Các tin tức tại MEDlatec

Táo bón chức năng là gì? Cha mẹ nên biết để chăm con khỏe mạnh

Ngày 01/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Táo bón chức năng là dạng táo bón vô căn mãn tính do những rối loạn tiêu hóa chức năng của cơ thể. Cụ thể táo bón chức năng ở trẻ là gì và điều trị bằng cách nào, cha mẹ có thể tham khảo nội dung được chia sẻ sau đây.

1. Táo bón chức năng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

1.1. Táo bón chức năng ở trẻ là gì?

Táo bón chức năng là một rối loạn chức năng đường ruột có đặc trưng gồm: đại tiện khó, không thường xuyên và đau. Bệnh lý này không xuất phát từ bất cứ tổn thương nào mà là hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, tâm lý hoặc các yếu tố thần kinh. Bệnh táo bón chức năng thường gủap ở trẻ trong độ tuổi sơ sinh và 2 - 6.

Táo bón chức năng thường gặp ở trẻ 2 - 6 tuổi

1.2. Phân loại táo bón chức năng ở trẻ

- Táo bón có nhu động ruột bình thường

Dạng táo bón chức năng này có đặc trưng là hoạt động co bóp và thư giãn của cơ ruột vẫn bình thường và tốc độ di chuyển của phân tương đối phù hợp. Điều đáng nói là phân không được đẩy ra ngoài ngay nên theo thời gian sẽ bị khô cứng và gây đau, căng cứng bụng.

- Táo bón với nhu động ruột chậm

Đường ruột của người bệnh hoạt động chậm nên quá trình vận chuyển, hấp thu thực phẩm cũng bị cản trở. Đây là hệ quả của tình trạng tổn thương hệ thần kinh làm tín hiệu truyền đến cơ ruột bị kém, tốc độ chuyển động của nhu động ruột không như bình thường.

- Rối loạn bài xuất phân

Bệnh nhân bị táo bón chức năng do rối loạn bài xuất phân thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài nhưng không thể đẩy phân ra ngoài được. Kết quả là phân ứ đọng trong đường ruột khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, đau đớn.

1.3. Trường hợp nào có nguy cơ bị táo bón chức năng?

Vậy đối tượng của bệnh táo bón chức năng là gì? Trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh lý này nhất và thường gặp trong các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: chuyển từ chế độ ăn lỏng sang thức ăn dạng đặc.

- Giai đoạn 2: tự tập ngồi bô.

- Giai đoạn 3: thời gian đầu đi học mầm non.

2. Nhận diện táo bón chức năng ở trẻ

Biết được dấu hiệu táo bón chức năng là gì sẽ giúp các bậc cha mẹ sớm phát hiện tình trạng của con mình để có biện pháp hỗ trợ cải thiện đường tiêu hóa cho trẻ. Thông thường, trẻ bị táo bón chức năng sẽ có các triệu chứng:

- Chướng bụng, khó tăng cân, sụt cân, sốt, đại tiện ra máu, chán ăn.

- Đại tiện dưới 2 lần/tuần.

- Có tình trạng ứ phân trước khi đi ngoài.

- Cảm giác đau bụng, đau hậu môn khi đi ngoài.

- Phân rắn, khó đại tiện.

- Khối phân lớn, rắn và cứng.

- Đại tiện phân són 1 lần/tuần.

- Tiểu tiện ngắt quãng.

Thang điểm đánh giá giúp cha mẹ hình dung táo bón chức năng là gì

Nếu trẻ bị táo bón chức năng có các triệu chứng sau thì cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế thăm khám ngay:

- Táo bón nặng gây tắc ruột, đau bụng, nhiễm trùng, rách ruột.

- Đại tiện phân màu đen hoặc lẫn máu, có nhớt.

- Trong 4 - 5 ngày trẻ không đi ngoài.

- Táo bón trên 3 tuần.

- Ngất, mất ý thức.

- Hô hấp bất thường.

- Bụng căng cứng, phình to.

- Sốt 38 - 38.5 độ C.

- Vàng mắt, vàng da.

- Nhịp tim nhanh.

- Nôn và nôn ra chất như bã cà phê.

3. Cách khắc phục táo bón chức năng ở trẻ

3.1. Cải thiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Trẻ bị táo bón chức năng cần được điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lối sống để ổn định hoạt động hệ tiêu hóa ở mức tốt nhất. Muốn làm được điều này, cha mẹ hãy giúp con:

- Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đủ bữa, đầy đủ dinh dưỡng và không vừa ăn vừa học hoặc chơi. Trong thực đơn hàng ngày của trẻ cần ưu tiên hàng đầu các loại trái cây tươi và rau xanh.

- Tăng cường bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn của trẻ để kích thích tiêu hóa thức ăn và hoạt động đường ruột.

- Hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm từ ngô, bánh mì trắng để tình trạng táo bón không trở nên nặng hơn.

- Nhắc nhở trẻ uống nước sao cho đảm bảo bổ sung tối thiểu 2 lít nước/ngày.

- Không nên cho trẻ dùng đồ uống có ga hoặc chất kích thích.

- Tăng cường vận động và luyện tập thể thao.

- Khuyến khích con đi ngoài ngay khi có cảm giác muốn đi đại tiện và tập cho con đi ngoài vào khung giờ cố định trong ngày.

Khi nghi ngờ triệu chứng, cha mẹ nên cho con khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng táo bón chức năng và biết cách điều trị

3.2. Điều trị y khoa

Trẻ bị táo bón chức năng thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc đặt hậu môn 1 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày. Nếu sau khoảng thời gian này mà trẻ vẫn không thể chủ động đi ngoài thì cần dừng thuốc để thay đổi phác đồ điều trị. Mục tiêu của việc dùng thuốc trị táo bón chức năng là gì? Bản chất của phác đồ điều trị này nhằm làm mềm phân và ngăn tích tụ và gây cứng phân trong đại tràng.

Thông thường sau khi dùng thuốc đặt hậu môn 15 - 30 phút, cơn mót rặn và buồn đi ngoài sẽ đến và việc đi ngoài của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu cần thiết, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn thụt tháo tại nhà bằng cách dùng nước muối sinh lý theo liều khuyến cáo bơm trực tiếp vào hậu môn 1 - 3 lần/ngày.

Số lần thụt tháo đại tràng cho trẻ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh lạm dụng vì dễ gây tổn thương trực tràng và khiến trẻ bị mất phản xạ đại tiện tự nhiên.

Bệnh táo bón chức năng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ. Bởi vậy, nếu biết được triệu chứng táo bón chức năng là gì, cha mẹ sẽ sớm phát hiện để có biện pháp khắc phục tốt nhất cho con. 

Nếu còn thắc mắc nào khác liên quan đến bệnh lý này hoặc có nhu cầu cho trẻ thăm khám để được chẩn đoán, điều trị hiệu quả cho trẻ cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.