Các tin tức tại MEDlatec

Các loại xét nghiệm ung thư và trường hợp chỉ định

Ngày 16/07/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Các loại xét nghiệm ung thư được chỉ định trong khám tầm soát, chẩn đoán và định hướng điều trị hiện nay rất đa dạng. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, tình trạng bệnh lý, phương pháp điều trị đã hoặc đang áp dụng (nếu có), bác sĩ sẽ chỉ định loại hình xét nghiệm phù hợp.

1. Các loại xét nghiệm ung thư phổ biến 

xét nghiệm ung thư nói chung gồm nhiều phương pháp. Tùy theo mục đích sàng lọc, chẩn đoán và định hướng điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật xét nghiệm thích hợp. 

1.1. Xét nghiệm sàng lọc

Xét nghiệm tìm kiếm dấu ấn ung thư và một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được ứng dụng trong quá trình khám sàng lọc. 

1.1.1. Xét nghiệm dấu ấn ung thư

Đây là các phương pháp xét nghiệm tìm kiếm dấu ấn ung thư, chủ yếu được chỉ định khi khám sàng lọc. Dấu ấn ung thư ở đây là chất chỉ điểm cảnh báo sự tồn tại của khối u. Mẫu bệnh phẩm được phân tích có thể là máu, nước tiểu hoặc mẫu mô. 

Xét nghiệm dấu ấn ung thư chủ yếu được chỉ định trong quá trình khám sàng lọc

Các chất này cũng thường hình thành từ tế bào ung thư. Ngoài ra, nhiều chất chỉ điểm còn được cơ thể tổng hợp để chống lại tế bào gây bệnh. Ứng với từng loại ung thư lại là một chất chỉ điểm đặc trưng. Sự tăng lên bất thường của chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của một loại ung thư nào đó. 

1.1.2. Chẩn đoán hình ảnh

Ngoài xét nghiệm dấu ấn ung thư, một số chẩn đoán hình ảnh cũng có thể được cân nhắc chỉ định. Chẳng hạn như: 

  • Siêu âm. 
  • Nội soi. 
  • Chụp X-quang.
  • Chụp CT. 
  • Chụp MRI. 
  • Chụp PET/CT,… 

Bệnh nhân được nội soi đại tràng kết hợp cắt polyp tại Hệ thống Y tế MEDLATEC 

Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh kể trên hỗ trợ đắc lực quá trình xác định vị trí, kích thước, mức độ lan rộng của khối u. Đối với bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, nội soi tiêu hóa là phương pháp được lựa chọn hàng đầu, kết hợp với sinh thiết trong quá trình soi sẽ là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh lý ung thư.

1.2. Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học có thể được chỉ định trong quá trình chẩn đoán ung thư. 

1.2.1. Xét nghiệm tế bào học

Xét nghiệm tế bào học tập trung vào việc nghiên cứu sự biến đổi của tế bào về mặt hình thái. Mẫu bệnh phẩm được sử dụng phân tích thường là tế bào lấy từ các bộ phận như cổ tử cung hoặc dịch chọc hút từ phổi, màng bụng, tế bào sinh thiết khi nội soi,... tùy loại ung thư cần chẩn đoán. 

Ưu điểm của xét nghiệm tế bào học là chi phí phải chăng, cho kết quả tương đối nhanh, độ chính xác cao, thích hợp tiến hành nhiều lần mà không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

1.2.2. Xét nghiệm mô bệnh học

Xét nghiệm mô bệnh học (giải phẫu mẫu bệnh) là những phương pháp phân tích mẫu mô dưới kính hiển vi. Từ đó bác sĩ có thể xác định mẫu bệnh phẩm có chứa tế bào ác tính hay không. Mẫu bệnh phẩm được sử dụng ở đây chủ yếu là mô lấy từ quá trình nội soi, sinh thiết kim hoặc phẫu thuật. 

Giải phẫu mô bệnh học là một trong các loại xét nghiệm ung thư được ứng dụng phổ biến 

Bên cạnh phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, xét nghiệm mô bệnh học còn hỗ trợ xác định đặc điểm của tổn thương, giai đoạn phát triển của khối u, dự đoán tiên lượng điều trị. Trong một số trường hợp, mẫu mô thường được sử dụng trong cả phân tích gen, phục vụ nghiên cứu khoa học. 

1.3. Xét nghiệm định hướng điều trị

Để có thêm căn cứ định hướng điều trị, bác sĩ đôi khi sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm gen hoặc xét nghiệm hóa mô. 

1.3.1 Xét nghiệm gen

Xét nghiệm gen giúp cung cấp kết quả hỗ trợ quá trình lựa chọn phương pháp điều trị, dự đoán xu hướng tiến triển. 

Cụ thể đối với một số loại ung thư, mẫu mô hay tế bào ác tính sẽ được mang đi phân tích gen. Mục đích chính của việc xét nghiệm gen là xác định đột biến gen phục vụ công tác chỉ định phác đồ điều trị, dự đoán tốc độ tiến triển và khả năng tái phát. 

1.3.2. Xét nghiệm hóa mô miễn dịch

Xét nghiệm hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry – IHC) là một kỹ thuật sinh học phân tử - mô học dùng để phát hiện các phân tử đặc hiệu (chủ yếu là protein) trong mô bệnh phẩm bằng cách sử dụng kháng thể đặc hiệu. 

Theo đó, trong quá trình thực hiện xét nghiệm hóa mô miễn dịch, bác sĩ dựa trên nguyên lý kháng nguyên - kháng thể làm nổi bật sự hiện diện của các kháng nguyên đặc hiệu của tế bào ung thư. Từ đó phát hiện kháng nguyên ung thư. Ngoài việc phục vụ chẩn đoán, xét nghiệm hóa mô cũng có ý nghĩa quan trọng trong định hướng điều trị, dự đoán tiên lượng, xác định nguồn gốc di căn. 

2. Khi nào nên làm xét nghiệm ung thư? 

Xét nghiệm ung thư có thể thực hiện bất kỳ khi nào, đặc biệt là khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường như: 

  • Cân nặng đột nhiên giảm không rõ nguyên nhân. 
  • Mệt mỏi.
  • Sờ thấy khối u. 
  • Một số vị trí trên cơ thể hoặc bộ phận có dấu hiệu lạ,… 

Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, nghi ngờ mắc ung thư, bạn nên đi khám và làm xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín

Hiệu quả điều trị phụ thuộc lớn vào giai đoạn tiến triển. Điều trị càng sớm, tỷ lệ thành công lại càng cao. Do đó, bạn nên tầm soát ung thư hàng năm. Đặc biệt, nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, hay phải tiếp xúc với hóa chất,... bạn lại càng nên chú trọng khám tầm soát, làm xét nghiệm ung thư theo chỉ định của bác sĩ. 

3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ung thư

Kết quả xét nghiệm ung thư có đảm bảo chuẩn xác hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 

  • Giai đoạn của ung thư: Một số xét nghiệm trong giai đoạn đầu của ung thư có thể chưa phát hiện hoặc độ nhạy không cao.
  • Tính chất tế bào ung thư: Có thể một số loại ung thư xuất hiện do đột biến ở những gen ít được khảo sát hoặc chưa ghi nhận dấu ấn miễn dịch phổ biến, dẫn tới kết quả phân tích Gen/HMMD có thể âm tính giả
  • Ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác: Khiến xét nghiệm tầm soát ung thư bị dương tính giả.
  • Chất lượng mẫu bệnh phẩm: Nếu mẫu mô hoặc tế bào không đại diện cho khối u, kết quả phân tích có thể sai lệch, ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán. 
  • Sai sót trong quá trình xử lý: Những sai sót trong khâu lấy mẫu, xử lý mẫu, phân tích có khả năng ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. 
  • Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của kỹ thuật viên: Kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm xử lý mẫu, thao tác lỗi có thể khiến kết quả phân tích bị sai lệch. 
  • Trang thiết bị hỗ trợ: Đơn vị có hệ thống trang thiết bị hiện đại thường thực hiện được nhiều xét nghiệm phân tích hơn với thời gian triển khai nhanh và chính xác. 

Chất lượng mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phân tích 

Nhìn chung, khi có nhu cầu khám tầm soát, làm xét nghiệm ung thư, bạn nên dành thời gian tìm hiểu, lựa chọn đơn vị y tế uy tín. Trong đó, Hệ thống Y tế MEDLATEC với lịch sử phát triển gần 30 năm đang là lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành luôn hết lòng vì người bệnh, phục vụ tận tâm. Hiện nay, Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022, cùng với đó là chứng chỉ CAP cấp bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Với trung tâm hiện đại này, MEDLATEC đã và đang triển khai nhiều kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu, hỗ trợ hiệu quả công tác chẩn đoán ung thư và nhiều bệnh lý khác.

Bên cạnh đó với hệ thống máy chụp X-quang, máy chụp CT, máy chụp MRI, máy siêu âm,... nhập khẩu từ châu Âu và Hoa Kỳ, MEDLATEC có triển khai nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh, giúp tầm soát sớm ung thư. 

Các loại xét nghiệm ung thư được triển khai hiện nay rất đa dạng. Phụ thuộc theo mục đích tầm soát, chẩn đoán phân loại hoặc định hướng phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật phân tích phù hợp. Nếu cần đặt lịch khám hoặc xét nghiệm tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn hỗ trợ 24/7.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.