Các tin tức tại MEDlatec

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì và các vấn đề liên quan

Ngày 01/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì và các vấn đề liên quan

HCT là một trong các chỉ số có mặt trong kết quả xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa như thế nào. Trong nội dung chia sẻ sau đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu thêm về chỉ số này.

1. HCT trong xét nghiệm máu là gì?

HCT (Hematocrit) trong xét nghiệm máu là chỉ số phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn phần. Hồng cầu chứa protein hemoglobin liên kết với oxy để cung cấp năng lượng đảm bảo sự sống của mọi tế bào trong cơ thể.

Khi đi qua phổi, tế bào hồng cầu liên kết và vận chuyển oxy đến các tế bào khác. Đến khi hồng cầu quay lại phổi sẽ mang theo khí cacbonic để đào thải ra ngoài qua đường thở.

Như vậy, với để giải thích HCT trong xét nghiệm máu là gì thì có thể hiểu rằng đây chính là chỉ số phản ánh số lượng tế bào hồng cầu trong máu có đủ cho các tế bào thực hiện chức năng sống hay không. Thông qua kết quả này bác sĩ sẽ có căn cứ để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến hồng cầu. Ngoài ra, một số yếu tố về môi trường, lối sống, độ tuổi cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phần trăm tế bào hồng cầu trong máu.

HCT là chỉ số phản ánh số lượng hồng cầu trong máu

2. Mục đích kiểm tra HCT trong xét nghiệm máu

2.1. Kiểm tra chỉ số HCT để làm gì?

Vòng đời và quá trình sản xuất hồng cầu chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Thông qua chỉ số HCT bác sĩ có thể xác nhận được số lượng tế bào hồng cầu có thể gây nên ảnh hưởng đối với sức khỏe hay không.

2.2. Chỉ số HCT bình thường là bao nhiêu?

Trong kết quả xét nghiệm máu, chỉ số HCT được báo cáo ở dạng phần trăm và thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố: giới tính, tuổi tác, chủng tộc, mang thai. Tùy vào phương pháp xét nghiệm, chất lượng phòng xét nghiệm, tình trạng mất nước của cơ thể, truyền máu hoặc mất máu trong thời gian gần, độ cao của nơi sinh sống,... mà chỉ số HCT trong xét nghiệm máu cũng có thể sai lệch chút ít.

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu được xem là bình thường khi có tỷ lệ trong khoảng:

- Đối với nam giới: 40 - 50%.

- Đối với nữ giới: 36 - 44%.

- Đối với trẻ sơ sinh: 45- 61%.

- Đối với trẻ em: 32 - 42%.

Nếu bạn chưa biết HCT trong xét nghiệm máu là gì thì hãy so sánh với ngưỡng bình thường ở trên, dù chỉ số này ở mức cao hay thấp thì đều cho thấy nguy cơ bệnh lý liên quan đến hồng cầu.

2.3. Chỉ số HCT thấp

Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số HCT quá thấp tức là tế bào hồng cầu đang không được nhận đủ oxy. Tình trạng này thường xuất phát từ các vấn đề: thiếu máu, mất máu, thừa nước, bị thiếu hụt các loại khoáng chất và vitamin, tuyến giáp bất thường, bệnh rối loạn tủy xương, bệnh thận, ung thư di căn tới tủy, đa u tủy, nhiễm trùng, ung thư hạch,...

2.4. Chỉ số HCT cao

Kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số HCT cao thì chứng tỏ tế bào hồng cầu đang tăng sản xuất quá mức. Tình trạng này thường xuất phát từ các nguyên nhân: mất nước, bị bệnh đa hồng cầu, dày hoặc có sẹo phổi, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, khối u ở thận, bị ngộ độc carbon monoxide, bệnh tủy xương, hút thuốc, khó thở khi ngủ, dùng testosterone, sống ở vùng cao.

Các bệnh lý thường gặp có thể làm tăng chỉ số HCT cần được lưu tâm như:

- Bệnh phổi

Do mắc bệnh phổi nên phổi không có khả năng hấp thụ oxy hiệu quả, kết quả là oxy trong phổi giảm. Lúc này, cơ thể phải bù đắp lượng oxy bị thiếu hụt bằng cách tăng sản xuất tế bào hồng cầu trên mức bình thường. Tình trạng này thường gặp nhất ở bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính.

- Bệnh tim

Tim có vấn đề về cấu trúc sẽ khiến cho khả năng bơm máu giảm. Điều này khiến cho nhiều cơ quan trong cơ thể rơi vào tình trạng bị thiếu oxy và cơ thể phải tăng sản xuất hồng cầu để bù vào lượng oxy bị thiếu.

- Ung thư thận

Tế bào ác tính ở thận có thể sản xuất ra nhiều erythropoietin gây kích thích tủy xương nên tế bào hồng cầu cũng sẽ được tạo ra nhiều hơn.

- Bệnh di truyền

Số lượng tế bào máu trong tủy xương chịu sự kiểm soát của gen JAK2. Vì thế, nếu bị đột biến gen JAK2 thì cơ thể có thể tạo ra protein báo hiệu để tủy xương tăng sản xuất hồng cầu.

3. Triệu chứng nhận diện HCT thấp và cao trong máu

3.1. Triệu chứng cho thấy HCT trong máu thấp

Người bị mắc các vấn đề gây giảm chỉ số HCT thường có triệu chứng:

- Uể oải, mệt mỏi.

- Da xanh, nhợt.

- Khó thở.

- Chân hoặc tay lạnh.

- Nhịp tim không đều.

3.2. Triệu chứng cho thấy HCT trong máu cao

Ở người có chỉ số HCT cao thường tồn tại các triệu chứng:

- Chóng mặt.

- Ửng đỏ da.

- Thị lực có vấn đề.

- Đau đầu.

Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào cảnh báo chỉ số HCT thấp hoặc cao được kể đến ở trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh lý tiềm ẩn cần được chẩn đoán đúng để điều trị sớm.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu định kỳ giúp theo dõi chỉ số HCT, phát hiện sớm các bất thường sức khỏe

4. Biện pháp giúp kiểm soát chỉ số HCT

Biết được chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trọng của chỉ số này đối với sức khỏe. Để chỉ số HCT ổn định, bạn nên: - Điều chỉnh cân bằng chế độ ăn uống giúp ổn định quá trình sản xuất hồng cầu bằng cách tăng cường các thực phẩm giàu axit folic và sắt.

- Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình lưu thông máu diễn ra suôn sẻ.

- Tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ về việc bổ sung dược phẩm chứa B12 để cải thiện quá trình sản xuất hồng cầu.

- Vận động phù hợp để không làm tăng HCT.

- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ làm giảm số lượng tế bào hồng cầu như: thuốc nhuộm, chất hóa học công nghiệp, chất kích thích, hóa chất độc hại,...

- Thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nếu mắc các bệnh lý về máu và thường xuyên xét nghiệm định kỳ để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe.

Mong rằng với chia sẻ này, quý khách hàng đã hiểu được HCT trong xét nghiệm máu là gì và chủ động theo dõi chỉ số này để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe liên quan, không bỏ qua giai đoạn điều trị bệnh tốt nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tổng quát qua xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, theo dõi chỉ số HCT mà không tốn nhiều thời gian, công sức đi lại, có thể liên hệ đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.