Các tin tức tại MEDlatec
COVID-19 có bao nhiêu biến thể? Biến thể nào đáng lo ngại nhất?
- 25/08/2021 | 5 biến chứng bệnh Covid-19 khiến nhân loại lo sợ
- 24/08/2021 | Chỉ số SpO2 là gì? Có ý nghĩa như thế nào với bệnh nhân Covid-19?
- 25/08/2021 | Góc thắc mắc: Nhiệt độ cao và cồn có thể tiêu diệt COVID-19 không?
1. Virus SARS-CoV-2 là gì
Virus SARS-CoV-2 là một dạng mới của virus Corona gây nhiều tác động tiêu cực đến các hoạt động hô hấp của động vật có vú, trong đó có cả con người. Triệu chứng của bệnh được biểu hiện khá nhanh, nhẹ thì giống cảm lạnh, mệt mỏi, viêm phổi, nặng có thể khiến suy hô hấp nhanh chóng, ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp ở động vật có vú
SARS-CoV-2 là chủng virus chưa từng xuất hiện ở người trước đây. Virus này là thủ phạm gây ra tình trạng viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Theo điều tra cho thấy, virus này bắt nguồn từ một chợ buôn bán hải sản tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Trước đây, nhiều loại virus thuộc chủng Corona đã gây nên nhiều đại dịch lớn như: Hội chứng hô hấp cấp tính nặng vào năm 2002 do SARS-COV gây ra hay Hội chứng hô hấp Trung Đông do MERS CoV gây ra vào năm 2012.
2. COVID-19 có bao nhiêu biến thể
Tính đến thời điểm hiện tại, y học thế giới ghi nhận đã phát hiện được 4 biến thể của COVID-19. Theo các chuyên gia, mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan của các biến thể này cao hơn nhiều so với nguyên thể, đặc biệt là biến thể Delta.
Biến thể Alpha (Dòng B.1.1.7)
Biến thể Alpha được phát hiện vào tháng 10 năm 2020 tại Vương quốc Anh. Chỉ trong một thời gian ngắn, biến chủng này đã lây lan rộng rãi, trở nên phổ biến ở khu vực đông nam và thủ đô Luân Đôn của quốc gia này. Đặc biệt, sự xuất hiện của loại biến chủng này là mở đầu cho sự tái bùng phát dịch ở toàn cầu, lây lan ra hơn 100 nước, bao gồm Việt Nam.
Biến thể Alpha
Theo ghi nhận của Cơ quan Y tế công cộng, vào ngày 20/9/2020 đã phát hiện người đầu tiên bị mắc COVID-19 do dòng B.1.1.7 gây ra. Cho đến giữa tháng 11, 20 - 30% số ca lây nhiễm được ghi nhận ở Luân Đôn và khu vực phía đông thành phố đều do biến chủng này gây ra. Chỉ với 3 tuần sau, con số này đã lên tới 60%. Đến ngày 23/12/2020, loại biến chủng mới này đã được công bố với thế giới.
Nghiên cứu cho thấy, có tới 23 đột biến gen được tìm thấy trong biến chủng Alpha. Tuy nhiên, các nhà khoa học không tìm lấy mối quan hệ nào về mặt di truyền giữa chúng và virus chủng cũ.
Các nhà quan chức y tế Anh đã cảnh báo về mức độ lây lan khủng khiếp của biến thể B.1.1.7 này. Cụ thể biến thể này lây lan nhanh gấp 170% so với virus đang lây lan tại thời điểm đó. Có thể thấy rõ qua những mẫu xét nghiệm COVID-19 từ 14/12/2020 đến ngày 18/1/2021 chủng mới này đã tăng nhanh từ 63% lên đến 90%.
Biến thể Beta (Dòng B.1.351)
Biến thể Beta được phát hiện lần đầu tại vịnh Nelson Mandela, Nam Phi và nhanh chóng được bộ y tế công bố với toàn thế giới (12/2020). Từ khoảng tháng 5 - 10/2020, nước này chỉ ghi nhận trung bình số ca nhiễm mỗi ngày chỉ 2000 ca. Tuy nhiên, từ giữa tháng 11, con số này đã tăng lên gấp 8 lần, với hơn 16.000 ca mỗi ngày. Lúc này, số ca nhiễm mang biến thể này chiếm 80 - 90% trên tổng số ca mắc tại Nam Phi.
Biến thể Beta
Nhiều nhà khoa học đánh giá rằng, biến thể Beta này khác hẳn so với biến thể Alpha, khả năng lây lan dịch bệnh nhanh hơn 150%, mạnh mẽ và nguy hiểm hơn, đặc biệt còn có thể thích nghi và tiến hoá với từng môi trường khác nhau. Biến chủng này nhanh chóng lây lan ra toàn cầu và trong đó có Việt Nam. Ngày 31/1/2021 Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm đầu tiên mang biến chủng Beta, do một chuyên gia Nam Phi nhập cảnh vào.
Biến thể Gamma (Dòng P.1)
Biến thể này có nguồn gốc từ Brazil, được phát hiện bởi Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản. Các chuyên gia phát hiện dựa trên 4 người Nhật đã từng đi đến Brazil vào tháng 11/2020, cụ thể là bang Amazonas.
Biến thể Gamma
Từ đó, với tốc độ lây lan nhanh chóng của mình, biến thể Gamma đã có mặt tại khắp Brazil, và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia khác. Các nhà nghiên cứu cũng ước lượng được tốc độ lây lan của biến thể này có thể lớn gấp 2.5 lần chủng virus corona ban đầu. Hơn nữa, chúng còn có một khả năng đặc biệt nữa đó là khả năng chống lại kháng thể, điều này khiến cho những người khỏi bệnh trước đó cũng có thể bị tái lây nhiễm.
Biến thể Delta (Dòng B.1.617.2)
Biến thể này còn có một tên gọi đặc biệt khác gọi là "biến thể kép" được tìm thấy ở Ấn Độ vào tháng 12/2020. Sở dĩ mang tên gọi này vì tốc độ lây nhiễm của biến thể Delta cực kỳ nguy hiểm, chỉ trong một thời gian ngắn, biến thể này đã lan ra khắp Ấn Độ. Không những thế, nó còn lây lan sang cả Vương quốc Anh, rồi nhanh chóng phát tán đi khắp thế giới.
Delta được xem là biến thể nguy hiểm nhất trong 4 loại
Cụ thể loại biến chủng này đã nhanh chóng lây lan sang 124 quốc gia do mang nhiễm đặc điểm như khả năng lây lan nhanh, khó truy vết. Dựa vào dữ liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu, khả năng lây nhiễm của biến thể này so với biến thể Alpha là lớn hơn từ 40 - 60%. Hơn nữa, lượng virus ở trong khoang mũi của những người mắc phải biến thể Delta lớn gấp 1000 lần so với các chủng virus covid trước đó.
Ca nhiễm mang biến thể Delta được tìm thấy đầu tiên ở Việt Nam là một trong các ca bệnh ở TP.HCM ngày 18/05/2020. Ca nhiễm này đánh dấu sự bùng phát dịch mạnh chưa từng có ở Việt Nam. Đặc biệt, những môi trường không khi lưu thông kém như nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,... là điều kiện thuận lợi để biến chủng này sinh sôi và phát triển.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã nắm bắt được COVID-19 có bao nhiêu biến thể tính đến thời điểm hiện tại. Có thể thấy rằng, càng về các biến thể sau thì chúng càng nguy hiểm, khó khống chế, nhất là biến thể Delta. Vì thế, để khống chế sự lây lan của dịch bệnh, mỗi người nên tiến hành tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt và tuân thủ tốt quy tắc 5K mà chính phủ đã đề ra.
Xuất hiện sau biến thể Delta - Biến thể Omicron đang khiến cho cả thế giới phải lo ngại.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!