Các tin tức tại MEDlatec
Hướng dẫn tìm địa chỉ xét nghiệm kháng thể COVID-19 uy tín
- 26/08/2021 | Xét nghiệm PCR COVID-19 là gì và có ý nghĩa như thế nào trong việc phát hiện bệnh
- 26/08/2021 | Hỏi đáp: Khi nào nên xét nghiệm kháng thể COVID-19?
- 26/08/2021 | Giải đáp: người mắc COVID-19 có tự khỏi được không?
1. Sơ lược về kháng thể
Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm kháng thể cũng như địa chỉ xét nghiệm kháng thể COVID-19, chúng ta cùng nắm bắt sơ lược kháng thể là gì, bao gồm mấy loại kháng thể.
Kháng thể là gì?
Khi phát hiện sự tấn công, xâm nhập của các vi sinh vật lạ (vi khuẩn, virus) thì cơ thể sẽ tự sản sinh ra những chất có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật lạ. Những chất này được gọi là kháng thể. Cơ chế hình thành kháng thể của mỗi người là khác nhau. Vì thế, khả năng miễn dịch với bệnh cũng không giống nhau.
Kháng thể là chất được cơ thể sản sinh ra để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus)
Phân loại kháng thể
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia kháng thể thành 5 loại (còn gọi là 5 lớp kháng thể):
-
IgG: Là kháng thể phổ biến nhất, được tìm thấy trong máu, sữa non và các dịch mô. Đặc biệt, kháng thể này còn có khả năng xuyên qua nhau thai, có tác dụng bảo vệ các bé sơ sinh mới sinh, khi hệ miễn dịch của bé còn non yếu, chưa phát triển.
-
IgA: Là kháng thể chiếm tỷ lệ 15 - 20%, không chỉ được tìm thấy trong máu, sữa non mà còn có ở nước bọt. Vị trí nào tiết ra kháng thể này thì sẽ có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh ngay tại vị trí đó.
-
IgM: Kháng thể này là lớp miễn dịch tổng hợp đầu tiên ở các bé sơ sinh. IgM kết hợp với kháng nguyên đa chiều và hồng cầu, giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
-
IgE: Là kháng thể chiếm tỷ lệ lớn, đồng thời, giữ vai trò quan trọng trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng hay các phản ứng quá mẫn cảm của cơ thể.
-
IgD: Là kháng thể chiếm tỷ lệ thấp nhất, ngoài ra, lại dễ bị dị hóa và phân hủy trong quá trình đông máu. Do đó, vai trò và chức năng của kháng thể này ít được nhắc đến.
Trong xét nghiệm kháng thể nói chung và xét nghiệm kháng thể COVID-19 nói riêng, các bác sĩ thường quan tâm đến chỉ số của 2 loại kháng thể là IgG và IgM.
2. Phương pháp xét nghiệm kháng thể COVID-19
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 có những khác biệt nhất định với xét nghiệm kháng nguyên COVID-19. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ để có thể tìm được địa chỉ xét nghiệm kháng thể COVID-19 phù hợp, hiệu quả.
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 nhằm phát hiện khả năng miễn dịch của cơ thể với virus gây bệnh
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 là gì?
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 là phương pháp xét nghiệm nhằm xác định kháng thể trong máu có khả năng chống lại virus SARS-CoV-2, qua đó, gián tiếp phát hiện virus này trong cơ thể.
Thường thì xét nghiệm kháng thể COVID-19 dùng để phát hiện những người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 trước đó, hoặc những người đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Bởi sau một thời gian (thường là 2 tuần) mắc bệnh hoặc tiêm vắc xin thì cơ thể mới sản sinh đủ lượng kháng thể để có thể được phát hiện bởi xét nghiệm.
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm kháng thể COVID-19
Dương tính: Kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính cho thấy người đó đang hoặc đã nhiễm virus SARS-CoV-2. Muốn khẳng định có đang mắc COVID-19 hay không thì cần lấy mẫu test (dịch tỵ hầu) để làm xét nghiệm RT-PCR. Trong thời gian này, vẫn thực hiện giải pháp cách ly.
Âm tính: Kết quả xét nghiệm kháng thể âm tính cho thấy ngay tại thời điểm xét nghiệm, cơ thể người đó không có virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, khả năng âm tính giả là rất cao. Bởi nếu làm xét nghiệm không đúng thời điểm, cơ thể chưa sản sinh đủ lượng kháng thể cần thiết thì kết quả sẽ bị sai lệch. Ngoài ra còn cho thấy người đó chưa có kháng thể bảo vệ sau khi bị nhiễm COVID hoặc sau khi tiêm vắc xin.
Kỹ thuật xét nghiệm kháng thể COVID-19 đơn giản và cho kết quả nhanh
Ứng dụng của xét nghiệm kháng thể COVID-19
Ứng dụng điển hình của xét nghiệm kháng thể COVID-19 là phát hiện miễn dịch của cơ thể với virus SARS-CoV-2. Vì thế, thường được sử dụng cho những người đã được tiêm vắc xin phòng ngừa hoặc những người đã từng mắc bệnh. Bên cạnh đó, những người đang trong giai đoạn điều trị COVID-19 cũng sẽ được thực hiện xét nghiệm này để đánh giá khả năng hồi phục và miễn dịch với virus SARS-CoV-2 trong tương lai.
Song song đó, kỹ thuật đơn giản, không yêu cầu cao về thiết bị, máy móc, đặc biệt là cho kết quả nhanh (30 - 60 phút) nên xét nghiệm kháng thể còn được sử dụng trong những trường hợp cần điều tra nguồn lây nhiễm. Từ đó, nhanh chóng phát hiện những ai có nguy cơ mắc bệnh. Sau đó, sẽ thực hiện xét nghiệm kháng nguyên với những đối tượng này. Trong thời gian đợi làm xét nghiệm kháng nguyên, sẽ cách ly người nghi ngờ theo quy định.
3. Địa chỉ xét nghiệm kháng thể COVID-19
Đa số các bệnh viện, cơ sở y tế đều cung cấp dịch vụ và thực hiện xét nghiệm kháng nguyên (test nhanh) COVID-19. Tuy nhiên, với xét nghiệm kháng thể thì không có nhiều sự lựa chọn cho bạn. Chỉ một số ít bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép thực hiện dịch vụ xét nghiệm này.
Cập nhật các thông tin về địa chỉ làm xét nghiệm COVID-19 để tìm được nơi thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác
Do đó, khi tìm kiếm địa chỉ xét nghiệm kháng thể COVID-19, để chắc chắn, bạn nên gọi đến tổng đài của bệnh viện, cơ sở y tế nơi bạn sinh sống, làm việc. Nếu có cung cấp dịch vụ thì tiến hành đặt lịch trước để được chủ động thời gian, phòng tránh tập trung đông người.
Nếu không có dịch vụ thì liên hệ đến bệnh viện, cơ sở y tế khác hoặc cập nhật các thông tin về cơ sở thực hiện xét nghiệm kháng nguyên trên các phương tiện truyền thông. Tránh trường hợp dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nếu đến bệnh viện mà không được thực hiện xét nghiệm thì vừa mất thời gian, vừa tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Ngoài ra, cần lưu ý, nếu không nhất thiết phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 (không có chỉ định của bác sĩ hoặc chưa được tiêm vắc xin) thì có thể thay thế bằng xét nghiệm kháng nguyên. Và trong quá trình đi lấy mẫu xét nghiệm, luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc 5K để phòng chống lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!