Các tin tức tại MEDlatec

Hen suyễn có lây không và những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân hen suyễn

Ngày 01/01/2024
Hen suyễn là một trong những bệnh lý hô hấp mạn tính khá phổ biến, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều người lo lắng liệu hen suyễn có lây không? Khi chăm sóc người bị hen suyễn cần lưu ý gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới để tìm lời giải đáp.

1. Tìm hiểu chung về bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính thường gặp. Người bị hen suyễn có đường thở nhạy cảm và dễ bị kích thích khi tiếp xúc với các dị nguyên, dẫn đến tình trạng sưng phù, tiết nhiều dịch nhầy. Lúc này, tiểu phế quản co thắt liên tục, quá trình lưu thông của không khí trong phổi gặp nhiều khó khăn.

Bệnh hen suyễn là bệnh lý hô hấp thường gặp

Trên thực tế, bệnh hen suyễn có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Nếu chủ quan, không tập trung điều trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển biến phức tạp và gây ra những biến chứng khó lường, đe dọa trực tiếp sức khỏe của bệnh nhân.

Khá nhiều bạn thắc mắc liệu bệnh hen suyễn có lây không? Đây là vấn đề đáng quan tâm, bởi vì một số bệnh hô hấp có thể lây truyền và trở thành dịch bệnh nếu không kiểm soát tốt.

2. Vậy thực tế bệnh hen suyễn có lây không?

Nếu bạn đang băn khoăn bệnh hen suyễn có lây không thì câu trả lời là không. Đây là một nhóm bệnh không lây nhiễm, bởi vì tác nhân gây bệnh không phải là vi khuẩn, virus, nấm,... Chính vì thế, các bạn không cần quá lo lắng khi sinh hoạt và tiếp xúc trực tiếp cùng với bệnh nhân hen suyễn.

Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo rằng bệnh hen suyễn có khả năng di truyền, vì vậy chúng ta không nên lơ là, chủ quan. Nếu trong gia đình có người thân được chẩn đoán mắc hen suyễn, những người còn lại nên chủ động theo dõi, đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh (nếu có).

Những người nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ mắc hen suyễn tương đối cao. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bạn hãy tới cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị hen suyễn đúng cách.

Nhiều bạn lo lắng: hen suyễn có lây không và câu trả lời là không

Một số đối tượng khác cũng có khả năng bị hen suyễn là: người thường xuyên làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại, người sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn…

3. Nhận biết các triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân hen

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen suyễn là: đau tức ngực, thường xuyên thở dốc hoặc thở khò khè hoặc khó thở, kèm ho,… Các triệu chứng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn đang bị cúm, sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn.

Nếu chủ quan bỏ qua việc điều trị, triệu chứng bệnh hen suyễn có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này tần suất cơn hen xuất hiện dày đặc hơn, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí, nhiều bệnh nhân phải uống thuốc để cắt cơn hen và duy trì sinh hoạt bình thường.

Triệu chứng bệnh hen suyễn xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, ví dụ như: khi bệnh nhân tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật, khi vận động quá sức, khi tâm trạng lo lắng, căng thẳng hoặc điều kiện thời tiết thay đổi…

Bệnh nhân hen suyễn thường cảm thấy khó thở và đi kèm một số biểu hiện khác

4. Bệnh hen suyễn ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bệnh nhân?

Hen suyễn là căn bệnh mạn tính, triệu chứng bệnh tái phát thường xuyên, điều này ảnh hưởng không ít tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những trận ho kéo dài và cảm giác khó thở vào ban đêm khiến bệnh nhân mất ngủ, gây tình trạng mất tập trung, uể oải vào ban ngày.

Không những vậy, bệnh nhân hen suyễn thường có tâm lý căng thẳng, lo âu trong thời gian dài. Nếu không có người thân, bạn bè bên cạnh chăm sóc và chia sẻ, họ có nguy cơ trầm cảm rất cao. Đáng lo ngại nhất là khi bệnh hen suyễn phát triển ở trẻ em khiến bé không có cơ hội vui chơi, học tập giống bạn bè đồng trang lứa. Thay vào đó, em bé thường xuyên phải tới bệnh viện để điều trị.

Căn bệnh này có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như tình trạng suy hô hấp, khí phế thũng hoặc tâm phế mạn tính. Một số bệnh nhân do chủ quan, không điều trị sớm nên phải đối mặt với nguy cơ ngừng hô hấp, não có dấu hiệu tổn thương, ngoài ra còn gặp phải tình trạng xẹp phổi hoặc tràn khí màng phổi.

Suy hô hấp là một biến chứng của bệnh hen suyễn

Đặc biệt nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh hen suyễn, họ cũng gặp phải nhiều biến chứng đáng lo ngại, có thể kể đến là: sinh non, sản giật hoặc xuất huyết âm đạo. Do đó, chị em cần chú ý theo dõi sức khỏe trong giai đoạn mang thai, phối hợp cùng bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.

5. Kinh nghiệm chăm sóc cho bệnh nhân hen suyễn

Sau khi đã tìm hiểu hen suyễn có lây không, chúng ta cũng nên nắm được một số kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân hen suyễn. Người bệnh cần chú ý giữ ấm cơ thể để tránh lên cơn hen, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa. Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên chủ động chuẩn bị khăn ấm, quần áo, mũ, tất, găng tay để giữ ấm cho cơ thể.

Lông chó mèo cũng là tác nhân khiến người bệnh lên cơn hen, chính vì thế việc hạn chế tiếp xúc với động vật để bảo vệ sức khỏe bản thân là điều cần nhớ. Bên cạnh đó, khi đi ra ngoài đường, người bệnh nên sử dụng khẩu trang để không hít phải bụi bẩn cũng như các tác nhân gây kích thích đường thở.

Vậy bệnh nhân hen suyễn cần lưu ý gì về chế độ ăn uống hay không? Tốt nhất, người bệnh nên bổ sung đầy đủ và cân bằng các dinh dưỡng thiết yếu như: vitamin A, vitamin D, vitamin C, omega - 3, magie,… để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Giữ ấm cơ thể là điều cần nhớ với bệnh nhân hen suyễn

Bệnh nhân cần phải hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích, đồ uống có gas, các món ăn đồ hộp, đồ ăn đông lạnh hoặc các món ngâm chua…

Đây là những lưu ý quan trọng dành cho bệnh nhân hen suyễn, các bạn nên chú ý để chăm sóc sức khỏe tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra.

Mong rằng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc: hen suyễn có lây không? Mặc dù căn bệnh này không lây, tuy nhiên vẫn có thể di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Các bạn nên chú ý theo dõi sức khỏe, đi kiểm tra nếu phát hiện các dấu hiệu nghi mắc bệnh. Bạn hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám như chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn cụ thể hơn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.