Các tin tức tại MEDlatec
Giảm bạch cầu - dấu hiệu hệ miễn dịch suy giảm
- 30/06/2023 | Giảm bạch cầu có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- 30/06/2023 | Phương pháp điều trị giảm bạch cầu hạt trung tính
- 30/06/2023 | Tìm hiểu nguyên nhân giảm bạch cầu trung tính
1. Giảm bạch cầu được hiểu như thế nào?
Số lượng bạch cầu thấp hơn mức bình thường được gọi là tình trạng giảm bạch cầu. Bạch cầu đóng vai trò như một "lực lượng đặc nhiệm", giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, và nấm, bảo vệ sức khỏe của con người. Cơ thể có nguy cơ đối diện với tình trạng nhiễm trùng khi bạch cầu giảm.
Ở người trưởng thành, số lượng bạch cầu bình thường trong khoảng từ 4.500 đến 10.500 tế bào/mm³. Khi số lượng này giảm xuống dưới 4.500 tế bào/mm³, được coi là giảm bạch cầu. Trong khi đó, số lượng này sẽ có sự thay đổi rõ rệt tùy theo độ tuổi ở đối tượng trẻ em.
Thông thường, người mắc phải tình trạng giảm bạch cầu không có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, với số lượng bạch cầu quá thấp, bệnh nhân dễ bị kiệt sức và không còn đủ sức để hoạt động như bình thường. Trong những trường hợp này, các triệu chứng nhiễm trùng có thể xuất hiện, bao gồm:
- Sốt cao trên 38˚C;
Sốt cao là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng giảm bạch cầu
- Cảm giác ớn lạnh;
- Ra mồ hôi nhiều;
- Tình trạng nhiễm trùng da.
Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường này, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây giảm bạch cầu
Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu, bao gồm:
- Nhiễm virus: Quá trình sản xuất bạch cầu bị các virus như cúm, cảm lạnh xâm nhập và làm gián đoạn, dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu tạm thời;
Nhiễm virus là nguyên nhân khiến bạch cầu giảm
- Các rối loạn tế bào máu và xương: Các bệnh lý như thiếu máu bất sản, hội chứng myelodysplastic và hoạt động quá mức của lá lách có thể gây ra sự suy giảm nghiêm trọng số lượng tế bào bạch cầu;
- Ung thư và bệnh bạch cầu: Các bệnh lý này có thể tấn công và khiến tủy xương bị tổn thương, dẫn đến sự suy giảm bạch cầu;
- Bệnh truyền nhiễm: HIV/AIDS và lao là những "kẻ thù" tàn phá hệ thống miễn dịch, khiến số lượng bạch cầu giảm sút nghiêm trọng;
- Rối loạn tự miễn dịch: Khi hệ miễn dịch nhận diện sai các tế bào của cơ thể và tấn công chúng, dẫn đến giảm bạch cầu;
- Rối loạn sinh sản tế bào (bẩm sinh): Một số hội chứng di truyền có thể dẫn đến giảm bạch cầu;
- Suy dinh dưỡng: Sự sản xuất bạch cầu bị ảnh hưởng nếu cơ thể thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B12, folate, đồng và kẽm;
- Điều trị ung thư: Các phương pháp điều trị ung thư có thể ức chế quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương, dẫn đến giảm bạch cầu;
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây giảm bạch cầu;
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, khi cơ thể đang chiến đấu với vi khuẩn hoặc virus, bạch cầu có thể giảm tạm thời.
3. Chẩn đoán và điều trị giảm bạch cầu
Chẩn đoán giảm bạch cầu
Để chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây giảm bạch cầu, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu hoặc sinh thiết tủy xương. Qua xét nghiệm máu, các chỉ số WBC, LYM, NEUT, MON, EOS và BASO sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác số lượng và tỷ lệ các loại bạch cầu. Đồng thời, những chỉ số này sẽ giúp phát hiện tình trạng giảm số lượng bạch cầu trong máu và hỗ trợ bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Xét nghiệm là kỹ thuật được chỉ định trong việc chẩn đoán giảm bạch cầu
Điều trị giảm bạch cầu
Sau khi xác định rõ nguyên nhân và tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm bạch cầu, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và can thiệp kịp thời.
Bên cạnh đó, việc điều trị cũng phụ thuộc vào diễn biến lâm sàng cũng như việc theo dõi chặt chẽ tốc độ giảm bạch cầu để có phác đồ điều trị phù hợp.
Một số phương pháp được áp dụng trong điều trị tình trạng giảm bạch cầu bao gồm:
- Sử dụng kháng sinh: Nếu giảm bạch cầu do nhiễm khuẩn, đồng thời dự phòng bội nhiễm, nhiễm khuẩn;
- Thuốc kích bạch cầu: Có tác dụng kích thích tủy xương sản sinh ra nhiều bạch cầu hơn.
- Điều trị các biến chứng: Bao gôm thiếu máu, chảy máu…;
- Truyền máu: Truyền máu cung cấp các tế bào máu khỏe mạnh, bao gồm cả bạch cầu, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng.
Ngoài các phương pháp điều trị chuyên môn, bệnh nhân cần thực hiện một số biện pháp hỗ trợ tại nhà như:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đủ các nhóm thực phẩm, tăng cường trái cây, rau củ và bổ sung vitamin, khoáng chất;
- Chăm sóc răng miệng sạch sẽ, đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn và thường xuyên đi khám răng định kỳ. Khi cạo râu, nên dùng dao cạo điện để tránh tổn thương da;
- Nếu sốt trên 38,5°C, cần đến ngay các cơ sở y tế;
- Rửa tay thường xuyên. tránh tiếp xúc với thùng rác, động vật nuôi hay các vật dụng có thể chứa vi khuẩn gây hại;
- Tuân thủ đúng liều lượng thuốc bác sĩ đã kê đơn;
- Nghỉ ngơi đầy đủ để tạo thời gian cho cơ thể thư giãn và hồi phục;
- Nên bảo vệ da khỏi những tổn thương như trầy xước hoặc vết cắt. Hãy cẩn thận trong mọi hoạt động để hạn chế tối đa các nguy cơ này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng giảm bạch cầu và cách xử trí cũng như phòng ngừa hiệu quả. Người dân có thêm thắc mắc cần giải đáp hoặc nhu cầu thực hiện xét nghiệm xác định chính xác chỉ số bạch cầu hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!