Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh viêm động mạch Takayasu và những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý
- 18/07/2013 | Cách nhận biết viêm động mạch khu trú thái dương
- 22/08/2024 | CCS tim mạch (hội chứng động mạch vành mạn): triệu chứng và hướng phòng ngừa hiệu quả
- 08/11/2024 | Xơ vữa động mạch có nguy hiểm không: Hiểu để chủ động phòng tránh hiệu quả
- 19/11/2024 | Phát hiện bệnh lý phình tách động mạch chủ ngực không có triệu chứng nhân lúc đi khám cơ xương khớp
1. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm động mạch Takayasu
1.1. Viêm động mạch Takayasu là bệnh gì?
Viêm động mạch Takayasu là là một bệnh lý viêm mạch máu hiếm gặp. Trong bệnh lý này, tình trạng viêm khiến cho động mạch lớn dẫn máu từ tim đến các động mạch chủ và các nhánh chính bị tổn thương.
Động mạch chủ bị viêm khi mắc bệnh viêm động mạch Takayasu
1.2. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm động mạch Takayasu
Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân gây nên bệnh lý này nhưng có một số yếu tố được xem là điều kiện thúc đẩy sự hình thành bệnh:
- Di truyền: Các nhà nghiên cứu đã xác định được một số gen liên quan đến viêm động mạch Takayasu.
- Nhiễm trùng: Đây có thể là yếu tố kích hoạt bệnh.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch có thể tấn công nhầm vào các tế bào của cơ thể, gây ra viêm.
2. Các triệu chứng của bệnh viêm động mạch Takayasu
Triệu chứng của bệnh viêm động mạch Takayasu tương đối đa dạng và phát triển theo hai giai đoạn chính:
2.1. Triệu chứng ở giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng thường không đặc hiệu:
- Sốt, có thể kèm theo đổ mồ hôi.
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Sút cân không rõ nguyên nhân.
- Đau cơ và khớp.
Những triệu chứng này không phải xuất hiện ở mọi ca bệnh. Có trường hợp triệu chứng xuất hiện sau khi động mạch đã bị hỏng từ rất lâu trước đó.
2.2. Triệu chứng ở giai đoạn muộn
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng của bệnh viêm động mạch Takayasu thường liên quan đến tình trạng tổn thương động mạch:
- Đau hoặc căng tức ở ngực.
- Đau ở các chi, nhất là khi vận động.
- Huyết áp thấp ở tay hoặc chân.
- Khó thở, đau đầu, chóng mặt.
- Mạch yếu hoặc không có mạch ở một bên cơ thể.
- Tiêu chảy hoặc đại tiện có máu ở trong phân.
Người bị bệnh viêm động mạch Takayasu thường xuyên đau nhức chân tay khi vận động
3. Biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh viêm động mạch Takayasu
3.1. Tăng huyết áp
Do động mạch bị viêm và hẹp nên máu khó lưu thông và làm tăng huyết áp. Huyết áp cao kéo dài có thể gây áp lực lên tim, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
3.2. Suy tim
Khi động mạch chủ và các nhánh chính của nó bị hẹp hoặc tắc nghẽn, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đi qua các mạch máu bị chặn. Hoạt động quá mức là lý do gây suy tim - biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động và cuộc sống của người bệnh.
3.3. Đột quỵ
Đây là biến chứng rất đáng lo ngại của bệnh viêm động mạch Takayasu. Khi các động mạch dẫn máu lên não bị hẹp hoặc tắc nghẽn, người bệnh có nguy cơ thiếu máu não nghiêm trọng và dẫn đến đột quỵ.
3.4. Thiếu máu não cục bộ
Tình trạng hẹp mạch có thể làm giảm lượng máu lưu thông đến não, gây đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Dạng đột quỵ này tương đối nhẹ, đóng vai trò là dấu hiệu cảnh báo vì nó gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ nhưng không gây tổn thương vĩnh viễn.
3.5. Phình và tách động mạch chủ
Phình động mạch chủ xảy ra khi một điểm yếu trên thành động mạch chủ bắt đầu phình ra. Phình động mạch chủ làm tăng nguy cơ tách động mạch chủ - vết rách ở lớp niêm mạc động mạch chủ, tăng nguy cơ vỡ động mạch, gây chảy máu nội tạng, đe dọa tính mạng người bệnh.
Không điều trị tích cực viêm động mạch chủ Takayasu có thể gây phình, vỡ động mạch, nguy hiểm đến tính mạng
3.6. Đối với thai phụ
Phụ nữ bị viêm động mạch Takayasu có thể có thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá trình điều trị bệnh lý này bằng thuốc có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Vì thế, thai phụ mắc bệnh lý này cần theo dõi thai kỳ thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nếu phụ nữ đang dự định mang thai cũng đang bị viêm động mạch Takayasu thì cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn biện pháp giảm thiểu biến chứng gặp phải trong thai kỳ để chủ động đưa ra quyết định mang thai.
4. Lưu ý đối với bệnh viêm động mạch Takayasu
Nếu xuất hiện các biểu hiện: khó thở, đau ngực, tay yếu, mặt xệ xuống, khó nói,... người bệnh cần có sự kiểm tra từ bác sĩ chuyên khoa. Phát hiện sớm bệnh lý này là giải pháp duy nhất để ngăn chặn kịp thời biến chứng.
Việc chẩn đoán bệnh viêm động mạch Takayasu thường gặp nhiều khó khăn do triệu chứng ban đầu không đặc hiệu. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành các phương pháp chẩn đoán sau:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra chỉ số huyết học giúp xác định tình trạng viêm.
- Chụp CT-Scanner mạch máu: Kiểm tra dòng chảy và cấu trúc của mạch máu.
- Siêu âm Doppler: Phát hiện bất thường về dòng chảy bình thường của máu.
Với trường hợp đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm động mạch Takayasu, người bệnh cần lưu ý rằng các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện rồi biến mất ngay cả khi đã được điều trị hiệu quả. Vì thế, nếu tái diễn dấu hiệu tương tự đã gặp trước đó hoặc xuất hiện triệu chứng mới cần báo với bác sĩ để kịp thời khắc phục.
Tỷ lệ phát hiện bệnh nhanh còn hạn chế, đồng thời tỷ lệ tái phát hoặc diễn biến mạn tính lại tăng dần dù các triệu chứng lâm sàng đã được điều trị ổn định. Việc xuất hiện các biến chứng ở giai đoạn sau là một cảnh báo xấu cho tình hình sức khỏe. Do đó cần kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm và can thiệp y khoa, giảm thiểu rủi ro và chủ động bảo vệ sức khỏe của người bệnh.
Quý khách hàng cần đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Tim mạch - Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!