Các tin tức tại MEDlatec
Đau mắt hột và biến chứng mù lòa nếu không điều trị kịp thời
- 09/10/2020 | Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau mắt đỏ
- 05/06/2020 | Bệnh đau mắt đỏ: nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa
1. Đau mắt hột là chứng bệnh gì?
Đau mắt hột là bệnh lý nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm Chlamydia thuộc chủng Chlamydia trachomatis là nguyên nhân chính gây nên. Bệnh có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc với mắt, mí mắt,... hay dùng phải khăn tay, khăn mặt,... đồ dùng cá nhân của người mắc.
Giai đoạn phát triển:
-
Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, nhiễm trùng chỉ mới bắt đầu. Một vài nốt mụn nhỏ có chứa lympho xuất hiện trên mí mắt.
-
Giai đoạn 2: Người bệnh lúc này sẽ có cảm giác khó chịu ở mắt do mí mắt dày và có hiện tượng sưng lên. Ở giai đoạn này, bệnh lý rất dễ lây nhiễm sang đối tượng khác.
-
Giai đoạn 3: Sẹo hóa mí mắt do tình trạng nhiễm trùng nặng. Khi kiểm tra qua kính phóng đại, bác sĩ có thể dễ dàng thấy các vết sẹo dưới dạng những đường vạch trắng.
Giai đoạn nguy hiểm - sẹo xuất hiện dưới mí mắt
-
Giai đoạn 4: Lông mi mọc ngược vào trong, chà sát làm trầy xước bề mặt của giác mạc.
-
Giai đoạn 5: Giác mạc bị tổn thương nghiêm trọng, mờ giác mạc do tình trạng viêm kéo dài cùng với lông mi mọc ngược vào trong.
2. Dấu hiệu nhận biết
Đau mắt hột sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bạn, thậm chí có thể dẫn tới mù lòa nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Bạn nên đến gặp ngay các chuyên gia y tế để đưa ra chẩn đoán sớm nhất nếu mắt của bạn gặp phải những triệu chứng sau:
-
Dịch có chất nhầy vàng hoặc mủ từ trong mắt chảy ra.
-
Sưng mí mắt.
-
Đau mắt.
-
Cảm giác kích ứng ở mắt mà mí mắt, gây ngứa nhẹ.
-
Nhảy cảm với ánh sáng.
Thông thường, các triệu chứng của đau mắt hột mí trên sẽ nặng hơn mí mắt dưới. Thêm vào đó, khi bị đau, mắt của chúng ta sẽ rất bị khô do các mô tuyến bôi trơn mí mắt, tuyến lệ bị ảnh hưởng không thể cung cấp nước được cho mắt, làm bệnh nặng thêm theo từng ngày trôi qua.
Trên đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh, bạn có thể gặp những triệu chứng khác không được nhắc đến. Vì vậy, nếu có dấu hiệu bất thường nào về mắt của bạn, đừng chủ quan, mà hãy đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa nhé.
Triệu chứng đau mắt hột thường gặp - sưng mí mắt
3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh
-
Đau mắt hột là bệnh lý dễ lây lan từ người qua người. Vì vậy, trong điều kiện sống chật hẹp, hoặc sống quá nhiều người rất dễ làm tăng nguy nhiễm khi mọi người tiếp xúc gần với nhau.
-
Vệ sinh kém, đặc biệt là mắt và tay,... sẽ rất dễ lây lan.
-
Tuổi tác: Độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất là từ 4 - 6 tuổi.
-
Ở một số nơi, tỷ lệ nữ giới bị mắc đau mắt hột cao hơn rất nhiều so với nam dưới.
Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh có thể gây nên một số biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của người mắc như:
-
Biến dạng mí mắt.
-
Lông mi mọc ngược.
-
Viêm loét giác mạc.
-
Viêm kết mạc bờ mi,...
-
Gây mù vĩnh viễn.
Lông mi mọc ngược gây nguy hiểm đến giác mạc
4. Điều trị đau mắt hột như thế nào?
-
Điều trị bằng thuốc kháng sinh.
-
Sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị.
Ở giai đoạn đầu, đau mắt chỉ mới khởi phát, rất dễ để điều trị. Thông thường bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ:
-
Uống thuốc kháng sinh Azithromycin - đây là loại kháng sinh đặc trị có tác dụng đẩy lùi vi khuẩn gây đau mắt. Tuy nhiên nếu bị dị ứng với thành phần của thuốc người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ thay đổi loại kháng sinh cho mình.
-
Bôi mỡ kháng sinh: tra thuốc mỡ Tetracyclin 1% (hoặc erythromycin), thực hiện cứ 8 giờ tra 1 lần, kéo dài ít nhất trong 6 tuần ở giai đoạn hoạt tính. Ngoài ra, ở vùng đang có dịch, có thể áp dụng phác đồ điều trị cách quãng để phòng chống nguy cơ lây nhiễm: tra mỡ Tetracyclin 1%, cứ 12 tiếng/1 lần, trong 5 ngày. Hoặc 1 lần/ ngày, trong 10 ngày; mỗi năm nên dùng ít nhất trong 6 tháng và kéo dài liên tục.
Tuy nhiên, khi đã bước sang giai đoạn lông mi mọc ngược, mí mắt bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật để khắc phục tình trạng này, ngăn ngừa việc hình thành sẹo trên giác mạc.
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép giác mạc trong trường hợp sẹo đã hình thành trên giác mạc, nhằm ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng hơn.
5. Phương pháp phòng ngừa
Nếu không bảo vệ mắt đúng cách, bệnh sẽ có khả năng tái nhiễm trở lại Vì vậy, bạn cần nâng cao ý thức và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
-
Luôn rửa mặt và tay sạch sẽ, hạn chế đưa tay chạm lên mắt.
-
Không sử dụng đồ dùng cá nhân với nhiều người.
-
Cải thiện vệ sinh môi trường, xít thuốc xịt ruồi muỗi xung quanh nhà. Nếu gia đình bạn có nuôi gia súc thì cần xây chuồng xa nhà, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chôn, đốt rác đúng địa điểm theo quy định.
-
Nếu trong gia đình có người đau mắt hột thì nên điều trị ở các cơ sở y tế uy tín, tránh tiếp xúc quá gần, hay sử dụng đồ của người bệnh.
Vệ sinh chuồng trại, nhà cửa sạch sẽ tránh để ruồi muỗi phát triển
Đau mắt hột không đơn giản là bệnh lý có thể khỏi ngay trong thời gian ngắn. Bởi cơ thể con người không có đủ miễn dịch đối với vi khuẩn gây đau mắt nên bệnh vẫn có khả năng tái phát. Vì thế, mỗi người cần đề cao cảnh giác trong việc phòng tránh.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh đau mắt hột, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết. Nếu gặp bất cứ triệu chứng bất thường nào về mắt, hãy đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Đừng nên chủ quan với sức khỏe của chính mình.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua hotline của MEDLATEC qua số điện thoại: 1900 56 56 56 để được giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!