Các tin tức tại MEDlatec

Nhận biết ngay dấu hiệu tắc ruột ở trẻ sơ sinh để đưa trẻ đi khám kịp thời

Ngày 01/02/2024
Ba mẹ không nên xem thường tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh. Bởi trong những tháng đầu đời, đường ruột của trẻ vẫn còn rất non nớt, chỉ một chút thay đổi cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của trẻ. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị tắc ruột, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được xử lý kịp thời.

1. Thế nào là tắc ruột ở trẻ sơ sinh?

Tắc ruột xảy ra khi các chất bị tắc nghẽn, không thể tiêu hóa bình thường tại phần ruột non và ruột già. Tình trạng này tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn sản sinh, có thể gây nên hiện tượng hoại tử ruột, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị tắc ruột

Vì hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên tình trạng này rất nguy hiểm, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tắc ruột

Tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do lồng ruột. Hệ thống ruột của trẻ sơ sinh rất thẳng. Đặc biệt, phần lồng ruột có xu hướng dịch chuyển vào bên trong vị trí ruột gần đó.

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh nhưng khởi phát từ tình trạng lồng ruột

Lồng ruột có thể do sự phát triển bất thường của ruột như khối u hoặc polyp. Hoạt động của nhu động ruột khi đó tương tự như cơn co thắt, khiến niêm mạc ruột bị kéo về một phía.

Ngoài nguyên nhân do lồng ruột thì trong thực tế, tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh còn có thể do trẻ bị viêm ruột hoại tử, viêm túi thừa, xoắn đại tràng, thoát vị,... Thông thường, trẻ càng nhỏ tuổi thì lại càng có nguy cơ cao bị tắc ruột, diễn ra ở cả bé trai và bé gái, tỷ lệ gặp nhiều hơn ở trẻ sinh non.

Đặc biệt, nếu đường ruột có hình dáng hay cấu trúc bất thường ngay từ lúc mới sinh, nguy cơ tắc ruột ở trẻ lại càng cao và dễ tái phát.

3. Triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh bị tắc ruột

Thực tế, trẻ tắc ruột sẽ có biểu hiện chung là đau, nôn, bí, chướng, không phân biệt độ tuổi. Ngoài ra, phần lớn trường hợp trẻ bị tắc ruột đều khởi phát từ hiện tượng lồng ruột. Do đó, triệu chứng tắc ruột thường liên hệ chặt chẽ với hiện tượng này, cụ thể như:

-         Trẻ quấy khóc đột ngột: Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị đau bụng. Cơn khóc của trẻ thường kéo dài từ 15 đến 20 phút /lần, thậm chí là dài hơn, tùy mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Chính vì vậy, nếu thấy trẻ khóc liên tục và ngày càng kéo dài, bạn không nên chủ quan mà hãy cho trẻ đi khám.

-         Trẻ bị nôn trớ, chướng bụng.

-         Giai đoạn sớm thì trẻ có thể đi tiêu lỏng hoặc phân nhầy máu, sau đó bí trung đại tiện (tức trẻ không đi đại tiện được).

Nếu thấy trẻ khóc liên tục, phân lẫn chất nhầy và máu, bạn nên cho trẻ đi khám

Lưu ý rằng, không phải trẻ bị tắc ruột nào cũng xuất hiện những triệu chứng giống nhau. Trong một vài trường hợp, trẻ không biểu hiện triệu chứng rõ ràng hoặc xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác.

Do vậy, nếu thấy trẻ có biểu hiện lạ, ba mẹ hãy chú ý theo dõi, đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm. Vì nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh dễ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí khiến trẻ tử vong.

4. Cách chẩn đoán và điều trị tình trạng tắc ruột ở trẻ sơ sinh

4.1. Chẩn đoán

Nay khi nhận thấy trẻ xuất hiện biểu hiện lạ, nghi ngờ bị tắc ruột, ba mẹ tốt nhất hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng không mong muốn cho trẻ về sau.

Bác sĩ đang kiểm tra, chẩn đoán bệnh cho trẻ

Để chẩn đoán trẻ có bị tắc ruột hay không, bác sĩ cần kết hợp lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X - quang, tiến hành siêu âm, chụp cắt lớp hoặc thụt tháo. Với những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này, bác sĩ có thể xác định vị trí ruột bị tắc, tìm cách xử lý nhanh, hạn chế tối đa nguy hiểm cho trẻ.

4.2. Điều trị

Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng tắc ruột của trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cấp cứu. Sở dĩ bác sĩ cần cấp cứu nhanh cho trẻ bị tắc ruột là để hạn chế tối đa tình trạng mất nước cùng các chất điện giải. Ngoài ra, trong quá trình cấp cứu, bác sĩ cũng sẽ tìm cách ngăn chặn lây nhiễm, không để ruột bị hoại tử.

Để xử lý tình trạng tắc ruột cho trẻ sơ sinh, bác sĩ thường áp dụng quy trình xử lý sau:

-         Tiến hành truyền dịch cho trẻ theo đường tĩnh mạch.

-         Đặt ống từ mũi vào đến dạ dày để giảm áp lực cho ổ bụng.

-         Tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định những cách điều trị khác nhau. Ví dụ nếu do lồng ruột thì tìm cách tháo gỡ và loại bỏ khối lồng sẽ được ưu tiên; nếu do u thì sẽ áp dụng phương pháp giúp giải quyết khối u,...

Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ thường xuyên

Mong rằng phần chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng, cách xử lý và phòng tránh hiện tượng ruột của trẻ sơ sinh bị tắc. Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là tình trạng bệnh lý cấp tính, đòi hỏi ba mẹ cần phát hiện và xử lý nhanh. Bên cạnh đó, việc tìm đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị là điều rất cần thiết. Ba mẹ có thể lựa chọn chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với những ưu điểm nổi trội như:

-         Kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm trong lĩnh vực y tế, được mọi khách hàng đánh giá cao.

-         Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, đầu ngành.

-         Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP của Hoa Kỳ.

-         Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh đồng bộ, tiên tiến như siêu âm, nội soi, X-quang, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Thụy Sĩ.

Đến với MEDLATEC, Quý khách sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.