Các tin tức tại MEDlatec
Nang keo tuyến giáp có nguy hiểm không, cách chẩn đoán và điều trị
- 01/10/2024 | Mổ tuyến giáp kiêng ăn gì để mau hồi phục?
- 08/10/2024 | Cổ to bất thường, trẻ 11 tuổi đi khám phát hiện bệnh lý tuyến giáp nguy cơ chậm tăng trưởng, chậm dậy thì nếu không được điều trị kịp thời
- 09/10/2024 | Bị tuyến giáp có uống được sữa Ensure không và hướng dẫn cách uống đúng
- 15/10/2024 | Ung thư tuyến giáp: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa
- 15/10/2024 | Quy trình khám tuyến giáp diễn ra như thế nào? Cần lưu ý gì khi đi khám?
1. Nang keo tuyến giáp là gì?
Nang keo tuyến giáp còn được biết đến với cái tên khác là bướu giáp keo. Người bị bệnh này thường có tuyến giáp to hơn bình thường, đồng thời xuất hiện những bọc nhỏ bên trong có chứa dịch keo. Các bọc nhỏ có kích thước từ vài mm đến vài cm.
Nang keo tuyến giáp được hình thành do một số nguyên nhân nhưng thường gặp là do thiếu i-ốt. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc quá nhiều hoặc ăn quá nhiều một số loại thực phẩm như bắp cải, su su,... cũng có thể gây nên tình trạng phình giáp keo. Thông thường, phụ nữ bị bướu giáp keo nhiều hơn nam giới.
Nang keo tuyến giáp khiến phần cổ người bệnh bị phình to
2. Biểu hiện
Hầu hết những người bị bướu giáp keo không có biểu hiện một cách rõ ràng nhưng có thể lưu ý một số dấu hiệu nghi ngờ như:
- Cổ trước ngày càng phình to khi nang giáp to lên.
- Người bệnh có bướu lớn có thể gặp tình trạng chèn ép thực quản hoặc khí quản gây nên hiện tượng nuốt nghẹn hoặc khó thở.
- Giọng nói bị khàn hoặc nói không rõ tiếng.
- Vùng cổ đau, khó nuốt và thấy nặng nề, khó chịu.
Người bệnh có thể khó nuốt và giọng nói bị khàn
3. Giải đáp thắc mắc nang keo tuyến giáp có nguy hiểm không?
Mặc dù là khối u lành tính nhưng bướu giáp keo vẫn có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Nếu bướu giáp keo phát triển nhanh và phình to sẽ khiến bệnh nhân khó thở, khó nuốt, gây cảm giác mệt mỏi, thậm chí có thể dẫn đến suy giáp hoặc cường giáp.
Về lâu dài nang keo tuyến giáp có thể bị canxi hóa và phát triển thành ung thư. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sinh thiết khối u để xác định bướu này là lành tính hay ác tính.
Ngoài ra, người bị phình giáp keo còn có thể bị một số bệnh thứ phát gây nên từ bệnh này như dây thần kinh thanh quản bị tổn thương, nhiễm độc giáp,... Bởi vậy, nếu có biểu hiện mắc bệnh thì người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi và định kỳ khám sức khỏe để có biện pháp điều trị phù hợp.
Nang keo tuyến giáp có nguy hiểm không được nhiều người quan tâm
4. Phương pháp chẩn đoán bướu giáp keo
Người bị phình giáp keo hoàn toàn rủi ro bị ung thư nếu không chịu thăm khám và điều trị. Bởi vậy, cần thăm khám ngay khi có biểu hiện nghi ngờ hoặc khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ cơ thể tốt nhất.
Để chẩn đoán bệnh bướu giáp keo, bác sĩ sẽ thực hiện kết hợp các phương pháp như:
- Siêu âm tuyến giáp.
- Xét nghiệm máu.
- Chọc hút khối u nang keo (sinh thiết).
- Xét nghiệm hormone tuyến giáp.
Để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị y tế có đội ngũ bác sĩ chuyên cao, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt cho quá trình khám và điều trị.
5. Điều trị
Nhiều người không biết nang keo tuyến giáp có nguy hiểm không nên cảm thấy rất lo lắng khi phát hiện mắc bệnh này. Tuy nhiên, bệnh bướu giáp keo có thể điều trị được và ít để lại biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị nhằm giảm kích thước của bướu giáp keo. Phương pháp điều trị sẽ được điều chỉnh tùy theo nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng của người bệnh, cụ thể như:
5.1. Bổ sung i-ốt
Nếu người bệnh bị nang keo tuyến giáp do thiếu hụt i-ốt thì việc bổ sung chất này là rất cần thiết. Bệnh nhân sẽ được sử dụng dung dịch Lugol có chứa thành phần i-ốt. Đợt điều trị có dài tối thiểu 6 tháng. Người bệnh cũng cần khám định kỳ tại cơ sở y tế để theo dõi mức độ cải thiện của bệnh.
Ngoài ra cũng cần lưu ý không tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung i-ốt. Bên cạnh đó cần thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy có biểu hiện bất thường.
Người bệnh cần được bổ sung muối i- ốt
5.2. Bổ sung hormone tuyến giáp
Nếu nang keo tuyến giáp hình thành là do thiếu hụt hormone tuyến giáp và thiếu hụt i-ốt, bệnh nhân sẽ được chỉ định bổ sung hormone tuyến giáp. Tuy nhiên có một số bệnh nhân không thể áp dụng phương pháp điều trị này như người bị cường giáp trạng, người bị nhồi máu cơ tim, người bị loãng xương,...
Bổ sung hormone tuyến giáp có tác dụng làm giảm kích thước bướu giáp keo đồng thời bảo tồn chức năng của tuyến giáp. Nhưng phương pháp này cũng có thể khiến người bệnh gặp một số tác dụng phụ như hồi hộp, tăng tiết mồ hôi, sụt cân,... Vì thế, trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tái khám định kỳ để theo dõi hiệu quả điều trị đồng thời có sự thay đổi hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần.
5.3. Phẫu thuật
Trường hợp bổ sung i-ốt hoặc hormone tuyến giáp không giúp tình hình bệnh khá hơn và khối u to bất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Việc phẫu thuật bướu giáp keo không quá phức tạp, thời gian hồi phục nhanh.
Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng
Bệnh phình giáp keo có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp như bổ sung đầy đủ muối i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần ăn đa dạng các món ăn để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Tránh ăn một món ăn trong thời gian quá dài.
Những thông tin ở trên đã giúp bạn hiểu nang keo tuyến giáp có nguy hiểm không và có những phương pháp chẩn đoán, điều trị như thế nào. Với những người có nguy cơ cao cần chú ý khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh (nếu có). Một địa chỉ y tế chất lượng, được mọi khách hàng và chuyên gia đánh giá cao mà bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Nội tiết thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!