Các tin tức tại MEDlatec
Khi nào cần làm xét nghiệm xác định nhóm máu
1. Vì sao cần làm xét nghiệm xác định nhóm máu
Trong những trường hợp cần truyền máu, người hiến máu phải làm xét nghiệm trước khi truyền máu cho đối phương. Để xác định được nhóm máu của người nhận và người cho, có tương thích và phù hợp với nhau hay không. Việc thực hiện các bước xét nghiệm này rất quan trọng, không thế bỏ qua vì nó phải đảm bảo được sự an toàn cho quá trình truyền máu. .
Nếu hai người không cùng nhóm máu, sẽ gây ra một số tác hại đối với cơ thể người nhận như: gây sốc, sốt và bị nổi mẩn,... nếu sốc nặng sẽ dẫn đến tử vong. Vì vậy mà việc xét nghiệm cần phải có kết quả chính xác nhất, không chấp nhận đưa ra những kết quả sai lệch dẫn đến trường hợp xấu cho bệnh nhân.
Xét nghiệm xác định nhóm máu để đảm bảo an toàn cho quá trình truyền máu
2. Khi nào cần làm xét nghiệm xác định nhóm máu
Đây không phải là một biện pháp chữa bệnh hay phương thức thăm khám bệnh, nó là một phương pháp kiểm tra nhóm máu của từng đối tượng. Nên trong những trường hợp khẩn cấp, hay phải hiến máu cho người khác hoặc dùng kết quả để làm bằng chứng pháp lý,... thì mới cần làm xét nghiệm xác định nhóm máu. Sau đây là một vài trường hợp đặc biệt cần phải thực hiện xét nghiệm:
- Trong trường hợp người nhà bệnh nhân không có nhóm máu tương thích với người bệnh, cần người hiến máu thì người cho và cả người nhận cần phải làm xét nghiệm trước khi thực hiện truyền máu.
- Với những ca cần thay thế nội tạng, xương, tủy,... mà người hiến tặng muốn đăng ký. Việc xét nghiệm là cần thiết để kiểm tra độ tương thích giữa nhóm máu của người cho và người nhận.
- Thực hiện xét nghiệm xác định nhóm máu, còn dùng làm bằng chứng pháp lý, phân chia tài sản hay nhằm mục đích xác định huyết thống.
- Đối với những bà bầu hay những người muốn có con cũng cần làm xét nghiệm xác định nhóm máu của người mẹ. Nhằm đánh giá trước những nguy cơ không tương thích, giữa các yếu tố trong máu của người mẹ và con.
Tùy từng mục đích của các đối tượng mà làm các xét nghiệm xác định nhóm máu
3. Cách phân loại các nhóm máu
Việc xét nghiệm kiểm tra nhóm máu còn giúp phát hiện ra các nguyên tố trong máu của các đối tượng có cùng một hệ nhóm máu hay không, nhằm đánh giá sự tương thích trong máu của họ. Khi xét nghiệm sẽ cho ra kết quả của 2 hệ nhóm máu là hệ ABO và Rh, đây là các nhóm máu chính trong cơ thể con người.
Hệ nhóm máu ABO
Việc tách các hệ nhóm máu của con người, được phân loại theo sự hiện diện có hoặc không có của các kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Và sự có mặt của hai kháng thể đó trong huyết thanh, cũng sẽ cho ra những nhóm máu khác nhau:
Người nhóm máu A: Trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên A, không chứa kháng thể anti-A, có kháng thể anti-B.
Người nhóm máu B: Trên bề mặt hồng cầu có chứa kháng nguyên B, không chứa kháng thể anti-B, có kháng thể anti-A.
Người nhóm máu AB: Trên bề mặt hồng cầu bao gồm cả hai kháng nguyên A và B, không chứa kháng thể anti-A và anti-B.
Người nhóm máu O: Trên bề mặt hồng cầu không có sự xuất hiện của hai kháng nguyên A và B, nhưng trong huyết thanh có chứa cả kháng thể anti-A và anti-B.
Hệ nhóm máu Rh
Khi xét nghiệm nhóm máu, nếu phát hiện việc kháng nguyên Rh có hay không xuất hiện trên bề mặt hồng cầu. Sẽ xác định được loại máu đó thuộc nhóm máu Rh dương (+) hay Rh âm (-).
Rh dương (+) tức là trên bề mặt có chưa nguyên tố Rh. Còn trường hợp, với nhóm máu Rh âm (-) với kết quả kiểm tra, không phát hiện được nguyên tố Rh trên bề mặt hồng cầu rất hiếm khi xảy ra.
Ngoài hai hệ nhóm máu ABO và Rh còn xuất hiện nhiều nhóm máu hiếm khác
4. Các nguyên tắc cần chú ý khi truyền máu
Có một vài nguyên tắc khi truyền máu, đối với các nhóm máu trong cùng một hệ thống nhóm máu. Người nhận không có kháng thể kháng hồng cầu của người cho mới có thể nhận máu:
Người có nhóm máu A có thể truyền đi và nhận được máu của người cùng nhóm máu, hoặc người có nhóm máu AB. Và nhận được máu từ người có nhóm máu O.
Người có nhóm máu B có thể truyền đi và nhận được máu của người cùng nhóm máu, hoặc người có nhóm máu AB. Và nhận được máu từ người có nhóm máu O.
Người có nhóm máu AB chỉ có thể máu cho người cùng nhóm máu. Và có thể nhận được tất cả các nhóm máu vì hầu như nó không có kháng thể bị phản ứng khi truyền.
Người có nhóm máu O có thể truyền máu cho tất cả các nhóm máu khác. Nhưng chỉ có thể nhận máu truyền từ người cùng nhóm máu O, còn các nhóm máu khác sẽ gây kháng nguyên trên hồng cầu.
Truyền máu không tương thích vào cơ thể người nhận sẽ gây ra các phản ứng xấu
5. Xét nghiệm xác định nhóm máu tại
Với những trường hợp khẩn cấp và phức tạp nếu không có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật tay nghề cao, sẽ cho ra những kết quả không chính xác về việc kiểm tra nhóm máu. Rất dễ xảy đến những trường hợp nhầm lẫn khiến ảnh hưởng xấu đến người được truyền máu.
Hiểu được nỗi lo này của khách hàng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm xác định nhóm máu, với các hệ thống chi nhánh được mở rộng trên khắp trên các tỉnh thành cả nước.
Trong lĩnh vực xét nghiệm, trang thiết bị hiện đại đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo được độ chính xác trong các quá trình tiến hành xét nghiệm. Chính vì vậy, chúng tôi đã không ngừng tiếp cận và đầu tư những loại máy xét nghiệm tân tiến và được ưa chuộng trên thế giới, để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Tại MEDLATEC, quý khách sẽ được những y, bác sĩ với tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm tư vấn và hỗ trợ. Khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của bệnh viện, khách hàng sẽ có được sự thoải mái cũng như thấy được quy trình làm việc chuyên nghiệp của chúng tôi.
Với những thông tin chúng tôi đã cung cấp, bạn đọc đã có thể biết thêm các thông tin về xét nghiệm xác định nhóm máu cũng như là khi nào thì thực sự cần thiết để thực hiện xét nghiệm. Tại MEDLATEC chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách 24/7, nếu bạn đọc cần được hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900565656 để được giải đáp các vấn đề về dịch vụ tại MEDLATEC nhé!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!