Các tin tức tại MEDlatec
Tay chân nổi gân xanh có nguyên nhân chính do đâu?
- 18/12/2020 | Hỏi đáp: Chân nổi gân xanh có thai là dấu hiệu tốt hay xấu?
- 12/12/2020 | Tay nổi gân xanh có phải tình trạng nguy hiểm?
- 18/12/2020 | Tại sao lại xuất hiện tình trạng nổi gân xanh ở chân?
1. Những nguyên nhân chính dẫn đến tay chân nổi gân xanh
Thực chất những đường gân xanh ở tay chân này là tĩnh mạch, chúng có vai trò vận chuyển máu đã được các mô và tế bào tiếp nhận oxy và dinh dưỡng trở lại tim. Ai cũng có những đường tĩnh mạch này, tuy nhiên ở một số người đường gân sẽ nổi rõ hơn ngay dưới da. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn nổi rõ gân xanh.
1.1. Do da mỏng và màu da nhạt
Những người có làn da mỏng sẽ có đường gân xanh rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng da nổi gân xanh.
Các chuyên gia mạch máu cho biết, khi con người già đi, các lớp chất béo dưới da giảm đi và da trở nên mỏng hơn. Vì thế mà người cao tuổi thường tay chân nổi gân xanh nhiều và rõ hơn, không chỉ ở bàn tay bàn chân mà còn thấy ở cánh tay, bắp chân và nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Da mỏng và nhạt màu khiến đường tĩnh mạch nổi rõ hơn
Nhiều người có làn da mỏng bẩm sinh và tĩnh mạch nằm sát hơn với bề mặt da, vì thế nổi gân xanh cũng rõ ràng hơn. Nếu do những nguyên nhân này, tay chân nổi tĩnh mạch xanh không phải là vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên do tĩnh mạch gần da nên dễ bị tổn thương hơn nếu chấn thương, vì thế hãy cẩn thận hơn.
1.2. Do quá gầy
Tình trạng tay chân nổi gân xanh thường xuất hiện ở người gầy, nguyên nhân do lớp mỡ dưới da quá mỏng và khiến các tĩnh mạch không được che phủ tốt. Những người gầy thường bị nổi gân xanh ở nhiều nơi nhưng tay chân là rõ nhất.
1.3. Do vận động mạnh hoặc căng thẳng
Khi lao động sử dụng nhiều sức lực tay chân hoặc khi luyện tập thể thao, vận động mạnh thì tay chân nổi gân là hiện tượng bình thường. Đó là do hoạt động cơ bắp liên tục sẽ khiến chúng căng lên, đẩy tĩnh mạch lên trên phía bề mặt da. Vì thế gân xanh nổi lên rõ ràng hơn.
Sau một thời gian nghỉ ngơi hoặc ổn định tâm trạng, tình trạng nổi gân xanh này sẽ dần biến mất khi tĩnh mạch dần trở về vị trí cũ.
Phụ nữ mang thai thường bị nổi gân xanh tay chân
1.4. Nổi gân tay chân ở phụ nữ mang thai
Nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai lo lắng khi xuất hiện tình trạng tay chân nổi gân xanh.
Trong thai kỳ, để đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi tốt nhất, không những nhu cầu dinh dưỡng tăng mà tốc độ và thể tích máu của thai phụ cũng cao hơn bình thường. Điều này khiến hệ mạch máu phải hoạt động nhiều hơn, vận chuyển máu tốc độ cao hơn kể cả động và tĩnh mạch. Do tĩnh mạch tay chân nằm gần sát da nên khi chúng giãn nở ra cũng dễ nhìn thấy hơn. Mẹ bầu không nên quá lo lắng bởi tình trạng này thường sẽ hết sau khi sinh.
1.5. Nổi gân tay chân do vấn đề sức khỏe
Nếu nổi gân xanh đi kèm với khó thở, đau tĩnh mạch, đau ngực,... thì cần phải chú ý. Đây có thể là dấu hiệu của viêm tắc tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch,…
2. Nhận biết tình trạng tay chân nổi gân xanh do vấn đề sức khỏe
Nổi gân xanh có thể là dấu hiệu của sự biến dạng tĩnh mạch, liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Gân xanh nổi càng nhiều, càng rõ nghĩa là tổn thương tĩnh mạch càng nghiêm trọng, vì thế hãy chú ý quan sát và phát hiện.
2.1. Nổi gân xanh trên đầu
Nổi gân xanh trên đầu là dấu hiệu giãn tĩnh mạch đầu nếu đi kèm với triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau nhức đầu, xơ cứng động mạch não,… Đa phần các trường hợp phình nổi tĩnh mạch vùng thái dương là do tăng huyết áp kéo dài. Đặc biệt nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen, cần sớm tới cơ sở y tế thăm khám, tránh nguy cơ đột quỵ.
Nổi gân xanh trên đầu là dấu hiệu giãn tĩnh mạch đầu nếu đi kèm với triệu chứng chóng mặt, hoa mắt
Những người thường xuyên căng thẳng, áp lực thì tĩnh mạch trên trán cũng dễ nổi rõ hơn.
2.2. Nổi gân xanh ở cổ
Tĩnh mạch ở cổ phình lên thường do các bệnh tim phổi, cần xem xét chức năng tim có vấn đề gì không. Nhiều trường hợp, nguyên nhân do viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim cần được điều trị sớm.
2.3. Nổi gân xanh ở tay và bàn tay
Vùng nổi gân xanh rõ nhất là mu bàn tay, bệnh lý gây ra là giãn tĩnh mạch tay chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi. Đặc biệt nếu người bệnh có triệu chứng cho thấy chất thải lắng đọng không được lọc bỏ tốt khỏi cơ thể như: cơ thể mệt mỏi, yếu sức, dấu hiệu nhiễm độc, đau lưng thường xuyên, căng thẳng,…
2.4. Nổi gân xanh ở vùng bụng
Tình trạng này khá hiếm gặp, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý về gan hoặc khối u bất thường khu vực này.
2.5. Nổi gân xanh ở bắp chân
Nếu cả hai bắp chân đều nổi rõ ràng và nhiều gân xanh thì khả năng cao bạn đã mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Bệnh có thể tiến triển thành viêm loét, biến chứng hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và di chuyển gây thuyên tắc mạch phổi. Vì thế nên sớm thăm khám và điều trị, theo dõi sát sao tình trạng bệnh.
2.6. Nổi gân xanh ở ngón tay
Đây là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa, cụ thể tình trạng nổi gân xanh ngón tay thường liên quan đến bệnh táo bón, trĩ hoặc bệnh dạ dày. Nếu điều trị tốt các bệnh lý này, tình trạng nổi gân xanh cũng sẽ được cải thiện.
Nổi gân xanh ở ngón tay thường liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa
Tay chân nổi gân xanh là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, nếu sức khỏe của bạn vẫn bình thường và khỏe mạnh thì không nên lo lắng. Chỉ khi nổi gân xanh tay chân đi kèm với triệu chứng tổn thương, viêm giãn tĩnh mạch thì nên sớm tới bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!