Các tin tức tại MEDlatec

Liệt mặt Bell ở phụ nữ mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 24/09/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Liệt mặt Bell ở phụ nữ mang thai nguyên nhân là do dây thần kinh số VII bị tổn thương hoặc viêm dẫn đến liệt, mất cảm giác. Vậy tại sao phụ nữ mang thai có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn bình thường? Có thể điều trị phục hồi cơ mặt sau khi bị liệt mặt Bell hay không?

1. Liệt mặt Bell và nguyên nhân gây bệnh

Các cơ trên toàn cơ thể để hoạt động nhịp nhàng theo các chuyển động với sự chỉ đạo của não bộ sẽ cần các nhánh dây thần kinh tương đối dày đặc. Trong đó, vùng cơ mặt được chi phối, điều khiển bởi dây thần kinh số VII. Liệt mặt Bell liên quan đến tổn thương hoặc sưng viêm dây thần kinh này, người bệnh vì thế không thể thực hiện các cử động như: nhắm kín mắt, nhăn trán, chảy xệ mép,…

Liệt mặt Bell do tổn thương ở dây thần kinh số VII

Bất cứ ai cũng có thể bị liệt mặt Bell, song khá phổ biến ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Đôi khi, chứng liệt mặt này xảy ra muộn khi phụ nữ đã sinh xong. Nếu không điều trị phục hồi tốt, bệnh nhân có thể bị liệt mặt hoàn toàn và gặp phải nhiều ảnh hưởng cuộc sống khác.

Nguyên nhân chính xác dẫn đến liệt mặt Bell hiện vẫn chưa được xác định, song các nhà khoa học cho rằng, căn bệnh này có liên quan đến virus và sự tấn công làm tổn thương dây thần kinh của chúng. Cụ thể, những loại virus nguy cơ cao bao gồm:

  • Quai bị.

  • Rubella.

  • Adenovirus.

  • Herpes simplex.

  • Herpes Zoster.

  • Virus cúm B.

Liệt mặt Bell thường liên quan đến các loại virus gây tổn thương thần kinh

Triệu chứng của thai phụ khi bị liệt mặt Bell thường gặp bao gồm:

  • Khó chớp mắt, nhắm mắt hoặc nhướn mày, chảy nhiều nước mắt, đôi khi có thể là khô mắt.

  • Thay đổi vị giác, khi ăn do khó đóng kín cơ miệng nên thức ăn và đồ uống dễ bị chảy ra ngoài ở một bên.

  • Khó thực hiện cử động cười hay chu môi.

2. Vì sau liệt mặt Bell ở phụ nữ mang thai phổ biến?

Mặc dù tất cả các đối tượng ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị liệt mặt Bell, song phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn d những nguyên nhân sau:

  • Thai phụ bị huyết áp cao, rối loạn đông máu, sản giật hoặc tiền sản giật.

  • Phụ nữ mang thai thường bị giảm khả năng dung nạp glucose.

  • Thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone.

  • Tăng sinh nồng độ Cortisol ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng mai thai thứ hai. Trước khi sinh khoảng vài tuần, nồng độ chất này cao gấp 2 - 3 lần bình thường, vì thế gây tổn thương não bộ và dây thần kinh dẫn đến liệt mặt Bell.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị liệt mặt Bell cao hơn

Các yếu tố nguy cơ trên dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai, vì thế mà đối tượng này dễ bị liệt mặt Bell hơn những người khác.

3. Chẩn đoán và điều trị liệt mặt Bell ở phụ nữ mang thai

Chẩn đoán cần thực hiện sớm để hướng dẫn điều trị, giúp phục hồi cơ mặt cho phụ nữ mang thai mắc bệnh.

3.1. Chẩn đoán liệt mặt Bell

Bệnh nhân có thể được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thông qua các chẩn đoán lâm sàng, kiểm tra khả năng hoạt động cơ mặt như: thực hiện cười, nhe răng, nhướn mày, nhắm nghiền mắt và mở,… Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ quan sát những vùng xung quanh như tai, chân tóc, da đầu,… để tìm kiếm các vết phồng rộp do liệt mặt Bell gây ra. Những vết phồng rộp trong miệng hoặc môi sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán căn bệnh này.

Triệu chứng của liệt mặt Bell có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên gây chẩn đoán nhầm. Vì thế, trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp chiếu để loại trừ nguyên nhân gây triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, các phương pháp chụp chiếu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nên sẽ thường thực hiện khi mẹ bầu kết thúc thai kỳ.

Chẩn đoán liệt mặt Bell chủ yếu dựa trên đánh giá phản ứng cơ mặt

3.2. Điều trị chứng liệt mặt Bell ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc điều trị hay các biện pháp can thiệp vì đều có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Thông thường, căn bệnh này sẽ toàn phát, ảnh hưởng gây liệt mặt hoàn toàn hoặc một phần sau khi khởi phát vài giờ. Tùy vào thời gian và tiến triển bệnh mà tiên lượng và khả năng hồi phục là khác nhau.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng corticosteroid trong điều trị chứng liệt mặt Bell ở phụ nữ mang thai. Thuốc sẽ hiệu quả nhất khi sử dụng sớm trong vòng 72 giờ kể từ khi các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện, có tác dụng phục hồi và hạn chế tiến triển của chứng liệt mặt. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sử dụng thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp khác hoặc chờ điều trị sau khi sinh.

Do liệt mặt Bell ảnh hưởng nhiều đến mắt nên bác sĩ có thể kê cho phụ nữ mang thai bị liệt mặt Bell sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên vào cả ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên loại thuốc nhỏ mắt ban đêm thường là thuốc mỡ đặc hơn để giảm tối đa ảnh hưởng.

Tùy theo nhóm tuổi của phụ nữ mang thai và khả năng đáp ứng điều trị, tỉ lệ hồi phục sau khi bị liệt mặt Bell là khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra, khoảng 52% phụ nữ mang thai bị liệt mặt Bell có thể hồi phục, mức độ hồi phục là hoàn toàn hoặc một phần.

Bệnh nhân liệt mặt Bell có thể hồi phục nhờ điều trị đúng cách

Có thể thấy, liệt mặt Bell ở phụ nữ mang thai thường gặp hơn do nhiều yếu tố thay đổi trong thai kỳ, cần đi khám và điều trị sớm để tăng khả năng hồi phục. Việc sử dụng thuốc điều trị ở giai đoạn thai kỳ cần đặc biệt cẩn trọng vì có thể gây hại cho thai nhi. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay điều trị theo cách khác khi không có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Các chuyên gia chuyên khoa thần kinh MEDLATEC sẽ tư vấn, hướng dẫn bạn khám, chẩn đoán và điều trị để hồi phục tối đa.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.