Các tin tức tại MEDlatec
Đau hậu môn có thể là triệu chứng của bệnh gì?
Key chính: Đau hậu môn
Đau hậu môn có thể là triệu chứng của bệnh gì?
Đâu hậu môn thường là triệu chứng cảnh báo một tố bệnh lý tại hậu môn, trực tràng. Tuy nhiên, khi cơn đau chưa nghiêm trọng, hầu hết mọi người đều bỏ qua dấu hiệu này dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh muộn. Vậy, cơn đau tại hậu môn có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
1. Tìm hiểu chung về tình trạng đau hậu môn
Đau hậu môn được hiểu là tình trạng cơn đau xuất hiện tại khu vực xung quanh, trong hậu môn hoặc vùng trực tràng. Thông thường, những cơn đau này thường không đáng lo ngại. Thế nhưng, tình trạng đau hậu môn đôi khi cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh lý nguy hiểm.
Cơn đau hậu môn gây không ít khó chịu cho người bệnh
Các cơn đau hậu môn chia thành nhiều dạng, chẳng hạn như:
- Đau dữ dội: Cảm giác như bị dao đâm, vô cùng khó chịu. Đây có thể là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh lúc này cần nhanh chóng đi thăm khám, điều trị.
- Cơn đau kèm triệu chứng sưng tấy: Dấu hiệu cho thấy mô mềm bao quanh ống hậu môn bị áp xe. Ngoài ra, đây cũng có thể là triệu chứng của tình trạng cứng phân trong đại tràng hay ống hậu môn.
- Cơn đau kèm theo triệu chứng ngứa: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhiễm trùng hậu môn do các loại nấm lây lan qua đường tình dục.
- Đau hậu môn mỗi khi đại tiện: Không chỉ trĩ, mà một số bệnh lý khác tại hậu môn cũng có triệu chứng tương tự.
2. Đau hậu môn là dấu hiệu của bệnh gì?
2.1. Bệnh lý tại hậu môn
Cơn đau hậu môn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một vài bệnh lý. Cụ thể như:
- Nứt kẽ hậu môn: Tình trạng này hay xuất hiện ở người bị táo bón dài ngày, rặn nhiều khi đi đại tiện, phân rắn nhiều gây tổn thương vùng niêm mạc ở đoạn cơ thắt hậu môn. Từ đó hình thành những vết đứt tại niêm mạc hậu môn. Thông thường, vết nứt hậu môn sẽ tự lành lại. Thế nhưng đôi khi, vết nứt có thể sẽ bị nhiễm trùng gây lở loét.
- Ung thư hậu môn trực tràng: Đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm, khối u thường hình thành tại hậu môn gây chèn ép lên hệ cơ quan lân cận, khiến người bệnh đau nhức khó chịu.
- Rò hậu môn: Hệ quả của tình trạng nhiễm trùng, hình thành các đường lối giữa đại tràng hoặc ống hậu môn đến khu vực da lân cận của hậu môn. Trường hợp những đường nối này bị tắc nghẽn do dịch, chất thải kết hợp tình trạng nhiễm trùng, các ổ áp xe có xu hướng xuất hiện khiến người bệnh bị đau.
- Hậu môn bị áp xe, viêm loét: Trong giai đoạn đầu, biểu hiện chủ yếu mang tính chất cấp tính, khó xác định nguyên nhân cụ thể. Vết loét cùng tác cùng ổ áp xe có xu hướng lan sang khu vực xung quanh khiến người bệnh gặp không ít khó chịu. Bên cạnh giác đau, bệnh nhân còn cảm thấy nóng rát, sưng tấy, thậm chí là sờ thấy u lồi lên gần vị trí hậu môn.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hậu môn: Cơn đau không quá dữ dội nhưng thường kèm theo cảm giác ngứa. Tình trạng nhiễm nấm, nhiễm khuẩn kéo dài có thể sẽ hình thành các ổ áp xe.
Đau hậu môn có thể là dấu hiệu của tình trạng nứt hậu môn
2.2. Bệnh lý ngoài hậu môn
Trong nhiều trường hợp, cơn đau hậu môn cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác. Chẳng hạn như:
- Viêm đường ruột.
- Bệnh lậu.
- Bệnh lý liên quan đến các loại nấm, virus lây lan qua đường tình dục.
3. Khi nào người bị đau hậu môn cần đi khám?
Mặc dù không phải lúc nào cũng là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng nhưng mọi người không vì vậy mà được phép xem thường những cơn đau tại vùng hậu môn. Theo đó, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám nếu nhận thấy các dấu hiệu sau:
- Máu tại vùng trực tràng chảy ra không ngừng kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt.
- Cơn đau ngày càng nghiêm trọng, lan rộng đến nhiều cơ quan khác.
- Cơ thể lên cơn sốt cao, lạnh người, dịch tại hậu môn tiết ra.
Nếu cơn đau kéo dài, kèm triệu chứng chảy máu bạn nên đi khám
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị chứng đau hậu môn
4.1. Chẩn đoán
Để chuẩn đoán xem bệnh nhân bị đau hậu môn mắc phải bệnh lý gì, bác sĩ cần khám trực tiếp hậu môn, kiểm tra mức độ tổn thương thực tế. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân đi làm những xét nghiệm cần thiết khác. Phổ biến nhất là phương pháp nội soi và đại trực tràng:
- Nội soi trực tràng hoặc đại tràng: Hỗ trợ bác sĩ kiểm tra tình trạng tổn thương thực tế trong đại tràng hoặc trực tràng.
- Một số phương pháp khác có thể được chỉ định như xét nghiệm máu xét nghiệm phân, sinh thiết, xét nghiệm vi sinh vật, siêu âm,...
4.2. Điều trị
Phác đồ điều trị bệnh lý liên quan đến triệu chứng đau hậu môn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc tại nhà, thay đổi thói quen trong sinh hoạt, hoặc dùng một số loại thuốc. Trường hợp nặng, người bệnh mới cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật.
Người bệnh có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi
Các biện pháp điều trị và hỗ trợ điều trị cụ thể như:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ: Bạn nên ăn nhiều rau, củ, quả, ngũ cốc còn nguyên hạt.
- Tập thể dục vừa sức: Nhằm nâng cao thể lực.
- Dùng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Chẳng hạn như thuốc chống táo bón, thuốc bôi trĩ (áp dụng cho người bị trĩ), thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,... Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật phổ biến là cắt bỏ búi trĩ, rò lỗ, nhằm loại bỏ giảm bớt tình trạng căng cơ.
5. Biện pháp phòng ngừa đau hậu môn
Cơn đau hay bệnh lý hậu môn có thể được phòng tránh phần nào thông qua những thay đổi trong thói quen sinh hoạt như:
- Tuyệt đối không nên dùng tay gãi vùng hậu môn.
- Không cố nhịn đi đại tiện.
- Trong quá trình đi đại tiện, bạn không nên rặn quá mạnh.
- Không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa như sữa tắm, xà bông để vệ sinh hậu môn.
- Không nên tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng.
- Hạn chế hoặc không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa caffeine.
- Bổ sung đủ nước hàng ngày, giúp phân mềm ra, không tạo áp lực lên ống hậu môn.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày.
- Sử dụng giấy vệ sinh mềm mại, không chứa chất hóa học cho vùng da nhạy cảm tại hậu môn.
Bạn nên tích cực bổ sung rau xanh, trái cây giàu chất xơ
Đau hậu môn có thể là dấu hiệu của bệnh lý tại hậu môn và ngoài hậu môn. Nếu nhận thấy cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên, kèm theo các triệu chứng nghi ngờ khác, bạn hãy đi khám. Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng là địa chỉ y tế bạn có thể tin tưởng lựa chọn.
Thế mạnh nổi bật của MEDLATEC là đội ngũ y bác sĩ giỏi, Trung tâm Xét nghiệm hiện đại, máy móc hỗ trợ chẩn đoán tiên tiến. Cụ thể:
- Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, đặc biệt có PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng, Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai..
- Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng nhận CAP.
- Hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh như máy siêu âm, máy chụp X-quang, nội soi, máy MRI, máy CT,... nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Đức.
Như vậy, nếu muốn biết rõ cơn đau hậu môn là dấu hiệu của bệnh gì, bạn tốt nhất nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra cụ thể. Để đặt lịch khám, tư vấn chi tiết 24/7, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!