Các tin tức tại MEDlatec
Cách chăm sóc trẻ em bị Covid-19 cha mẹ cần biết
- 25/01/2022 | Quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng Covid như thế nào?
- 25/01/2022 | Yếu tố cần quan tâm khi sàng lọc trước tiêm Covid-19 cho trẻ em
- 22/01/2022 | Có những loại xét nghiệm Covid nào? Những ai cần thực hiện?
1. Trẻ em bị Covid-19 sẽ có những triệu chứng gì?
Phần lớn, trẻ em khi bị mắc Covid-19 (bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra) thường không có triệu chứng gì hoặc nếu có thì chỉ ở mức độ nhẹ. Thường chỉ những trẻ dưới 12 tháng tuổi hoặc bị bệnh nền mới có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng nặng.
Một số triệu chứng lâm sàng mà trẻ em bị Covid-19 có thể xuất hiện, đó là:
-
Sốt.
-
Ho khan.
-
Cơ thể mệt mỏi.
-
Đau họng.
-
Nghẹt và sổ mũi.
-
Mất khứu giác và vị giác.
-
Bị tiêu chảy hoặc nôn mửa bất thường.
-
Đau mỏi cơ.
-
Đau đầu.
Khi trẻ bị Covid-19 sẽ xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng sau thời gian ủ bệnh
Đây là những triệu chứng lâm sàng mà trẻ thường hay gặp phải sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 2 cho đến 14 ngày. Lúc này, cha mẹ cần phải theo dõi và biết cách chăm sóc trẻ em bị Covid-19 để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Ngoài ra, ở một số trẻ còn có thể xảy ra những triệu chứng ít gặp như bị rối loạn nhịp tim, phát ban ở da hoặc đầu các ngón tay, co giật, hôn mê, viêm gan, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim,…
2. Trẻ em bị Covid-19 có nguy hiểm không?
So với người lớn hoặc người bị bệnh nền, tỷ lệ gặp phải biến chứng hoặc tử vong do virus SARS-CoV-2 ở trẻ em thường thấp hơn. Thông thường, sau khi mắc bệnh, trẻ chỉ biến triển nặng vào ngày thứ 5, 8 hoặc 10 với các triệu chứng như sốt cao, hơi thở bất thường và nồng độ oxy trong máu tụt dưới 95%. Lúc này, cần cấp cứu cho trẻ ngay.
Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em gặp phải biến triển nặng hay tử vong là rất ít. Đa phần, những triệu chứng lâm sàng sẽ hết dần và khỏi bệnh. Những trường hợp trở nặng thường gặp ở một số đối tượng trẻ em mắc phải các tình trạng sau:
-
Thừa cân, béo phì.
-
Đẻ non.
-
Đái tháo đường.
-
Rối loạn chuyển hoá.
-
Bị suy giảm miễn dịch.
-
Bệnh lý về phổi mạn tính.
Trẻ em bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng nặng do Covid-19 gây ra
-
Ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư máu.
-
Bệnh thận mạn tính.
-
Các bệnh lý về tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim hoặc huyết áp cao,…
-
Bị rối loạn tâm thần.
Biến chứng có thể gặp phải ở trẻ em bị Covid-19 là tình trạng viêm đa hệ thống với những biểu hiện như nổi ban ở da, nôn mửa, tụt huyết áp hoặc phù nề niêm mạc,… Điều này sẽ dẫn đến suy tuần hoàn hay thậm chí là sốc tim.
3. Cách chăm sóc trẻ em bị Covid-19
Tuy tỷ lệ gặp phải những triệu chứng nặng hoặc tử vong rất thấp, thế nhưng, hệ miễn dịch ở trẻ em vẫn chưa phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, số lượng trẻ được tiêm vắc xin vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, ba mẹ cần phải biết cách chăm sóc trẻ em bị Covid, đó là:
-
Áp dụng đúng hướng dẫn cách ly của Bộ Y tế.
-
Đeo khẩu trang cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
-
Giữ cho nơi cách ly sạch sẽ và thoáng khí.
-
Cho trẻ uống nước đầy đủ hoặc sử dụng thêm dung dịch điện giải Oresol.
-
Vệ sinh thân thể, răng miệng và mũi họng cho trẻ hàng ngày.
-
Đối với những trẻ lớn, người thân cần hướng dẫn trẻ tập thể dục và tập hít thở ít nhất mỗi ngày 15 phút.
-
Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ là điều rất hữu ích. Trong trường hợp mẹ bị mắc Covid-19 hoặc không đủ sức khoẻ để cho con bú, có thể thay thế cho trẻ bằng các chế phẩm từ sữa.
-
Đối với những trẻ lớn hơn, cần đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng với các món giàu đạm, lỏng ấm và dễ tiêu như cháo hoặc súp,… Bên cạnh đó, bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi và nước ép để giúp tăng cường sức đề kháng.
Cha mẹ cần phải biết cách chăm sóc trẻ em bị Covid-19 để hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra
-
Theo dõi trẻ thường xuyên bằng cách đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, nếu có dụng cụ đo SpO2, người thân cũng nên kiểm tra nồng độ oxy trong máu của trẻ ít nhất 2 lần mỗi ngày hoặc ngay khi có biểu hiện thở gấp hay khó thở.
-
Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, ba mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc hạ sốt giảm đau như Paracetamol. Lưu ý, liều lượng không được vượt quá 10-15mg/kg/lần và uống cách 4 đến 6 tiếng.
-
Cho trẻ sử dụng các loại thuốc ngậm hoặc siro thảo dược khi xuất hiện những cơn ho hoặc đau họng.
-
Kết hợp thêm các loại vitamin tổng hợp và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ để chống lại virus SARS-CoV-2.
-
Đặc biệt, ba mẹ cần lưu ý không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và kháng đông khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
4. Khi nào cần đưa trẻ bị Covid-19 đến bệnh viện?
Thông thường, đối với những trẻ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc có nhưng ở mức độ nhẹ sẽ được điều trị ở nhà. Chỉ khi tình trạng bệnh từ mức độ trung bình trở lên mới cần phải nhập viện điều trị. Một số triệu chứng cần phải có biện pháp cấp cứu kịp thời hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, đó là:
-
Thở gấp hoặc khó thở.
-
Có hiện tượng rút lõm lồng ngực.
-
Môi và đầu chi bị tím tái.
-
Bỏ bú hoặc không ăn uống.
-
Cơ thể li bì.
-
Nồng độ SpO2 đo được dưới 95%.
Khi trẻ mắc Covid-19 có chỉ số SpO2 dưới 95% cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất
Ngoài ra, những triệu chứng có thể xuất hiện ở trẻ bị Covid-19 mà người lớn cần phải chú ý và báo ngay với nhân viên y tế là:
-
Sốt cao trên 38 độ C.
-
Bị tiêu chảy bất thường.
-
Đau, rát họng và ho nhiều.
-
Ăn hoặc bú sữa kém hơn so với bình thường.
-
Quấy khóc và có những biểu hiện bất thường.
-
Tức ngực.
-
Trẻ bị khó thở.
-
Nồng độ SpO2 dưới 96%.
Đối với trẻ bị Covid-19 có nguy cơ biến triển nặng sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc kháng thể kháng virus hoặc chống đông máu,… Bên cạnh đó, những trẻ có bệnh nền sẽ được điều trị theo một phác đồ phù hợp.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, ba mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về cách chăm sóc trẻ em bị Covid. Ngoài ra, nếu cần được hỗ trợ gì thêm, hãy gọi ngay vào Hotline của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!