Các tin tức tại MEDlatec

Nhịp tim 117 có nguy hiểm không? Làm sao để ổn định nhịp tim?

Ngày 01/12/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Nhịp tim là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe. Trong đó, rất nhiều người lo lắng “nhịp tim 117 có nguy hiểm không” và phải làm sao để nhịp tim luôn ổn định. Hãy cùng MEDLATEC tìm câu trả lời trong bài viết sau.

1. Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?

Ở trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim sẽ từ 60 đến 100 nhịp/phút đối với người lớn > 16 tuổi. Những trường hợp có nhịp tim lúc nghỉ ngơi luôn cao hơn 100 nhịp trong một phút được đánh giá là tình trạng tim đập nhanh. 

Như vậy, nhịp tim 117/phút khi nghỉ ngơi là tình trạng tim đập nhanh. Vậy nhịp tim 117 có nguy hiểm không

Đối với thắc mắc này, chúng ta chưa hiểu rõ nhịp tim 117/ phút xảy ra ở tình trạng người bệnh đang nghỉ ngơi hay đang vận động. Vì thế, rất khó để đưa ra đáp án chính xác cho mọi trường hợp. 

Nhịp tim nhanh có thể do bệnh lý nguy hiểm

Nếu nhịp tim 117/phút khi bạn đang tập thể dục, căng thẳng,... thì tim đập nhanh hơn bình thường là tình trạng không cần phải quá lo lắng. Nhất là đối với những trường hợp không có bệnh nền, việc tim đập nhanh hơn một chút so với bình thường cũng ít khi gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan vì trong nhiều trường hợp nhịp tim 117/phút chính là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bạn nên đi khám sớm. Nếu tình trạng tim đập nhanh xảy ra trong suốt thời gian dài và không được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hiểm như: 

- Suy tim.

- Bị ngất xỉu.

- Có nguy cơ cao hình thành cục máu đông và tăng nguy cơ bị đột quỵ.

- Một số trường hợp có nguy cơ bị đột tử do nhịp nhanh thất hay rung tâm thất.

2. Những lưu ý để ổn định nhịp tim

Ngoài thắc mắc nhịp tim 117 có nguy hiểm không, một vấn đề quan trọng mà rất nhiều người quan tâm đó là làm sao để ổn định nhịp tim, làm thế nào để bạn có một trái tim khỏe mạnh và phòng ngừa tình trạng tim đập nhanh cùng với những hệ lụy sức khỏe nguy hiểm khác. Theo các chuyên gia, thói quen sinh hoạt khoa học và chế độ ăn phù hợp chính là “chìa khóa vàng” giúp bạn ổn định nhịp tim. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể dành cho bạn:

2.1. Thay đổi lối sống

Nếu bạn thực hiện lối sống lành mạnh, bạn có thể làm giảm tình trạng nhịp tim nhanh và phòng ngừa rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Cụ thể như sau:

- Nên ăn đa dạng thực phẩm và ưu tiên những loại thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây, các loại rau xanh, các loại hạt. Hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và đường. 

Bệnh nhân nên ăn nhiều rau và trái cây

- Thường xuyên vận động: Đây là lưu ý quan trọng với người bệnh. Việc thường xuyên hoạt động thể chất là điều quan trọng để giúp người bệnh giảm cholesterol, giữ cân nặng phù hợp, điều hòa huyết áp. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia để lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình. Trung bình, bạn nên thực hiện các hoạt động thể chất vừa phải trong khoảng 150 phút mỗi tuần. 

- Duy trì cân nặng hợp lý là vấn đề quan trọng giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và phòng ngừa tình trạng huyết áp hay tiểu đường

- Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá. 

- Kiểm soát căng thẳng bằng nhiều cách khác nhau để có thể giúp người bệnh thư giãn và cải thiện sức khỏe thể chất. Đặc biệt, khi bạn giảm stress, nhịp tim của bạn cũng sẽ ổn định hơn. Một số biện pháp rất hiệu quả giúp bạn kiểm soát căng thẳng có thể kể đến như tập yoga, thiền, yoga, nghe nhạc, viết nhật ký,... Nếu cảm thấy quá căng thẳng, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. 

- Ngủ đủ 7-9 tiếng/ngày. Ngủ sâu giấc và ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngược lại, nếu thiếu ngủ, sức khỏe của bạn sẽ giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt có thể xảy ra những vấn đề về sức khỏe tim mạch, trong đó bao gồm nhịp tim nhanh. 

Trong trường hợp bị khó ngủ, bạn hãy thực hiện một số biện pháp giúp mình dễ ngủ hơn, chẳng hạn ngâm chân với nước ấm, hạn chế dùng điện thoại trước giờ ngủ, không để đèn quá sáng trong phòng ngủ, rèn thói quen ngủ đúng giờ,...

2.2. Điều trị bệnh

Trường hợp bạn mắc bệnh lý nào đó có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ như uống thuốc đúng liều lượng, tái khám định kỳ để kiểm soát bệnh và điều trị bệnh dứt điểm. 

2.3. Khi nào cần đi khám?

Bạn nên đi khám bác sĩ, nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện sau:

- Hay bị chóng mặt, choáng, ngất xỉu.

- Có hiện tượng đánh trống ngực, tim đập nhanh và dồn dập. 

- Ngực trái bị đau nhói. 

- Thở hụt hơi.

- Giảm khả năng khi gắng sức.

Ngoài thăm khám triệu chứng, bác sĩ sẽ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm cần thiết để có kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và lên phác đồ điều trị phù hợp. 

Ngược lại, trì hoãn việc thăm khám có thể khiến cho những vấn đề sức khỏe của bạn ngày càng nghiêm trọng, gây ra những biến chứng khó lường. Hơn nữa, càng để lâu thì bệnh càng khó điều trị, phác đồ điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều mà có thể không mang lại kết quả như mong muốn. 

Bạn nên đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường

Trên đây là những thông tin giải đáp nhịp tim 117 có nguy hiểm không và một số lưu ý giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh. Nếu có những biểu hiện bất thường và có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe tim mạch, mời bạn liên hệ đến Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ nhanh chóng. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.