Các tin tức tại MEDlatec

Gợi ý 6 cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả và an toàn để ba mẹ tham khảo

Ngày 01/02/2024

Key chính: cách trị táo bón cho trẻ

Gợi ý 6 cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả và an toàn để ba mẹ tham khảo

Với các bậc phụ huynh, trẻ bị táo bón đã không còn xa lạ. Và để bảo vệ sức khỏe nói chung cũng như hệ tiêu hóa của trẻ nói riêng, ba mẹ cần theo dõi kết hợp áp dụng ngay các cách trị táo bón cho trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu tình trạng không thuyên giảm thì hãy đưa trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế.

1. Trẻ bị táo bón vì những nguyên nhân nào?

- Trẻ từ chối đi tiêu do đau vì rò hậu môn, kích thích quanh hậu môn nhiều,... hoặc do cố ý như thay đổi môi trường sống, học tập, du lịch,...

- Do trẻ đi tiêu không đúng cách.

- Mất cân bằng cảm xúc.

- Chậm phát triển trí tuệ.

- Không có thói quen đi tiêu đúng cách.

- Chế độ ăn uống không hợp lý: thiếu nước, thiếu trái cây, rau củ, chất xơ,...

- Tiền sử gia đình bị táo bón.

- Các nguyên nhân gây táo bón thực thể khác do bệnh lý gây ra.

Trẻ lười ăn rau, trái cây là đối tượng dễ bị táo bón

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón

Muốn biết trẻ có đang bị táo bón hay không, bạn cần theo dõi dấu hiệu của trẻ, đặc biệt là những triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như:

- Bụng xuất hiện cơn đau.

- Hay bị đầy hơi và chướng bụng.

- Phân khô và cứng.

- Trẻ hay bị căng thẳng mỗi khi đi ngoài.

- Tần suất đi ngoài rất ít, chỉ khoảng 3 lần/tuần.

- Rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện,...

Trẻ bị bón thường rặn khá nhiều

Khi tiến hành trị táo bón cho trẻ, ba mẹ cần tìm hiểu rõ căn nguyên khiến trẻ gặp phải tình trạng này. Để hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ thì bổ sung đầy đủ chất xơ, nước là nguyên tắc quan trọng nhất. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc nhuận tràng nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng bừa bãi.

3. Một số cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả nhất

3.1. Tăng cường bổ sung chất xơ

Trẻ bị táo bón cần bổ sung đầy đủ chất xơ thông qua chế độ dinh dưỡng cân đối, ăn nhiều rau xanh và trái cây. Tác dụng chính của chất xơ là kích thích khả năng hoạt động của đường ruột, giúp phân đào thải ra bên ngoài dễ dàng hơn.

Trẻ bị táo bón cần cực bổ sung chất xơ từ trái cây và rau xanh

Theo nghiên cứu công bố chuyên trang NIH, khi được bổ sung đầy đủ chất xơ và vitamin có thể giảm khoảng 77% tình trạng táo bón.

Thế nhưng, bạn cũng cần lưu ý rằng không phải loại chất xơ nào cũng tốt cho đường ruột của trẻ. Chất xơ trong thực tế hiện chia thành 2 dạng chính. Bao gồm:

- Chất xơ hòa tan: Giúp hấp thu nước, giúp phân mềm hơn. Nhóm chất này chứa chủ yếu trong rau củ quả, một số loại hạt, yến mạch và lúa mạch.

- Chất xơ không hòa tan: Có khả năng gia tăng khối lượng phân, thúc đẩy nhu động ruột giúp phân đào thải ra bên ngoài. Loại chất xơ này chứa nhiều trong ngũ cốc.

Chất xơ hòa tan mặc dù tốt cho đường ruột nhưng nếu đã lên men thì hiệu quả trị táo bón thường không cao như ban đầu. Vì sau quá trình lên men, chúng dễ làm giảm khả năng giữ nước của cơ thể.

Còn với chất xơ không hòa tan, bổ sung quá nhiều cũng không phải tốt. Bởi đã có không ít trường hợp trẻ bị táo bón nghiêm trọng hơn khi bổ sung quá nhiều loại chất xơ này.

3.2. Khuyến khích trẻ uống đủ nước

Bên cạnh thiếu hụt chất xơ, tình trạng mất nước cũng gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ. Vì thế, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ uống đủ nước hàng ngày.

Trường hợp trẻ không muốn uống nước trắng, bạn hãy cho trẻ uống một chút nước có gas. Bởi nước có gas được chứng minh là có khả năng làm giảm phần nào hiện tượng táo bón. Lưu ý rằng nước có gas đây là loại nước khoáng chứa gas, không đường. Vì nếu dùng nước ngọt có gas, tình trạng táo bón dễ diễn biến nghiêm trọng hơn.

3.3. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ

Lượng vi khuẩn trong đường ruột bị mất cân bằng cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Do vậy, bạn hãy giúp trẻ bổ sung lợi khuẩn cần thiết thông qua các sản phẩm như sữa chua hoặc men vi sinh.

3.4. Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn

Tác dụng của việc vận động thường xuyên là kích chuyển động của đường ruột, thúc đẩy đào thải phân ra bên ngoài, giảm táo bón. Chính vì vậy, việc khuyến khích trẻ tập vận động mỗi ngày là rất cần thiết.

3.5. Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Duy trì thói quen đi vệ sinh đúng giờ cũng là cách giúp đường tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Nếu có thể, bạn nên tập cho trẻ đi vệ sinh đều đặn vào thời điểm sau bữa ăn hoặc bất kỳ khi nào trẻ cảm thấy buồn đi ngoài.

Ba mẹ hãy tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ và rửa sạch tay sau khi vệ sinh xong

Ban đầu, bạn hãy tập cho trẻ ngồi tối thiểu 10 phút mỗi lần đi vệ sinh. Để giúp trẻ thoải mái hơn, bạn có thể kê thêm ghế để chân phía dưới.

3.6. Massage nhẹ nhàng bụng cho trẻ

Tác dụng chính việc massage nhẹ nhàng vùng bụng là kích thích hoạt động của nhu động ruột. Nhờ đó, phân sẽ được đào thải ra bên ngoài nhanh hơn, giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Sau đây là phần hướng dẫn khái quát cách massage vùng bụng cho trẻ khó đi ngoài:

- Làm nóng 2 bàn tay của bạn bằng cách chà sát chúng vào nhau. Tiếp theo, bạn có thể nhỏ một vài giọt dầu nóng vào lòng bàn tay và tiếp tục chà sát.

- Cho trẻ nằm theo tư thế ngửa rồi ấn nhẹ đầu ngón tay lên bụng của trẻ (tương tự như hình chữ U ngược). Sau đó, bạn di chuyển nhẹ nhàng hai tay sang bên trái, lên phía trên và kéo ngang qua phần rồi di chuyển xuống phía dưới.

- Lặp lại động tác trên khoảng 10 đến 15 lần, thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày.

5. Khi nào cần đưa trẻ bị táo bón đi khám?

Gần như đứa trẻ nào cũng từng gặp phải tình trạng táo bón. Bên cạnh nguyên nhân đến từ chế độ ăn và sinh hoạt thì táo bón đôi khi còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn không thể xem thường nếu tình trạng táo bón ở trẻ diễn ra trong thời gian dài, không có dấu hiệu giảm.

Sau thời gian trị táo bón tại nhà, nếu nhận thấy những dấu hiệu sau, bạn hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:

- Triệu chứng táo bón diễn ra trong thời gian dài, không thuyên giảm về mặt tần suất và mức độ nghiêm trọng.

- Trẻ khó đi ngoài hơn một tuần.

- Trẻ bị mới sinh khó đi ngoài thường xuyên kèm theo triệu chứng chướng bụng.

- Bên cạnh táo bón thì trẻ còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác như chán ăn, cơ thể còi cọc, sốt cao, nôn ói,...

- Cơn đau bụng kèm theo triệu chứng táo bón càng ngày càng dữ dội, đặc biệt là khi trẻ vận động mạnh.

- Phân của trẻ có lẫn máu,...

Tình trạng khó đi ngoài hay táo bón ở trẻ đến từ nhiều nguyên nhân. Nếu không phải bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng 6 cách trị táo bón cho trẻ được hướng dẫn ở bài viết. Trường hợp triệu chứng táo bón không thuyên giảm, kèm theo đó là các dấu hiệu bất thường khác, bạn hãy cho khám sớm tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.