Các tin tức tại MEDlatec
Điểm qua 7 tác dụng của cá hồi với sức khỏe
- 22/10/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn cá nục được không?
- 31/10/2022 | Cháo cá chép cho bà bầu: 3 cách chế biến đơn giản mà đầy dinh dưỡng
- 02/11/2022 | Tổng hợp các loại cá bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
- 12/11/2022 | Bà bầu ăn cá thu được không - 5 lợi ích bất ngờ từ cá thu
- 20/08/2022 | Bà bầu ăn cá hồi được không và một số lưu ý quan trọng
1. Một số thành phần dinh dưỡng cơ bản trong cá hồi
1.1. Chất béo Omega 3
Lượng axit béo không bão hòa Omega 3 trong 100g cá hồi vào khoảng 3.77g (axit béo đơn) đến 3.89g (axit béo đa). Đây là dưỡng chất thiết yếu, cần thiết cho cơ thể.
Cá hồi chứa lượng Omega 3 dồi dào
Thực tế, cơ thể không thể tự tổng hợp Omega 3 mà chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài thông qua đường ăn uống. Vậy nên, bổ sung cá hồi vào khẩu phần ăn là cách đơn giản giúp bạn dung nạp thêm Omega 3 an toàn.
1.2. Protein
Bên cạnh Omega 3, cá hồi còn là nguồn bổ sung Protein hay chất đạm dồi dào. Cụ thể, cứ trong 100g cá hồi lại chứa khoảng 20.4g Protein.
Protein là một trong 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản (bên cạnh chất béo, tinh bột và vitamin/khoáng chất). Khi bổ sung đầy đủ nhóm chất này, cơ thể sẽ nhanh phục hồi hơn sau chấn thương.
Lượng Protein trong cá hồi tương đối cao
1.3. Vitamin nhóm B
Nếu cần bổ sung Vitamin nhóm B, bạn nên thêm cá hồi vào thực đơn. Cụ thể, hàm lượng các loại vitamin B trong 100g cá hồi tương đương:
- Vitamin B1 (Thiamin): 0.207 mg
- Vitamin B2 (Riboflavin): 0.155 mg
- Vitamin B3 (Niacin): 8.67 mg
- Vitamin B5 (Axit Pantothenic): 1.55 mg
- Vitamin B6: 0.636 mg
- Vitamin B12: 3.23 µg
Vitamin nhóm B sẽ tham gia vào quá trình biến đổi thức ăn thành năng lượng, tạo và chỉnh sửa ADN, giảm tình trạng viêm. Ngoài ra, các loại vitamin này còn hỗ trợ hoạt động hệ thần kinh.
Hầu hết vitamin nhóm B đều chứa trong cá hồi
1.4. Kali
Lượng Kali trong cá hồi gần như cao nhất trong các loại khoáng chất. Theo đó, cứ 100g cá hồi thì lại chứa đến 363 mg Kali.
Kali được cho là có tác dụng làm giảm huyết áp, hạn chế tình trạng tích nước. Loại khoáng chất này đặc biệt cần thiết cho người hay ăn mặn.
1.5. Selenium
Selenium hay Selen là một dạng khoáng chất vi lượng, giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương khớp. Ngoài ra, loại khoáng chất này còn giúp làm giảm kháng thể tuyến giáp ở người mắc ung thư, bệnh lý tuyến giáp. Lượng Selen trong 100g cá hồi tương đương 24 µg.
1.6. Những dưỡng chất khác
Bên cạnh 5 nhóm chất cơ bản kể trên, cá hồi còn chứa nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin E, vitamin K, canxi, magie, photpho,...
2. Tác dụng của cá hồi đối với sức khỏe
2.1. Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bổ sung cá hồi vào khẩu phần ăn là cách đơn giản giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Bởi trong cá hồi có chứa một lượng lớn axit béo không bão hòa Omega 3.
Ăn cá hồi thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Axit béo Omega 3 sẽ làm chậm quá trình hình thành các cục máu đông trong mạch máu, hạn chế đột quỵ,... Bên cạnh bổ sung Omega 3 bằng cách sử dụng dầu cá, bạn nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm giàu loại chất béo không bão hòa này như cá hồi.
2.2. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Một tác dụng ít ra biết đến của cá hồi là hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cân nặng. Bởi lượng protein trong cá hồi có tác dụng điều chỉnh hormone gây thèm ăn, giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn.
Bên cạnh đó còn phải kể đến lượng Omega 3 dồi dào tham gia thúc đẩy quá trình giảm cân, giảm tích lũy mỡ bụng hiệu quả.
Nếu đang trong giai đoạn giảm cân, bạn không nên bỏ qua cá hồi
2.3. Chống viêm
Ngoài tác dụng hạn chế biến chứng tim mạch, giảm cân, cá hồi còn giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm là do cơ thể mắc phải một số căn bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư hay tiểu đường. Thành phần dưỡng chất trong cá hồi sẽ giúp phòng ngừa những bệnh lý này.
2.4. Bảo vệ não bộ
Bổ sung cá hồi vào khẩu phần ăn uống được cho là có thể cải thiện chức năng hoạt động của não bộ. Bởi một số loại cá béo hay dầu cá đều có tác dụng cải thiện chứng trầm cảm, hạn chế tình trạng sa sút trí tuệ, bảo vệ não bộ của thai nhi trong bụng mẹ.
Vì vậy, nhóm người có nguy cơ cao gặp vấn đề về trí nhớ, có nguy cơ sa sút trí tuệ người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai nên thường xuyên ăn cá hồi.
2.5. Tốt cho thị lực
Axit amin trong cá hồi trợ giúp ngăn ngừa hiệu quả trứng thoái hóa điểm vàng, tình trạng khô mắt, mỏi mắt khiến thị lực suy giảm. Để duy trì và cải thiện thị lực, bạn nên bổ sung cá hồi vào chế độ ăn.
2.6. Giúp xương khớp chắc khỏe
Thường xuyên ăn cá hồi cũng được xem như một trong những phương pháp giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Trong đó, những người có hàm lượng axit không bão hòa Omega 3 cao trong máu thường ít bị chấn thương xương hơn người bình thường. Ngoài ra, với đặc tính chống viêm tốt nên cá hồi cũng góp phần giúp tăng sức khỏe hệ xương khớp hiệu quả.
2.7. Tăng cường trao đổi chất
Lượng axit béo không bão hòa Omega 3, vi chất Selen trong cá hồi có khả năng tham gia vào quá trình kiểm soát Insulin. Nhờ vậy, quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
3. Rủi ro không mong muốn khi sử dụng cá hồi
Bên cạnh nhiều tác động tích cực đến sức khỏe, cá hồi đôi khi sẽ gây tình trạng thừa chất béo. Cụ thể, khi hấp thụ quá nhiều Omega 3, cơ thể có thể gặp phải vấn đề như tương tác với thuốc chống đông máu.
Một số lưu ý cần biết khi ăn cá hồi
Do vậy, bạn cũng không nên bữa nào cũng ăn cá hồi. Thay vào đó, bạn cần bổ sung loại thực phẩm một cách hợp lý, ưu tiên mua cá hồi có nguồn gốc rõ ràng, được nuôi hoặc đánh bắt tại môi trường nước sạch.
Như vậy, bài viết vừa phân tích một vài tác dụng của cá hồi đối với sức khỏe. Hi vọng rằng với những chia sẻ này, bạn đã cập nhật được thêm kiến thức hữu ích và qua đó, xây dựng cho mình một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Nếu cần tư vấn thêm về dinh dưỡng hoặc đặt lịch khám sức khỏe tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!