Các tin tức tại MEDlatec
Da thừa hậu môn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Key chính: da thừa hậu môn là gì
Da thừa hậu môn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Da thừa hậu môn là một tình trạng lành tính và có thể gặp ở khá nhiều người. Thế nhưng, có lẽ không phải ai cũng biết chính xác da thừa hậu môn là gì. Trong bài tổng hợp kiến thức y khoa ngày hôm nay, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh da thừa ở vùng hậu môn.
1. Da thừa hậu môn là gì?
Da thừa hậu môn là vùng da nhô lên tại vị trí hậu môn, hầu như không gây đau. Thế nhưng, khu vực hậu môn xuất hiện da thừa lại hay bị ngứa, gây khó chịu trong sinh hoạt.
Da thừa hậu môn hầu như không gây đau
Tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng nếu nhận thấy dùng hậu môn xuất hiện phần nhô lên, bạn vẫn nên đi kiểm tra. Bởi trong một vài trường hợp, những khối u cũng có thể mọc ở vùng hậu môn, khiến nhiều người nhầm lẫn với tình trạng da thừa lành tính.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da thừa hậu môn
Đặc tính của vùng hậu môn là tương đối nhạy cảm. Theo đó, vùng da này có khả năng co giãn khi chúng ta đi đại tiện. Trường hợp mạch máu tại gần khu vực da hậu môn bị căng phồng, nó sẽ tạo ra vết thương. Ngay cả khi mạch máu xẹp xuống, vết thương lành lại, vùng da thừa vẫn không hề biến mất.
Có thể điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
- Tình trạng tiêu chảy kéo dài.
- Thói quen rặn khi đi đại tiện do táo bón.
- Nâng vác vật nặng thường xuyên.
- Luyện tập thể dục quá sức.
- Người bị trĩ, bệnh lý liên quan đến mạch máu ảnh hưởng đến khu vực xung quanh hậu môn, mụn thịt cũng có thể xuất hiện.
- Người bị mắc bệnh lý Crohn, viêm nhiễm sẽ có nguy cơ bị da thừa hậu môn.
- Phụ nữ mang thai.
- Những cục máu đông hình thành quanh hậu môn,...
Bệnh trĩ có thể là yếu tố gây tình trạng da thừa ở hậu môn
3. Cách xử lý da thừa hậu môn
3.1. Biện pháp xử lý
Để loại bỏ phần da thừa ở vùng hậu môn, bác sĩ chủ yếu sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật hoặc tiểu phẫu. Nhìn chung, không khó để cắt bỏ đi da thừa xuất hiện tại hậu môn.
Trường hợp áp dụng biện pháp phẫu thuật hoặc tiểu phẫu, người bệnh sẽ được gây tê trong suốt quá trình thực hiện. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch, diệt khuẩn cho vùng da thừa trước khi chính thức cắt bỏ, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Việc loại bỏ da thừa tại hậu môn diễn ra khá nhanh, không yêu cầu thao tác quá phức tạp. Bác sĩ chỉ cần sử dụng dao mổ chuyên dụng để cắt đi phần da nhô lên. Tiếp theo, bác sĩ khâu vết thương tại vùng hậu môn bằng loại chỉ tự tiêu.
Bên cạnh biện pháp phẫu thuật trực tiếp, nhiều bác sĩ còn áp dụng phương pháp loại bỏ da thừa bằng tia laser hoặc Nitơ lỏng. Sau vài ngày tiến hành thủ thuật, vùng da nhô lên tại vùng hậu môn thường tự động bong ra.
Phẫu thuật cắt bỏ da thừa hậu môn tương đối đơn giản
3.2. Lưu ý sau điều trị
Nếu muốn vết thương nhanh lành, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sinh hoạt và nghỉ ngơi một cách điều độ, chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
- Để cơ thể nghỉ ngơi: Sau phẫu thuật một vài ngày, bạn hãy để cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên nóng vội làm việc ngay. Trong thời gian vết mổ chưa lành, bạn tuyệt đối không nâng vật nặng hay tập thể dục quá sức.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi vào vùng hậu môn, nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng, giúp vết mổ lành lại nhanh lại nhanh.
- Theo dõi sự thay đổi của vết thương: Bệnh nhân chú ý theo dõi sự thay đổi của vết thương. Nếu cảm thấy đau, vết thương rỉ nước hoặc sưng tấy, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng: Để cơ thể nhanh phục hồi sau phẫu thuật, bạn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Song song với đó, bạn vẫn phải tuân thủ chế độ kiêng cữ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cần ưu tiên các loại thức ăn mềm, uống đủ nước mỗi ngày.
- Không vận động mạnh: Trong thời gian vết thương chưa lành hoàn toàn, bạn không nên vận động mạnh. Tuy rằng không nhất thiết phải nằm yên một chỗ nhưng vận hãy cố gắng di chuyển nhẹ nhàng, không tác động mạnh vào vết thương.
Bệnh nhân không nên vận động mạnh sau mổ
Nếu thực hiện kiêng cữ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì sau một vài tuần vết thương tại vùng hậu môn sẽ lành lại. Lúc này, bạn có thể quay lại cuộc sống bình thường.
4. Các biện pháp phòng tránh da thừa hậu môn
Ngay cả khi đã thực hiện thủ thuật cắt bỏ, da thừa vẫn có thể xuất hiện lại tại vùng hậu môn. Vậy nên sau phẫu thuật, bạn hãy hỏi bác sĩ về biện pháp phòng ngừa da thừa xuất hiện lại tại hậu môn. Dưới đây là những cách phòng tránh đơn giản, bạn có thể áp dụng:
- Dùng thuốc nhuận tràng, bổ sung chất xơ: Đây là cách đơn giản giúp làm mềm phân, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Từ đó, hạn chế phần nào sự xuất hiện của mảng da thừa tại hậu môn. Lưu ý, nếu dùng thuốc nhuận tràng, bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ.
- Bôi chất tạo độ trơn vào vùng hậu môn: Tiến hành bôi chất tạo độ trơn vào hậu môn cũng là cách giúp bạn đi đại tiện thuận lợi hơn, không phải rặn mạnh.
- Vệ sinh hậu môn thường xuyên: Làm sạch vùng hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh có thể hạn chế phần nào tình trạng ma sát, giảm tổn thương da. Trong quá trình làm sạch hậu môn, bạn ưu tiên dùng nước ấm, tiến hành thao tác nhẹ nhàng.
- Tái khám định kỳ: Mặc dù vết thương đã lành, bạn vẫn phải tuân thủ lịch tái khám. Việc kiểm tra định kỳ giúp bạn phát hiện sớm các bất thường (nếu có) và được xử lý kịp thời.
Sau phẫu thuật cắt da thừa hậu môn, bạn nên ưu tiên dùng món ăn dễ tiêu
MEDLATEC hy vọng rằng từ phần phân tích chi tiết trên đây, bạn đã hiểu rõ da thừa hậu môn là gì. Hiện tượng da thừa xuất hiện tại vùng hậu môn hầu như không gây nguy hiểm. Tuy vậy, bạn vẫn nên đi kiểm tra, xử lý sớm tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể gọi vào hotline 1900565656 để được hỗ trợ cụ thể hơn.
BS Thanh Tuấn đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!