ quan hơn trong việc phòng bệnh vì quan niệm chỉ có trẻ em mới bị sởi, khiến bệnh dễ lây lan rộng.
Không nên xem thường sự nguy hiểm của bệnh sởi, kể cả với người lớn
Người lớn khi bị sởi có thể bị liệt tứ chi hoặc rối loạn cơ tròn nếu có các biến chứng như viêm màng não hoặc viêm tủy. Bên cạnh đó, bệnh nhân sởi còn có nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản, mù lòa,... Phụ nữ đang mang thai bị sởi sẽ có nguy cơ bị sinh non, sẩy thai,...
Bệnh nhân sau khi hết sốt nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể bị sốt cao trở lại với các triệu chứng như đau đầu, co giật, hôn mê. Bệnh lây qua đường hô hấp với tốc độ nhanh, dễ bùng phát thành dịch.
3. Triệu chứng bệnh sởi ở người lớn
Người trưởng thành có tỷ lệ mắc bệnh sởi khá thấp. Bởi lẽ, đa phần đều đã bị nhiễm bệnh khi còn nhỏ và có kháng thể từ đó. Tuy nhiên, bệnh sởi ở người lớn vẫn có khả năng xuất hiện với những trường hợp chưa có kháng thể. Thông thường, các trường hợp được ghi nhận đều có thời gian ủ bệnh trong khoảng 7 - 21 ngày rồi mới phát ra các triệu chứng cụ thể:
Bệnh lý có những triệu chứng điển hình như sốt, mệt mỏi, phát ban,...
- Sốt cao, luôn mệt mỏi.
- Chán ăn.
- Đau đầu.
- Viêm long ở đường hô hấp trên, biểu hiện cụ thể như ho khan, sổ mũi,...
- Mắt đỏ, mắt bị cộm, hay chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, vùng mi mắt bị sưng nề.
- Xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng hoặc xám, khoảng 0,5 - 1mm ở phía bên trong miệng - ngang răng hàm trên.
- Phát ban sau khi bị sốt cao khoảng 2 - 4 ngày. Các nốt ban hồng và nổi cộm ở trên bề mặt da. Sau khi phát ban nổi hết trên toàn cơ thể thì thân nhiệt sẽ giảm dần.
4. Phân biệt bệnh sởi và sởi Rubella
Bệnh sởi và sởi Rubella là 2 bệnh lý khác nhau nhưng rất dễ gây nhầm lẫn vì tên gọi. Sau đây là một số đặc điểm phân biệt:
Bệnh sởi | Bệnh sởi Rubella | |
Nguyên nhân gây bệnh | Virus sởi thuộc họ paramyxovirus | Virus rubella thuộc họ togavirus |
Thời gian ủ bệnh | 7 - 21 ngày | 12 - 23 ngày |
Biểu hiện | - Sốt từ nhẹ cho đến vừa ở giai đoạn khởi phát, đi kèm ho khan, sổ mũi, tiêu chảy,... - Toàn phát: Sốt cao 39 độ C, có biểu hiện phát ban dát sẩn hồng, da bị căng, ngứa ngáy, khó chịu. - Phục hồi: Nốt ban nhạt dần và lặn theo thứ tự mọc, các triệu chứng khác cũng giảm dần. | - Khởi phát: Nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi. - Toàn phát: Sốt nhẹ khoảng 38 độ C đi kèm các triệu chứng ở giai đoạn khởi phát. Nổi hạch, phát ban không theo quy luật. - Phục hồi: Các nốt ban bay dần và không để lại dấu vết trên bề mặt da. |
Biến chứng | Tỷ lệ biến chứng cao, gây nguy hiểm: - Viêm loét giác mạc. - Viêm phổi kẽ, viêm thanh quản, viêm não,... - Suy giảm chức năng miễn dịch. - Gây sảy thai, lưu thai,... - Nguy cơ tử vong cao | Tỷ lệ biến chứng rất thấp, nhưng ghi nhận nguy hiểm với phụ nữ mang thai: - Viêm khớp, viêm não, viêm tai. - Nguy cơ sảy thai, lưu thai, trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh,... |
5. Phương pháp chẩn đoán bệnh sởi
Bệnh sởi ở người lớn thường được chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng như sốt, viêm kết mạc mắt hay viêm đường hô hấp,... Đặc biệt, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là các nốt phát ban hồng dát sẩn nhưng đôi khi, một số trường hợp không có triệu chứng điển hình. Thay vào đó, người bệnh chỉ bị sốt nhẹ nên dễ bị lơ là. Vì vậy, ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ còn chẩn đoán bệnh lý thông qua một vài phương pháp như sau:
Xét nghiệm máu kết hợp với các phương pháp khác để chẩn đoán bệnh lý
- Xét nghiệm công thức máu để nhận biết số lượng bạch cầu, bạch cầu lympho và cả tiểu cầu bị suy giảm.
- Chụp X-quang phổi giúp phát hiện tình trạng bị viêm phổi kẽ hoặc bị tổn thương các nhu mô phổi.
- Xét nghiệm huyết thanh học để tìm kháng thể IgM.
- Phản ứng khuếch đại gen để tiến hành phân lập virus từ máu, dịch mũi họng ngay từ giai đoạn sớm nếu có thể.
Người bệnh sẽ được chẩn đoán xác định ngay khi có các thông tin dịch tễ đã từng tiếp xúc với bệnh nhân sởi hoặc ở khu vực có dịch sởi. Kết hợp với các biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được nêu trên, từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
6. Cách thức điều trị bệnh sởi
Khi phát hiện bị mắc bệnh sởi, người bệnh cần tự giác cách ly với gia đình để tránh lây lan virus. Cách thức điều trị bệnh sởi ở người lớn cần được chăm sóc cẩn thận, theo hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể:
Cách thức điều trị bệnh sởi ở người lớn không quá phức tạp nhưng cần đảm bảo cách ly để tránh lây lan
- Hạ sốt: Người bệnh khi bị sốt cao cần có các giải pháp giúp hạ sốt nhanh như: uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bổ sung nước trái cây, nằm nghỉ ở khu vực thoáng mát,...
- Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và giúp phục hồi nhanh chóng. Bệnh nhân cần được bổ sung vitamin A để ngăn ngừa các biến chứng mắt do sởi gây nên.
- Vấn đề vệ sinh: Người bệnh cần được chăm sóc và cách ly tại nhà với điều kiện tốt nhất. Trong vấn đề vệ sinh cá nhân, người bệnh cần tự giác chăm sóc răng miệng cẩn thận.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, nếu bệnh nhân có các biểu hiện như bị sốt cao, sốt tái phát khi đã mờ các nốt phát ban, nhịp tim đập nhanh, ngủ li bì,... thì nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được các bác sĩ can thiệp y tế kịp thời.
Trên đây là những thông tin về bệnh sởi ở người lớn mà MEDLATEC đã cập nhật cho bạn. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện nghi ngờ, bạn nên nhanh chóng đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và điều trị. Ngoài việc đến tận viện, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm sởi tận nơi uy tín và tiện lợi của MEDLATEC.
Hiện nay, MEDLATEC đang triển khai nhiều gói tầm soát giúp phát hiện sớm bệnh với chi phí hợp lý mà Quý khách có thể tham khảo:
STT | Danh mục | Ý nghĩa |
1 | Công thức máu (18 chỉ số) | Xác định số lượng tế bào máu |
2 | Ure | Chức năng thận |
3 | Creatinine | Chức năng thận |
4 | AST | Chức năng gan |
5 | ALT | Chức năng gan |
6 | Điện giải đồ: Na/K/Cl | Xác định có rối loạn điện giải hay không |
7 | CRP | Xác định chỉ số viêm nhiễm |
8 | Điện tim | Chẩn đoán rối loạn nhịp tim |
9 | Chụp X-quang tim phổi | Theo dõi biến chứng phổi |
10 | Nội soi Tai - mũi - họng | Kiểm tra tổn thương trong họng |
Lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tận nơi tiện lợi và chất lượng của MEDLATEC
Để đặt lịch khám hoặc lịch xét nghiệm lấy mẫu tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!