Các tin tức tại MEDlatec
Mẹo chữa trị chảy máu cam ở trẻ nhỏ nhanh chóng, hiệu quả
- 26/05/2021 | Chảy máu cam thường xuyên là bệnh gì, có nguy hiểm không?
- 26/05/2021 | Những nguyên nhân chảy máu cam không thể bỏ qua
- 05/11/2021 | Trẻ bị chảy máu cam - Cách sơ cứu tức thì cha mẹ không nên bỏ qua
- 01/03/2024 | Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam
- 01/02/2024 | Hướng dẫn cách sơ cứu chảy máu cam ở trẻ nhỏ
1. Chứng chảy máu cam ở trẻ nhỏ là gì? Nguyên nhân
Trước khi tìm hiểu về các mẹo chữa chảy máu cam tại nhà chúng ta hãy giải đáp thắc mắc “Chảy máu cam là gì? Chảy máu cam do đâu?”.
1.1. Chảy máu cam ở trẻ nhỏ là gì?
Chảy máu cam ở trẻ nhỏ hay chảy máu mũi là một tình trạng phổ biến. Đây thường là kết quả của việc các mạch máu nhỏ ở mũi bị tổn thương và vỡ ra, dẫn đến việc máu chảy ra ngoài. Trẻ em là đối tượng dễ bị chảy máu mũi nhất, đặc biệt trẻ ở độ tuổi 2 - 10 tuổi. Chảy máu cam ở trẻ nhỏ gồm 2 loại: chảy máu mũi ở phía trước mũi và chảy máu mũi phía sau. Cụ thể:
- Chảy máu mũi trước: Đám rối Kiesselbach là vùng nằm ở phía trước và dưới vách ngăn mũi, chủ yếu chứa các mạch máu nhỏ của mũi. Khu vực này là một trong những vùng thường xuyên bị tổn thương, chỉ cần xì mũi, ngoáy mũi đều có thể dẫn đến vỡ mạch máu và chảy máu. Thời tiết khô là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chảy máu mũi trước. Chảy máu mũi trước thường xảy ra một cách đột ngột và có thể chỉ ảnh hưởng đến một bên của mũi. Lượng máu thường không nhiều và máu thường chảy ra phía trước mũi, nên lượng máu xuống họng rất ít.
- Chảy máu mũi sau: Tình trạng này thường liên quan đến các mạch máu nằm cao và sâu hơn, hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ. Chảy máu mũi sau, đặc biệt là khi chảy máu cả 2 bên mũi với lượng máu nhiều thường là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến chảy máu mũi sau bao gồm: Chấn thương vùng mũi mặt, đặc biệt là gãy mũi; chấn thương đầu máu có thể chảy từ mũi vào họng; các quá trình phẫu thuật trên vùng mũi mặt có thể dẫn đến chảy máu mũi sau nếu vết thương không được kiểm soát đúng cách, nhiễm trùng mũi hoặc quai bị…
Chảy máu mũi trước xảy ra phổ biến hơn nhưng ít nguy hiểm
1.2. Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Chảy máu cam ở trẻ nhỏ có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Chấn thương mũi: Chấn thương mũi là một nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam ở trẻ em. Khi trẻ té ngã, đùa nghịch đánh nhau có thể xảy ra chấn thương mũi, dẫn đến chảy máu. Xì mũi mạnh hoặc ngoáy mũi gây tổn thương mô mũi và mạch máu. Việc tự nhét vật lạ vào mũi, đặc biệt là vật sắc nhọn, có thể làm tổn thương mạch máu và niêm mạc mũi… Những trường hợp nghiêm trọng hơn như gãy xương mũi hoặc vỡ nền sọ cũng có thể dẫn đến chảy máu mũi với lượng máu lớn.
- Tiếp xúc thường xuyên với môi trường khô nóng hoặc sử dụng máy điều hòa, lò sưởi có thể làm mạch máu ở vùng mũi trở nên nhạy cảm và dễ vỡ, gây chảy máu cam.
- Viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi xoang do nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu và dẫn đến chảy máu mũi.
- Trẻ có tiền sử vẹo vách ngăn mũi hoặc đã trải qua phẫu thuật ở vùng mũi có thể trải qua tình trạng chảy máu cam do sự nhạy cảm của mạch máu.
- Các khối u vùng mũi bất kỳ lành tính hay ác tính đều có thể làm tăng nguy cơ chảy máu mũi ở trẻ.
- Thiếu hụt vitamin C, vitamin K, hoặc các khoáng chất như sắt, kali có thể góp phần vào tình trạng chảy máu cam ở trẻ.
- Các bệnh lý nguy hiểm: Trẻ mắc chứng rối loạn chức năng đông máu, ung thư máu, sốt xuất huyết, tăng huyết áp… đều có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu cam.
- Sốt xuất huyết, xuất sốt huyết giảm tiểu cầu cũng là các nguyên nhân của tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ.
2. Cách chữa chảy máu cam ở trẻ nhỏ nhanh nhất
Chảy máu cam ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để xử trí tình trạng này.
2.1. Chườm lạnh ở bên ngoài mũi để khắc phục chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Chườm lạnh là một trong những mẹo vặt để khắc phục tình trạng chảy máu cam. Phương pháp chườm lạnh có thể giúp kích thích co bóp các mạch máu, giảm sự mở rộng của chúng và làm chậm quá trình chảy máu. Cách thực hiện là bố mẹ đặt túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh ngang qua mũi của trẻ, tránh chườm trực tiếp đá lên da của trẻ vì có thể gây bỏng lạnh.
Chườm lạnh giúp cầm máu khi chảy máu cam
2.2. Chữa chảy máu cam ở trẻ nhỏ bằng cách ăn các thức ăn thanh nhiệt
Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam, bố mẹ có thể nấu các món ăn thanh nhiệt. Một số loại rau có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ như:
● Ngó sen có tác dụng thanh nhiệt, làm mát và giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin C, kali…
● Hẹ giúp làm mát cơ thể, chứa nhiều vitamin A, C và khoáng chất.
● Củ cải trắng có tác dụng làm mát, chống nóng.
● Dưỡng Chất: Nguồn cung cấp vitamin C, canxi, và chất xơ.
● Rau má có tính mát, giúp giảm nhiệt và cung cấp nhiều dưỡng chất.
● Đậu đen là nguồn protein thực phẩm thực vật tốt chứa nhiều protein, chất xơ, sắt, và các khoáng chất khác.
Trong chế độ ăn uống của trẻ, bố mẹ cũng nên bổ sung các loại rau lá xanh, giá đỗ, ớt chuông, chanh, cam, ổi, đu đủ, kiwi… Bởi đây là các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm bền niêm mạc và mạch máu
Điều trị chảy máu cam tại nhà chỉ được thực hiện đối với trường hợp nhẹ
3. Những trường hợp chảy máu cam ở trẻ nhỏ đáng lưu ý
Chảy máu cam ở trẻ nhỏ có thể rất nguy hiểm trong một số trường hợp. Biết cách chữa trị chảy máu cam ở trẻ nhỏ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Những trường hợp trẻ bị chảy máu cam thường xuyên và điều trị không khỏi có thể là là dấu hiệu các bệnh nguy hiểm mà bố mẹ cần lưu ý.
Ngoài ra, bố mẹ nên để ý đến các biểu hiện sau của trẻ để kịp thời đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị như:
- Chảy máu cam ở trẻ nhỏ không cầm sau khi sơ cứu trong vòng 20 phút
- Tần suất chảy máu cam diễn ra thường xuyên, nhiều lần
- Tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ diễn ra nhanh và mất nhiều máu mỗi lần
- Chảy máu cam do chấn thương
- Trẻ chảy máu cam kèm theo tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn,...
Trong những trường hợp này, bố mẹ không nên chủ quan tự điều trị tại nhà để tránh biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ bị chảy máu cam. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng và biểu hiện sức khỏe nào không bình thường như chảy máu cam kéo dài, nghiêm trọng hoặc có các vấn đề khác liên quan, hãy đến ngay chuyên khoa Nhi tại Hệ thống Y tế MEDLATEC gần bạn nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp. Để được tư vấn và giải đáp thêm thông tin, bạn có thể gọi tổng đài: 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!