Các tin tức tại MEDlatec
Điểm danh các thuốc kháng dị ứng thường dùng và lưu ý khi sử dụng
- 07/07/2022 | Công dụng của các thuốc dị ứng phổ biến có thể bạn chưa biết
- 02/10/2020 | Thuốc dị ứng và các tác dụng phụ có thể gặp
- 07/08/2021 | Hướng dẫn chọn các loại thuốc dị ứng cho bà bầu
1. Giải thích hiện tượng dị ứng và các triệu chứng thường gặp
Hệ miễn dịch của cơ thể chính là một tuyến phòng thủ tự nhiên tuyệt vời, tuy nhiên “đội quân tinh nhuệ" này đôi khi có thể nhầm lẫn một số kháng nguyên vô hại thành các tác nhân có hại cho cơ thể. Do đó tại nơi các tác nhân lạ xâm nhập, tế bào ở đây sẽ sản sinh ra một loại hóa chất kích thích phản ứng viêm và bộc lộ ra ngoài cơ thể với các dấu hiệu đặc trưng đó là ban sẩn, mẩn ngứa hoặc hắt hơi, ngứa cổ họng, phù nề thanh quản, tiêu chảy,...
Dị ứng là tình trạng xảy ra khá phổ biến
Các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) rất đa dạng, đó có thể là lông động vật, phấn hoa, mạt bụi, nhựa latex, thuốc, nọc ong, hóa chất, thành phần chứa trong thức ăn (sữa, trứng gà, đậu phộng,...). Tùy vào cơ địa mỗi người mà phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay lập tức hoặc sau một khoảng thời gian ngắn khi tiếp xúc với dị nguyên.
Biểu hiện cụ thể trong từng trường hợp tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng:
-
Nếu là viêm da cơ địa, da có thể hình thành mụn nước, sưng phù, chảy dịch, đỏ và ngứa ngáy. Việc gãi mạnh những khu vực này sẽ làm tổn thương niêm mạc da và làm nghiêm trọng thêm tình trạng viêm. Thông qua phần da bị cào rách, dị nguyên lại càng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và khiến người bệnh dị ứng nặng hơn;
-
Nếu dị ứng xảy ra ở đường thở thì sau khi bị kích thích, biểu mô trong đường thở sẽ bị phù nề và tiết dịch;
-
Trong trường hợp là viêm mũi dị ứng: người bệnh bị hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi;
-
Người bị hen suyễn: khó thở, khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm nhớt vì đường thở trở nên phù nề, đọng dịch khiến quá trình trao đổi khí bị cản trở;
-
Đối với đường tiêu hóa: dị nguyên gây dị ứng là thức ăn thì sẽ làm ngứa và sưng môi, vòm miệng, biểu mô ruột phù nề và tiết dịch khiến bụng đau và tiêu chảy;
-
Nếu tình trạng dị ứng nặng, bệnh nhân có thể bị đỏ da và sưng nề toàn thân, khó thở, hạ huyết áp, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
2. Liệt kê các loại thuốc kháng dị ứng phổ biến
3.1.Thuốc kháng Histamin
Cho những ai chưa biết thì Histamin chính là chất trung gian do các tế bào tạo ra trong phản ứng dị ứng. Hạt bài tiết của các tế bào ưa kiềm và tế bào mast ở các mô (phần lớn ở ruột, phổi, da) là nơi dự trữ rất nhiều Histamin. Do đó khi xảy ra dị ứng, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc kháng Histamin để khống chế tình trạng này. Hiện nay trên thị trường có 2 nhóm thuốc Histamin chủ yếu đó là thuốc thế hệ 1 và thế hệ 2.
Trong đó các thuốc kháng Histamin thế hệ 1 (H1) như hydroxyzin, clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin,... là loại ra đời đầu tiên từ những năm 1930. Hiệu quả của thuốc chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên người bệnh cần dùng nhiều liều trong ngày và dễ gặp phải tác dụng phụ gây buồn ngủ.
Thuốc kháng dị ứng sẽ giúp bệnh nhân khắc phục được những triệu chứng khó chịu do dị ứng gây nên
Ở thuốc kháng Histamin thế hệ 2 (H2) như cetirizin, loratadin, fexofenadin,... thì đỡ gây buồn ngủ nên hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong điều trị dị ứng hơn loại H1.
Một số tác dụng không mong muốn của các thuốc kháng Histamin bệnh nhân cần lưu ý:
-
Chóng mặt, buồn ngủ;
-
Khô miệng;
-
Run, mờ mắt, ù tai;
-
Bí tiểu, táo bón.
Do vậy những người phải vận hành máy móc hoặc lái xe, bệnh nhân bị phù đại tiền liệt tuyến, dị ứng thuốc, tắc nghẽn đường tiểu và ống tiêu hóa, bệnh Glôcôm,... không nên dùng thuốc.
3.2.Thuốc kháng IgE
Kháng thể IgE có tác dụng quan trọng trong việc chống lại bệnh hen phế quản cũng như các bệnh lý dị ứng khác. Khi IgE kết hợp cùng các dị nguyên có thể sẽ kích hoạt phản ứng dị ứng.
Omalizumab là loại thuốc kháng IgE tổng hợp giúp bất hoạt các IgE tự do, nhờ vậy mà hàm lượng IgE trong máu có thể giảm đến 90%. Các nghiên cứu gần đây cho rằng loại thuốc này cho kết quả điều trị khá tốt đối với những trường hợp bị hen phế quản nặng, khi mà các loại thuốc khác không có hiệu quả.
3.3. Thuốc chống viêm
Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau, bao gồm cả tình trạng dị ứng. Nguyên nhân là vì trong những thuốc này chứa thành phần giúp kiểm soát triệu chứng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên cũng vì thế mà không ít trường hợp lạm dụng thuốc này dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Các thuốc Corticoid phổ biến thường được chỉ định đó là betamethasone, prednisolone, hydrocortisone, fluocinolone, prednisone,...
Corticoid có thể được điều chế theo dạng xịt mũi, hít qua miệng, dạng gel, kem, dung dịch, thuốc mỡ để nhỏ mắt, mũi, tai hoặc bôi ngoài da. Nếu chỉ dùng trong thời gian ngắn (trong vòng 1 - 2 tuần) thì ít khả năng gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.
Corticoid có thể được bào chế dưới dạng kem
Các phản ứng nhẹ bệnh nhân có thể sẽ trải qua khi dùng corticoid đợi ngắn đó là khó ngủ, kích ứng dạ dày. Nếu dùng đợt ngắn nhưng lặp lại liệu trình nhiều lần cũng dễ bị tác dụng phụ tương tự như khi dùng dài hạn. Tóm lại liều dùng càng cao, dùng càng lâu thì tác dụng phụ sẽ càng lớn, ví dụ như:
-
Tăng huyết áp;
-
Nhiễm trùng;
-
Loãng xương;
-
Tăng đường huyết;
-
Suy thượng thận;
-
Hội chứng Cushing.
3.4. Thuốc ổn định tế bào mast
Như chúng ta đã biết thì tế bào mast là nơi dự trữ chủ yếu của Histamin. Vì vậy khi dùng các thuốc giúp ổn định những tế bào này sẽ ngăn chặn được việc giải phóng histamin, giảm thiểu triệu chứng dị ứng. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc này khi bệnh nhân không đáp ứng corticoid hoặc thuốc kháng Histamin.
Các loại thuốc dưỡng bào được dùng theo đường uống (cromolyn), nhỏ mắt (cromolyn, azelastine, nedocromil, pemirolast,...) hay nhỏ mũi (cromolyn, azelastine). Người bệnh có thể sẽ đối diện với một số tác dụng không mong muốn như đắng miệng, hắt hơi, chân chích, ngứa, chảy máu cam, mắt bị kích ứng nhẹ. Hiếm gặp hơn là bị nổi mề đay, phát ban và phụ nữ có thai khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3.5.Thuốc kháng leukotriene
Leukotriene cũng là một trong số các chất trung gian tham gia vào phản ứng viêm và nó kích thích các triệu chứng dị ứng bùng nổ như tăng tiết dịch nhầy, co thắt cơ trơn phế quản, giãn mạch,...
Ngày nay có khá nhiều loại thuốc kháng Leukotriene được sử dụng trong điều trị dị ứng như zileuton, zafirlukast, montelukast,... đạt hiệu quả trong việc điều trị các bệnh như viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính, hen phế quản. Tác dụng phụ của thuốc không nhiều, chủ yếu là làm tăng men gan.
Lưu ý: những loại thuốc kháng dị ứng trên đây chỉ được dùng khi được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng và điều chỉnh phác đồ điều trị mà không có sự tham vấn của bác sĩ. Nếu trong quá trình dùng thuốc mà gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, đúng cách.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!