Các tin tức tại MEDlatec
Các tác dụng của lá cây sương sâm và lưu ý khi sử dụng!
- 31/01/2023 | Cây sâm cau: Đặc điểm nhận biết và lưu ý khi sử dụng
- 09/02/2023 | Cây đước có tác dụng chữa bệnh như thế nào?
- 02/02/2023 | Cây ô rô và các công dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết
1. Thông tin về cây sương sâm
Cây sương sâm có tên khoa học là Tiliacora triandra, họ Menispermaceae. Cây còn được gọi các tên gọi khác như sâm sâm, xanh tam hay dây xanh leo.
Cây sương sâm là loại cây lâu năm, thân leo, có nhiều nhánh. Cây thường mọc bò dưới đất, leo vào cây khác hoặc leo vào bờ rào, bờ tường (khi được trồng). Sương sâm có thân dài trung bình từ 3 – 5m, với cây có nhiều năm tuổi, chiều dài của thân có thể lên đến 10m. Rễ sương sâm là loại rễ cọc, ăn sâu vào trong lòng đất và có sức sống rất mạnh.
Sương sâm là loại cây thân leo, có thể thu hoạch lá quanh năm
Lá sương sâm có phiến hình trái tim và được phủ lớp lông mềm. Hoa của cây mọc theo chùm, có màu vàng. Quả sương sâm hình trái xoăn với chiều dài từ 10 – 12mm.
Tại Việt Nam, cây sương sâm được chia thành hai loại chính là:
-
Cây sương sâm lá lông: Lá cây được phủ một lớp lông mịn ở mặt dưới, lá cây không xanh đậm như sương sâm trơn. Hoa mọc ở cách nách thân leo và phân nhánh. Quả khi chín chuyển sang màu vàng.
-
Cây sương sâm lá trơn: cây có nhánh mảnh, có lớp gai nhọn và lông nhịn bao phủ bên ngoài. Cây cho ra hoa từ tháng 3 đến cuối tháng 6, sau đó bắt đầu kết quả. Quả chín có màu tím như nho đen.
Cây sương sâm có giá trị sử dụng với toàn bộ các bộ phận, tuy nhiên, lá sương sâm được sử dụng là nhiều hơn cả. Sương sâm có thể thu hoạch lá quanh năm, thời điểm từ 3 – 4 tháng sau thời gian trồng là có thể thu hoạch.
Lá sương sâm sau khi thu hoạch nếu không dùng luôn sẽ được rửa sạch, phơi khô và dùng dần. Quá trình bảo quản lá cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và không đặt tại các vị trí ẩm thấp.
2. Các tác dụng của lá cây sương sâm là gì?
Cây sương sâm không còn là quá xa lạ với nhiều bà nội trợ bởi các tác dụng hữu ích với sức khỏe có thể áp dụng như:
Làm thạch sương sâm
Thạch sương sâm là một món ăn được nhiều người ưa chuộng vào mùa hè nhờ khả năng thanh nhiệt, giải khát. Thạch sương sâm thường không quá ngọt, có mùi thơm đặc trưng của lá sương sâm.
Thạch sương sâm
Cách làm thạch sương sâm như sau:
-
Lá sương sâm tươi rửa sạch, để ráo và thái nhỏ.
-
Xay nhuyễn lá với hỗn hợp nước ấm (khoảng 70 độ C), đường và một ít muối. Sau đó lọc loại bỏ bã và hớt bỏ phần bọt trắng.
-
Đổ phần hỗn hợp đã thu được vào khuôn và để trong khăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 tiếng là đã có thể sử dụng.
Thạch sương sâm thường không quá ngọt, có mùi thơm đặc trưng của lá sương sâm. Trong đó, nên ưu tiên sử dụng lá sương sâm tươi để làm thạch thay vì dùng lá khô.
Tốt cho người bị tiểu đường
Theo các chuyên gia, lá cây sương sâm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Nguyên nhân chính là việc sử dụng nước lá sương sâm giúp hạ đường huyết, giảm sự phóng thích của glucose từ gan, kích thích sản xuất insulin trong cơ thể.
Ổn định huyết áp
Trong lá sương sâm có chứa các chiết xuất giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, tác dụng này là rất tốt với các đối tượng thường xuyên gặp tình trạng huyết áp không ổn định.
Ngừa ung thư
Các nghiên cứu chỉ do trong lá sương sâm có chứa hàm lượng cao flavonoid – hoạt chất giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có tác dụng chống lại các quá trình oxy hóa và tăng hấp thụ vitamin C. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Điều trị chứng tiểu bí, tiểu khó
Theo Đông Y, lá sương sâm là rất tốt cho hệ bài tiết của cơ thể, đặc biệt là với các chức năng của thận. Do đó, việc sử dụng thạch hoặc nước lá sương sâm hàng ngày có thể cải thiện các tình trạng tiểu bí, tiểu khó.
Nước sương sâm có tác dụng chữa bí tiểu hiệu quả
Cách thực hiện như sau:
-
Lấy khoảng 50 – 60 gram lá sương sâm tươi, rửa sạch và để ráo nước.
-
Tiến hành vò hoặc giã nát lá sương sâm.
-
Đem phần lá đã sơ chế đun cùng nước sôi. Để nguội và tiến hành vắt lấy nước uống.
Kiên trì dùng từ 50 – 100gr lá sương sâm tươi mỗi ngày trong thời gian từ 1 – 2 tháng, người bệnh có thể nhận thấy tình trạng của mình được cải thiện rõ rệt.
Hạ sốt
Lá sương sâm có tác dụng hạ sốt hiệu quả đối với trẻ nhỏ và người già bằng việc sử dụng nước lá uống trong ngày. Hoặc cũng có thể dùng lá sương sâm làm thạch và ăn. Trong trường hợp trẻ không thể hạ sốt, bạn cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp can thiệp y tế khác.
Các tác dụng khác của lá sương sâm
-
Hỗ trợ điều trị gout.
-
Giảm tình trạng táo bón, khó tiêu.
-
Tạo màu tự nhiên cho món ăn.
-
Chữa thủy đậu.
3. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng lá sương sâm hay không?
4. Các lưu ý trong quá trình sử dụng lá sương sâm
Tuy có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, việc sử dụng lá cây sương sâm cũng cần được lưu ý như sau:
-
Không nên ăn quá nhiều thạch sương sâm bởi có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Theo khuyến cáo, không nên sử dụng quá 2 ly thạch sương sâm trong một ngày với người lớn và ½ ly trong một ngày với trẻ nhỏ.
-
Theo Đông Y, lá sương sâm có tính hơi độc, do đó, không nên quá lạm dụng.
-
Nên ưu tiên sử dụng lá sương sâm tươi vì để có được hàm lượng các chất chiết xuất là nhiều nhất.
-
Mẹ bầu có thể sử dụng thạch sương sâm để giảm các tình trạng tiêu bón trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần sử dụng với định mức hợp lý.
Không nên ăn quá nhiều thạch sương sâm trong một ngày
Trên đây là tổng hợp các thông tin về tác dụng của lá cây sương sâm cũng như một số thông tin liên quan đến loại cây này mà MEDLATEC muốn chia sẻ tới bạn đọc. Mong rằng đây sẽ là những gợi ý hữu ích nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng trong cuộc sống.
Để được hỗ trợ tư vấn thêm các vấn đề về sức khỏe – dinh dưỡng hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline của bệnh viện - 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!