Các tin tức tại MEDlatec

HCT trong xét nghiệm máu là gì? Làm sao để chỉ số này ổn định?

Ngày 21/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là một căn cứ giúp bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đều không hiểu rõ về ý nghĩa của chỉ số này. Vây chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì và phải làm sao để chỉ số này ổn định?

1. HCT trong xét nghiệm máu là gì?

HCT viết tắt của từ Hematocrit. Xét nghiệm này thường được chỉ định để thực hiện để kiểm tra về số lượng tế bào hồng cầu trong thể tích máu toàn phần. Qua đó, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến hồng cầu. 

Xét nghiệm HCT cho biết số lượng tế bào hồng cầu trong thể tích máu toàn phần

Khi cầm trên tay tờ kết quả xét nghiệm máu, bạn có thể nhận thấy rõ kết quả chỉ số xét nghiệm HCT được báo cáo dưới dạng phần trăm. Kết quả này có thể thay đổi do những yếu tố như giới tính, tuổi tác, tình trạng mang thai hay không hay yếu tố chủng tộc. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm cũng có thể sai lệch chút ít do những vấn đề như chất lượng phòng xét nghiệm, phương pháp thực hiện xét nghiệm là gì, người bệnh đang bị mất nước, hoặc vừa truyền máu hay bị mất máu,...

Kết quả chỉ số xét nghiệm HCT được cho là bình thường khi nằm trong khoảng: 

- Ở nam: Từ 40 - 50%.

- Ở nữ: Từ 36 - 44%.

- Ở trẻ sơ sinh: Từ 45- 61%.

- Ở trẻ em: Dao động trong khoảng 32 - 42%. 

Lưu ý giá trị trên có ý nghĩa tham khảo, thông thường khoảng tham chiếu sẽ được thể hiện ngay bên cạnh kết quả xét nghiệm.

2. Chỉ số HCT thay đổi do những nguyên nhân nào?

Chỉ số xét nghiệm HCT không nằm trong giá trị tiêu chuẩn nêu trên, dù cao hay thấp hơn giá trị tiêu chuẩn đều được đánh giá là bất thường và rất có thể nguyên nhân gây ra sự bất thường này là do một số bệnh lý về hồng cầu. Cụ thể như sau: 

2.1. Chỉ số HCT thấp

Chỉ số HCT thấp hơn bình thường là do những tế bào hồng cầu không được nhận đủ lượng oxy cần thiết. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là bởi: 

- Người bệnh bị thiếu máu, mất máu. 

- Bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất. 

- Mắc các bệnh về tuyến giáp. 

- Ung thư máu. 

- Nhiễm trùng. 

- Người bệnh bổ sung quá nhiều nước dẫn đến thừa nước. 

Uống quá nhiều nước cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số HCT

Cần phải xét nghiệm mới có thể biết chính xác chỉ số HCT trong máu có bị giảm hay không. Bên cạnh đó, một số triệu chứng sau cũng có thể gợi ý cho bạn biết về tình trạng HCT trong máu đang thấp: 

- Mệt mỏi. 

- Da nhợt nhạt, xanh xao. 

- Khó thở.

- Lạnh chân tay. 

- Nhịp tim không ổn định.

2.2. Chỉ số HCT cao

Kết quả chỉ số HCT trong xét nghiệm máu cao hơn chỉ số tiêu chuẩn cho thấy cơ thể đang sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu. Nguyên nhân gây ra vấn đề này thường là do: 

- Người bệnh bị mất nước. 

- Mắc bệnh đa hồng cầu. 

- Do các vấn đề về phổi như xơ phổi, tắc nghẽn phổi mạn tính: Ở những trường hợp này, phổi không có khả năng để hấp thụ oxy vì thế cơ thể sẽ phải tăng sản xuất các tế bào hồng cầu để bù đắp lượng oxy bị thiếu hụt.

- Có vấn đề về tim mạch chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh, suy tim: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho khả năng bơm máu của tim bị suy yếu. Do đó, nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh sẽ không có đủ oxy để thực hiện các hoạt động sống. Để giải quyết tình trạng này, cơ thể cần sản xuất nhiều hồng cầu hơn bình thường. 

Suy tim có thể là nguyên nhân làm thay đổi chỉ số HCT

- Có khối u ác tính tại thận cũng khiến chỉ số HCT của người bệnh tăng cao hơn so với chỉ số tiêu chuẩn. 

- Người bị bệnh tủy xương. 

- Các trường hợp bị ngộ độc carbon monoxide. 

- Do di truyền: Gen JAK2 có nhiệm vụ kiểm soát số lượng tế bào máu trong tủy xương. Nếu xảy ra đột biến gen, lượng hồng cầu sẽ được sản sinh nhiều hơn bình thường.

- Một số nguyên nhân khác như do tình trạng khó thở khi ngủ, những trường hợp bổ sung testosterone, người sinh sống ở vùng cao.

Triệu chứng khi HCT tăng cao có thể kể đến như tình trạng chóng mặt, da đỏ bất thường, tầm nhìn kém.

3. Kiểm soát chỉ số HCT bằng cách nào?

Kiểm soát chỉ số HCT cũng là một cách bảo vệ sức khỏe. Để chỉ số này ổn định, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 

- Cân bằng chế độ ăn uống, ưu tiên các nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt và axit folic để đảm bảo quá trình sản xuất hồng cầu luôn ổn định. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin B12

- Uống đủ nước.

- Vận động thể chất thường xuyên, áp dụng các bài tập phù hợp để không làm tăng HCT.

- Hạn chế tiếp xúc thuốc chất kích thích, hóa chất độc hại,... để hạn chế nguy cơ giảm chỉ số HCT bất thường. 

- Nếu đang mắc phải các bệnh lý về máu, bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, để phát hiện sớm bất thường và kịp thời xử trí.

Hi vọng rằng, qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về HCT trong xét nghiệm máu là gì và đồng thời chủ động theo dõi chỉ số này để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe liên quan, không bỏ qua giai đoạn điều trị bệnh tốt nhất.

Trường hợp xuất hiện những biểu hiện bất thường cảnh báo sự tăng hoặc giảm chỉ số HCT như đã nêu ở trên, bạn hãy đi khám sớm để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số HCT để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh

Nếu muốn đặt lịch xét nghiệm, khám bệnh sớm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC sẽ tư vấn cụ thể và chi tiết cho bạn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.