Các tin tức tại MEDlatec
Hướng dẫn cách phân biệt Covid - 19 và cúm mùa
- 30/07/2020 | Nguy cơ mắc Covid-19 ở phụ nữ có thai và cách phòng tránh
- 21/02/2020 | Sinh hoạt chuyên môn: Tiếp cận, xử trí COVID-19 tại MEDLATEC
- 13/08/2020 | Diễn tập phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
- 13/03/2020 | MEDLATEC tập huấn lần 2 - phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho toàn thể nhân viên
1. Bệnh cúm
Ở các nước vùng ôn đới, cúm thường xảy ra trong mùa lạnh. Tuy nhiên, ở những nước xứ nhiệt đới như Việt Nam, Bệnh cúm có thể xuất hiện quanh năm và số ca mắc thường tăng lên vào giai đoạn giao mùa. Trong lịch sử, thế giới đã từng có đại dịch cúm khiến nhiều người chết, nhưng đến nay, chúng ta đã điều chế vắc-xin phòng cúm và hạn chế rất tốt nguy cơ dịch cúm trên thế giới.
Cảm lạnh, cảm cúm dễ nhầm với bệnh Covid-19
Người mắc bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau nhức khắp cơ bắp và đôi khi có cảm giác ớn lạnh. Trẻ nhỏ bị cúm sẽ dễ quấy khóc, đau bụng, bỏ ăn, có thể mắc tiêu chảy và kèm theo những biểu hiện như hắt hơi, ngạt mũi, ho,… Bệnh cúm thường lây nhiễm từ người sang người.
Phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất chính là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và đeo khẩu trang khi ra đường để ngăn ngừa sự lây truyền của vi khuẩn. Đối với trẻ em, các mẹ có thể đưa con đi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mỗi năm.
2. Dịch bệnh Covid-19
Trên thế giới đã ghi nhận hàng chục triệu ca mắc Covid-19, trong đó đã số người tử vong vì đại dịch đã sắp cán mốc một triệu người. Tại Việt Nam, dịch cũng đang có những diễn biến rất phức tạp. Vì thế, người dân không nên chủ quan mà cần phải cùng phối hợp với các cơ quan chức năng để phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh.
Một số gợi ý để bạn phân biệt bệnh cúm và Covid-19
Các triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc Covid-19 là sốt, ho khan, mệt mỏi.
Một số triệu chứng ít gặp hơn như đau nhức khắp người, đau họng, có thể bị tiêu chảy, viêm kết mạc, mất khứu giác hoặc mất vị giác, có hiện tượng đau đầu hoặc nổi mẩn hay tím tái ở đầu ngón chân, ngón tay.
Những triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra như khó thở, đau và tức ngực, không thể nói, không thể cử động,...
Các triệu chứng có thể xuất hiện sau 5 đến 6 ngày kể từ khi người bệnh nhiễm vi-rút. Nhưng thời gian này cũng có thể lên tới 14 ngày hoặc thậm chí có thể kéo dài lâu hơn. Bên cạnh đó, có những trường hợp mắc bệnh nhưng không hề có triệu chứng.
Nếu bạn có biểu hiện sốt và ho, từng sống trong khu vực có người mắc Covid-19 hoặc từng đi du lịch tại vùng dịch, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
3. Chẩn đoán bệnh Covid-19 và các bệnh viêm đường hô hấp khác
3.1. Chẩn đoán phân biệt
Bộ Y tế khuyến cáo: “Cần chẩn đoán phân biệt viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 với viêm đường hô hấp cấp do các tác nhân hay gặp khác, bao gồm cả các tác nhân gây dịch bệnh nặng đã biết”.
Cần phải sử dụng khẩu trang để phòng chống dịch bệnh
- Đối với những trường hợp có biểu hiện ho, sốt, cúm,… nhưng không có yếu tố dịch tễ nên được khám và làm xét nghiệm để biết chính xác tình trạng sức khỏe, loại từ những tác nhân gây viêm đường hô hấp khác.
- Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh vì có một số biểu hiện như sốt hoặc viêm đường hô hấp cấp tính mà không lý giải được bằng những nguyên nhân khác thì cần làm xét nghiệm khẳng định nhiễm SARS-CoV-2.
3.2. Xét nghiệm trọn bộ các bệnh về đường hô hấp tại MEDLATEC
Hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể đáp ứng được tất cả xét nghiệm các bệnh viêm đường hô hấp
Xét nghiệm 16 tác nhân virus gây viêm đường hô hấp: Virus á cúm Type 1, 2, 3, 4, Cúm A/B, Adenovirus, Virus hợp bào hô hấp (RSV A&B), Rhinovirus (RV A&B), Enterovirus, Bocavirus, Metapneumovirus, Beta Coronavirus OC43, MERS-CoV, Alpha Coronavirus 229E/NL63, Các căn nguyên khuẩn vi khuẩn hay gặp, bao gồm các các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumonia.
Xét nghiệm 13 tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp: Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Legionella pneumophila, Moraxella catarrhalis, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydophila pneumoniae, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), Bordetella pertussis (vi khuẩn ho gà), Acinetobacter baumannii, Mycobacterium tuberculosis/avium (trực khuẩn lao).
Dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến vô cùng phức tạp
4. Cách phòng tránh Covid-19
Để phòng tránh dịch bệnh Covid-19 một cách hiệu quả nhất, bạn nên thực hiện những điều sau:
-
Tránh nơi đông người, phải đeo khẩu trang khi ra đường và tốt nhất nên giữ khoảng cách khi giao tiếp.
-
Không nên đi lại quá nhiều, trừ khi có việc cần thiết. Nếu có biểu hiện ho sốt, tuyệt đối không nên đi lại nhiều và không tiếp xúc với nhiều người.
-
Không tiếp xúc với những người có triệu chứng ho và sốt, đồng thời không tiếp xúc quá nhiều với vật nuôi, đặc biệt là các loại động vật hoang dã.
-
Dọn dẹp để nhà cửa luôn được thông thoáng và sạch sẽ.
-
Cần chú ý đến việc vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, không nên chạm tay lên mặt, đặc biệt là mắt, mũi, miệng.
-
Dùng khăn giấy che kín miệng khi ho và hắt hơi, sau đó bỏ khăn vào thùng rác có nắp đậy.
-
Không khạc nhổ nơi công cộng
-
Bên cạnh đó, nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng bệnh hiệu quả hơn.
Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu đã phải đưa ra những biện pháp mạnh mẽ hơn để tăng cường ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch bệnh.
Trên đây là những thông tin giúp bạn phân biệt Covid-19 và cúm. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ cần gọi đến số hotline của Bộ Y tế càng hoặc có thể đến cơ sở y tế gần nhất để được các chuyên gia hướng dẫn chi tiết. Sàng lọc sớm chính là cách để tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh và hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!