Các tin tức tại MEDlatec
Người trầm cảm có tự khỏi được không và vì sao nên điều trị?
- 29/02/2024 | Phương pháp điều trị trầm cảm hiệu quả và dễ thực hiện
- 09/09/2024 | Tổng hợp các dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng không được chủ quan
- 22/09/2024 | Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì - Bộ câu hỏi và cách thực hiện
1. Khái quát về bệnh trầm cảm
1.1. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm thần của người bệnh. Trầm cảm thường là kết quả của nhiều yếu tố:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người từng mắc trầm cảm thì đây cũng là yếu tố góp phần tăng nguy cơ bị trầm cảm cho thế hệ sau.
- Yếu tố môi trường: Áp lực công việc, học tập, các biến cố trong cuộc sống như mất người thân, ly dị,.... có thể là nguyên nhân kích hoạt trầm cảm.
- Thay đổi hóa học ở não bộ: Sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine có thể gây ra trầm cảm.
Chịu đựng áp lực từ công việc trong một thời gian dài có thể góp phần gây nên trầm cảm
1.2. Triệu chứng của bệnh trầm cảm
- Triệu chứng về mặt thể chất
+ Mệt mỏi kéo dài.
+ Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
+ Đau đầu, đau bụng.
+ Trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm bất thường, không rõ lý do.
- Triệu chứng về mặt tâm lý
+ Cảm giác buồn bã, tuyệt vọng.
+ Mất hứng thú với những sở thích quen thuộc.
+ Suy nghĩ tiêu cực, tự ti.
+ Có ý định thực hiện hành vi tự tử.
2. Người trầm cảm có tự khỏi được không?
Người trầm cảm có tự khỏi được không tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây nên trầm cảm, sự hỗ trợ từ phía gia đình, khả năng nhận thức của người bệnh,...:
2.1. Trầm cảm nhẹ
Người bị trầm cảm nhẹ có thể thấy được sự cải thiện triệu chứng dần dần mà không cần điều trị. Điều này thường xảy ra khi:
- Có môi trường sống tích cực
Người bị trầm cảm được sống trong một môi trường ít căng thẳng, ít áp lực, có sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình và bạn bè. Nhờ vậy mà tâm trạng của người bệnh sẽ được cải thiện dần dần.
- Khả năng tự nhận thức
Người bị trầm cảm nhẹ thường có khả năng tự nhận biết các dấu hiệu tiêu cực và có động lực để thay đổi. Họ tự điều chỉnh cảm xúc bằng cách tìm đến những hoạt động làm họ thấy vui vẻ hơn.
- Trầm cảm do nguyên nhân tạm thời
Trầm cảm nhẹ có thể xảy ra sau một cú sốc tinh thần như mất việc, chia tay, hoặc gặp phải thất bại nào đó. Nếu những yếu tố gây căng thẳng này được giải quyết và người bệnh được nghỉ ngơi đủ, họ có thể tự lấy lại cân bằng.
Như vậy, trong những trường hợp này, người trầm cảm có tự khỏi được không câu trả lời là có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tự khỏi không đồng nghĩa với người bệnh đã khỏi hoàn toàn trầm cảm. Nếu không có sự chăm sóc tâm lý đúng cách thì các triệu chứng trầm cảm vẫn có khả năng tái diễn.
Người trầm cảm có tự khỏi được không nên được đánh giá đúng bởi bác sĩ chuyên khoa
2.2. Trầm cảm nặng
Với các trường hợp trầm cảm nặng, khả năng tự khỏi là rất hiếm và thường đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời bởi vì:
- Trầm cảm nặng thường liên quan đến rối loạn chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, đặc biệt là serotonin và dopamine. Sự mất cân bằng này không thể tự điều chỉnh mà cần có sự can thiệp điều trị.
- Người bệnh thường xuyên bị chi phối bởi suy nghĩ tiêu cực, mất hứng thú với cuộc sống, dẫn đến hành vi tự cô lập và suy giảm khả năng làm việc, học tập. Họ không có khả năng tự vực dậy tinh thần mà cần sự hỗ trợ liên tục từ chuyên gia tâm lý và người thân.
- Trầm cảm nặng có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử. Trong trường hợp này, nếu không có sự can thiệp kịp thời thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Người bệnh cần được dùng thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý để ổn định tâm lý.
- Sự thiếu chia sẻ hoặc thiếu hiểu biết của gia đình về bệnh tình có thể khiến tình trạng của người bệnh trở nên nặng hơn.
3. Vì sao cần điều trị trầm cảm?
Muốn làm rõ vấn đề người trầm cảm có tự khỏi được không cần có sự thăm khám, đánh giá từ chuyên gia tâm lý và bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết các trường hợp trầm cảm cần được điều trị để tăng khả năng hồi phục và ngăn ngừa những hệ lụy tiêu cực do bệnh trầm cảm gây ra.
Quá trình điều trị giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng buồn bã, lo âu, mất hứng thú và cảm giác tuyệt vọng. Nhờ đó, người bệnh có thể dần cải thiện tâm trạng để quay lại với cuộc sống bình thường.
Khi được can thiệp bằng liệu pháp tâm lý, người bệnh sẽ hiểu được nguyên nhân cảm xúc của mình và học được cách kiểm soát cảm xúc. Theo thời gian, họ sẽ dần dần mất đi cảm giác buồn bã và tuyệt vọng.
Khi các triệu chứng trầm cảm thuyên giảm, người bệnh sẽ tập trung vào công việc và học tập tốt hơn. Không những thế, người bệnh còn cảm thấy dễ hòa nhập hơn trong các mối quan hệ xã hội, họ cởi mở và sẵn sàng chia sẻ tâm sự của mình.
Nhìn chung, điều trị tích cực cho người bị trầm cảm là giải pháp để:
- Kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, nhờ đó ngăn ngừa được ý định tự tử ở người bệnh.
- Ngăn ngừa việc lạm dụng chất kích thích để quên đi nỗi buồn, dễ gây nghiện ngập và các vấn đề về sức khỏe.
- Cân bằng tâm lý để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch.
- Giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng và phát triển các mối quan hệ tích cực.
Mô phỏng quy trình và ý nghĩa của việc điều trị cho người bị trầm cảm
Nếu những chia sẻ trên đây chưa giải đáp được băn khoăn người trầm cảm có tự khỏi được không, bạn hãy tới bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và có câu trả lời chính xác. Đối với người bị trầm cảm, bên cạnh sự hỗ trợ điều trị từ bác sĩ, sự chia sẻ từ gia đình, bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Sự kết hợp này sẽ giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cách thức đặt trước lịch khám nhanh chóng, thuận tiện.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!